Giao dịch èo uột, nhiều cổ phiếu trắng bên mua
Chốt phiên giao dịch ngày đầu tuần hôm nay (9/9), thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục diễn ra trong trái chiều. Giao dịch giằng co với hàng loạt cổ phiếu mất giá, trong đó có khá nhiều mã giảm sàn và trắng bên mua.
Khởi động phiên làm việc đầu tuần hôm nay, thị trường chứng khoán trong nước diễn ra khá thận trọng. Giao dịch diễn ra giằng co khiến các cổ phiếu liên tục trồi sụt trong biên độ hẹp. Tâm lý thận trọng vẫn đeo bám giới đầu tư kéo các chỉ số liên tục rung lắc và giao dịch lình xình quanh mốc tham chiếu với thanh khoản sụt giảm mạnh.
Đáng chú ý, trong nhóm cổ phiếu bluechips, số cổ phiếu đi xuống chiếm ưu thế, tuy nhiên mức giảm chỉ hạn chế ở dưới 1%. Ở nhóm VN30 cũng có tới 17 mã giảm và chỉ 10 mã tăng.
Không nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các cổ phiếu lớn trên sàn, các chỉ số niêm yết trên sàn đã nhanh chóng quay đầu giảm khi tạm chốt lại phiên làm việc buổi sáng.
Theo đó, tạm khép lại phiên làm việc buổi sáng trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index giảm 0,97 điểm, tương đương 0,1%, xuống còn 973,11 điểm. Thanh khoản thấp với tổng khối lượng giao dịch đạt 74,25 triệu đơn vị, giá trị tương đương gần 1.452 tỷ đồng. Toàn thị trường có 173 mã tăng và 107 mã giảm.
Bên sàn Hà Nội, thị trường cũng diễn ra chậm chạp, sắc xanh chỉ kịp le lói đầu phiên và đã nhanh chóng bị dập tắt bởi áp lực bán gia tăng. Tạm chốt phiên sáng, chỉ số HNX-Index giảm 0,23 điểm, tương đương 0,23%, xuống còn 100,69 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 7,56 triệu đơn vị, giá trị 89,34 tỷ đồng. Toàn thị trường có 34 mã tăng và 49 mã giảm.
Bước sang đợt làm việc buổi chiều, sắc đỏ vẫn chiếm chủ đạo trên bảng điện tử. Giao dịch diễn ra khá èo uột, các cổ phiếu theo đó chỉ biến động trong biên độ hẹp với mức dưới 1%. Tâm lý thận trọng khiến cho dòng tiền chảy vào sàn nhỏ giọt.
Trên sàn TP.HCM, bên cạnh các cổ phiếu đứng ở mức tham chiếu, thị trường cũng ghi nhận nhiều mã giảm sàn và trắng bên mua. Điển hình như: D2D giảm sàn 5.000 đồng/cổ phiếu; FTM giảm sàn 530 đồng/cổ phiếu; PHR giảm sàn 4.100 đồng/cổ phiếu; SII giảm sàn 1.350 đồng/cổ phiếu; SZL giảm sàn 3.800 đồng/cổ phiếu…
Đáng chú ý, trong phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu nhóm bluechips được phân hóa mạnh mẽ giữ hai chiều tăng và giảm, khiến các chỉ số không có nhiều thay đổi giá so với phiên làm việc trước đó.
Theo đó, ở nhóm tăng giá, YEG tăng trần 4.500 đồng/cổ phiếu; VNM tăng 1.700 đồng/cổ phiếu; VJC tăng 2.400 đồng/cổ phiếu; VIC tăng 1.500 đồng/cổ phiếu; VHC tăng 1.000 đồng/cổ phiếu; PLX tăng 1.300 đồng/cổ phiếu…
Video đang HOT
Ở chiều ngược lại, BHN giảm 2.900 đồng/cổ phiếu; BVH giảm 500 đồng/cổ phiếu; GAS giảm 700 đồng/cổ phiếu; HCM giảm 300 đồng/cổ phiếu; HVN giảm 950 đồng/cổ phiếu; NCT giảm 800 đồng/cổ phiếu; PNJ giảm 600 đồng/cổ phiếu; VCB giảm 100 đồng/cổ phiếu; VCF giảm 4.700 đồng/cổ phiếu…
Chốt phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số Vn-Index giữ ở mức 974,12 điểm, tăng nhẹ 0,04 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 155,3 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 3.800,9 tỷ đồng. Toàn thị trường có 98 mã tăng giá (trong đó có 6 mã tăng trần); 93 mã đứng giá và 170 mã giảm giá (trong đó có 12 mã giảm sàn).
Chỉ số VN30- Index giữ ở mức 885,61 điểm, giảm nhẹ 0,34 điểm, tương đương 0,04%. Khối lượng giao dịch đạt 37,1 triệu đơn vị, giá trị tương đương 1.254,36 tỷ đồng. Toàn thị trường có 9 mã tăng giá; 15 mã đứng giá và 6 mã giảm giá.
Bên sàn Hà Nội, các chỉ số cũng giảm nhẹ khi chốt phiên giao dịch. Hàng loạt cổ phiếu chìm trong sắc đỏ, PGS giảm 300 đồng/cổ phiếu; PVI giảm 600 đồng/cổ phiếu; PVS giảm 300 đồng/cổ phiếu… Chốt phiên, chỉ số HNX- Index giữ ở mức 100,85 điểm, giảm 0,06 điểm, tương đương 0,06%. Khối lượng giao dịch đạt 16 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 196,25 tỷ đồng. Toàn thị trường có 43 mã tăng giá (trong đó 19 mã tăng trần); 56 mã đứng giá và 234 mã giảm giá (trong đó có 12 mã giảm sàn).
Cùng chiều, chỉ số HNX30 -Index giữ ở mức 183,42 điểm, giảm 0,9 điểm, tương đương 0,49%. Khối lượng giao dịch đạt 6,9 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 128,7 tỷ đồng. Toàn thị trường có 6 mã tăng giá; 14 mã đứng giá và 10 mã giảm giá.
Minh Ngọc
Theo vnmedia
Cạnh tranh huy động vốn không kỳ hạn
Trong bối cảnh nhiều ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) đua huy động kỳ hạn dài bằng lãi suất cao, một số NHTM có vốn nhà nước lại định hướng tìm nguồn vốn giá rẻ từ tiền gửi không kỳ hạn để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hiện nay vị thế tỷ lệ vốn không kỳ hạn trong tổng huy động (CASA) đã có sự thay đổi, khi những NHTM có vốn nhà nước đang chịu sự cạnh tranh của các NHTMCP.
Chiến lược hút vốn không kỳ hạn của Techcombank là phát triển thẻ ghi nợ nhưng giảm nhiều loại phí để giữ chân khách hàng bỏ tiền vào thẻ.
Nỗ lực của NHTMCP
Thông tin được công bố từ Techcombank cho thấy, 6 tháng đầu năm 2019, NH này vẫn duy trì được tỷ lệ lãi cận biên (NIM) tốt, đạt mức 4,2% (cao hơn mức trung bình 3,3% của toàn ngành).
Theo lãnh đạo Techcombank, tỷ lệ NIM này được duy trì nhờ tập trung chuyển dịch sang cho vay bán lẻ, đặc biệt chú trọng phát triển theo các chuỗi giá trị để nâng cao tỷ lệ CASA, qua đó giảm dần chi phí vốn cho NH. Số liệu cho thấy huy động vốn trong 3 năm qua chỉ tăng trưởng khoảng 8%, nhưng CASA tăng trưởng cao hơn, đẩy tỷ trọng CASA trong tổng huy động tăng từ 22,7% lên mức 30,4% trong 6 tháng đầu năm 2019.
Trước đây, lợi thế huy động tiền gửi không kỳ hạn thuộc về các NHTM có vốn nhà nước, do có được nguồn tiền gửi dồi dào từ các tập đoàn, tổng công ty lớn. Những năm gần đây, một số NHTMCP quy mô lớn bắt đầu quan tâm hơn đến việc huy động tiền gửi không kỳ hạn để giải tỏa áp lực phải giữ lãi suất cạnh tranh so với các nhà băng khác và dần vươn lên đầu bảng về tỷ lệ CASA.
Năm 2018, CASA toàn ngành có sự suy giảm nhẹ từ mức 18,7% đầu năm về 18,2% vào cuối năm. Tuy nhiên, MB vẫn giữ được mức CASA cao nhất với 33,5%. Theo sau là NH sở hữu cơ cấu tiền gửi mạnh Vietcombank với CASA giữ ổn định quanh trên mức 28%, và Techcombank với tỷ lệ 27%.
Đến cuối quý II-2019, xét về lượng tiền gửi không kỳ hạn, Vietcombank vẫn đứng đầu hệ thống với lượng tiền gửi bao gồm cả VNĐ và ngoại tệ đạt 239.500 tỷ đồng, tăng 5,5% so với đầu năm. Vị trí thứ 2 thuộc về BIDV với 152.000 tỷ đồng, kế đó là Vietinbank với 121.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, xét về tỷ lệ CASA, Vietcombank với mức 27,49% lại xếp sau cả Techcombank. Trong khi đó, MB vẫn giữ vị trí đầu bảng với mức 33%. Nhóm sau gồm TPBank với 17,16% và ACB với 16,6%. Trong khi đó, BIDV và Vietinbank có mạng lưới chi nhánh rộng lớn và hút tiền gửi lớn nhất trong hệ thống, lại không phải là NH có lượng tiền gửi không kỳ hạn lớn nhất. CASA của 2 NH này lần lượt ở mức 14,34% và 14,37%.
Những chiến lược hút vốn
Khi khách hàng có niềm tin để gia tăng lượng giao dịch bằng thẻ hoặc kênh trực tuyến thay cho tiền mặt, số dư tiền gửi không kỳ hạn mới gia tăng một cách bền vững.
Tăng trưởng CASA giúp NH có lợi thế lớn trong việc giảm chi phí huy động vốn. Đơn cử, mức tăng trưởng CASA lên đến 68% của Techcombank, đã giúp NH tối ưu hơn 700 tỷ đồng chi phí huy động trong suốt 6 tháng 2019. Nhưng để đạt được lợi thế này, các NH đều phải thực thi chiến lược phù hợp.
Nếu Vietcombank có tỷ trọng CASA cao nhờ quy mô khách hàng lớn, thì MB khai thác lợi thế đặc biệt từ lượng khách hàng tổ chức lớn thuộc quân đội, thông qua đó phát triển các sản phẩm như dịch vụ trả lương cho Viettel, hay thu thuế cho Cục Hải quan và Kho bạc Nhà nước.
Về phía Techcombank, CASA tăng mạnh nhờ số lượng thẻ ghi nợ trong 6 tháng tăng 28% so với cùng kỳ, số lượng thẻ tín dụng tăng 43%. Tổng giá trị giao dịch thanh toán thẻ tín dụng tăng trên 80%, đạt 13.000 tỷ đồng, thẻ ghi nợ đạt trên 60% so với cùng kỳ đạt 23.000 tỷ đồng.
Điểm nhấn thu hút khách hàng cá nhân của NH này thường được nhắc đến là miễn nhiều loại phí giao dịch, cộng với chương trình hoàn tiền 1% không giới hạn cho khách hàng dùng thẻ ghi nợ thanh toán.
Lãnh đạo Techcombank cũng cho biết, những chính sách này đã giúp tỷ lệ giao dịch rút tiền mặt trên thẻ ghi nợ giảm từ 89% còn 80%, trong khi tỷ lệ này đối với thẻ ghi nợ trên thị trường là 95%. NH này còn tập trung vào số hóa, chuyển dịch khách hàng giao dịch từ kênh vật lý sang kênh online.
Cuối tháng 6-2019, Techcombank đạt 2 triệu khách hàng giao dịch trên kênh trực tuyến, giá trị giao dịch tăng 3 lần so với cùng kỳ, dẫn đến tăng trưởng ấn tượng tiền gửi không kỳ hạn CASA trong bán lẻ với mức tăng trưởng 68%.
Cuộc đua tiếp tục nóng
Trong bối cảnh hiện nay, để giảm lãi suất cho vay nhưng vẫn có lãi, các NH phải hạ thấp các chi phí huy động và hoạt động. Báo cáo tài chính của các NH những năm gần đây cho thấy, chi phí hoạt động của nhiều NH được tiết giảm mạnh, nhưng lãi suất cho vay vẫn chưa thể giảm xuống do chi phí huy động cao.
Bài toán phù hợp trong thời điểm này để giảm chi phí huy động vốn là phải có các giải pháp để tăng CASA. Một số thống kê cho thấy, chi phí huy động vốn bình quân của Vietcombank chỉ khoảng 3,5%/năm, cho phép NH này giữ được lãi suất cho vay thấp, trong khi tỷ lệ NIM vẫn giữ được ở mức 2-3%/năm.
Theo một đại diện của Vietcombank, NH đã chuyển dịch 34% tín dụng sang bán lẻ trong năm 2018 và tiếp tục đẩy mạnh định hướng buôn bán lẻ, nhằm giúp NH tối đa hóa lợi nhuận trong năm nay. Để thực hiện định hướng này, Vietcombank đưa ra nhiều dịch vụ, sản phẩm tốt để hút nhiều khách hàng, từ đó có nguồn vốn không kỳ hạn lớn đưa vào NH với chi phí rẻ hơn, tạo điều kiện để có lãi suất cho vay cạnh tranh.
Trong khi đó, ACB cũng đang muốn tăng mạnh tỷ lệ này. Tại chiến lược phát triển mới trong giai đoạn 2020-2024, ACB đặt mục tiêu đạt tỷ lệ CASA ở mức 25% vào năm 2021.
Theo các chuyên gia, khi khách hàng có niềm tin để gia tăng lượng giao dịch bằng thẻ hoặc kênh trực tuyến thay cho tiền mặt, số dư tiền gửi không kỳ hạn mới gia tăng một cách bền vững. Vì thế, bên cạnh việc tạo quan hệ tốt với các doanh nghiệp có dòng tiền ra vào hàng ngày lớn, hiện các NH đang tăng CASA bằng cách chuyển dịch sang bán lẻ.
Như ACB, để CASA đạt 25% vào năm 2021 NH này dự kiến tăng gấp đôi số tài khoản, tức lên đến 5 triệu tài khoản vào năm 2021. Tuy nhiên, muốn tăng tỷ lệ này không chỉ dựa vào chính sách tốt, các NH cũng cần đầu tư mạnh vào công nghệ, chuyển dịch từ giao dịch NH truyền thống sang NH số. Khi khách hàng có niềm tin để gia tăng lượng giao dịch bằng thẻ hoặc kênh trực tuyến thay cho tiền mặt, số dư tiền gửi không kỳ hạn mới gia tăng một cách bền vững.
Yên Lam
Theo saigondautu
Khối tự doanh CTCK mua ròng trong tuần đầu tháng 9, bán ròng trở lại ETF E1VFVN30 Khối tự doanh mua ròng trở lại 141 tỷ đồng. Đứng đầu danh mua ròng của khối tự doanh là MBB với giá trị đạt 42,6 tỷ đồng. Sau nhiều tuần được mua ròng liên tiếp, CCQ ETF nội E1VFVN30 bị bán ròng trở lại 2 tỷ đồng. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 974,08 điểm tương ứng giảm 1,01%...