Giao dịch chứng quyền nhộn nhịp trở lại
Với việc kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, thị trường chứng khoán Việt Nam đã hồi phục đáng kể, kéo theo sự tăng vọt của các chỉ số. Trên thị trường chứng quyền, dòng tiền mạnh mẽ được kích hoạt với mức thanh khoản tăng vọt so với những tháng trước đó.
Danh sách các mã chứng quyền mới phát hành của SSI
Từ đầu tháng 5/2020 đến nay, cùng với thị trường cơ sở, nhiều mã chứng quyền có bảo đảm (CW) đang giao dịch sôi động trở lại và có mức sinh lời khá.
Tiêu biểu như các mã chứng quyền do Công ty chứng khoán SSI phát hành hầu hết đều có diễn biến tích cực với mức tăng giá ấn tượng hoặc thanh khoản dẫn đầu.
Ấn tượng nhất phải kể đến là mã CHPG2004 của SSI phát hành CW dựa trên chứng khoán cơ sở là HPG, có thời điểm đã tăng tới 480% so với thời điểm đầu tháng 5, và là mã chứng quyền có mức tăng giá tốt nhất dựa trên cổ phiếu HPG.
Hai chứng quyền CMBB2002 và CMBB2003 thường xuyên thay nhau giữ vị trí số một về khối lượng giao dịch trong số các mã chứng quyền MBB.
Chứng quyền CFPT2003 VÀ CFPT2004 của SSI cũng có mức tăng rất tốt, tương ứng 40% và 54% trong tháng 5, đồng thời cũng chuyển trạng thái từ OTM sang ITM ở thời điểm hiện tại. Riêng chứng quyền CMWG 2004, công ty đã bán gần hết loại chứng quyền này ngay từ giữa vòng đời của sản phẩm.
Đại diện SSI cho biết, cùng với thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam đã gặp phải những biến động tiêu cực trong những tháng vừa qua. Trong quá trình xảy ra dịch bệnh, dù nguồn cung chứng quyền có bị sụt giảm nhưng về cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư và giá chứng quyền bám sát biến động giá chứng khoán cơ sở. Tuy nhiên, do biến động giảm mạnh của thị trường chứng khoán, nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền từ trước khi có dịch hầu hết chịu thua lỗ.
Video đang HOT
Cũng theo SSI, sau khi dịch bệnh bắt đầu được kiểm soát và thị trường chứng khoán hồi phục, nhà đầu tư giao dịch chứng quyền cũ hay mới phát hành của SSI, dù với mục đích giao dịch ngắn hạn lướt sóng, hay mua nắm giữ hiện đều đạt được mức sinh lời khá. Một số chứng quyền SSI có giao dịch ấn tượng giai đoạn sau dịch có thể kể đến như CVPB2004, CMWG2004 hay CHPG2004, CFPT2003, CFPT2004
Đại diện SSI cũng bày tỏ quan điểm, trong mùa dịch khi thị trường giảm mạnh, nhà đầu tư có sự lựa chọn duy nhất để phòng hộ rủi ro là sử dụng sản phầm hợp đồng tương lai. Sau khi dịch bệnh bắt đầu được kiểm soát, nhưng thị trường chứng khoán chưa xác định xu hướng, xác định đáy rõ ràng, nhà đầu tư có thể sử dụng chứng quyền mua như một công cụ đầu cơ phí rẻ nhưng có nhiều lợi nhuận khi thị trường tăng mạnh như tháng 4 và tháng 5 vừa qua, như một cách phân bổ tài sản.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư yêu thích giao dịch sản phẩm chứng quyền trong dài hạn nên dành thời gian để nắm thêm các khía cạnh kỹ thuật liên quan tới sản phẩm chứng quyền. Ví dụ nhà đầu tư có thể tự định giá chứng quyền dựa trên công cụ cung cấp bởi HOSE, để tránh mua chứng quyền được định giá quá cao hay chứng quyền đang giao dịch ở giá cao do tác động từ sự bất cân đối trong cung cầu chứng quyền. Nhà đầu tư cũng nên lưu ý giá thanh toán chứng quyền là trung bình giá cuối ngày giao dịch 5 phiên trước khi chứng quyền đáo hạn nên cần lưu ý mốc thời gian này để tránh mua chứng quyền dù có giá rất thấp, có thể chỉ 10 đồng, nhưng về thực tế hoàn toàn không có cơ hội sinh lời.
Nhằm tăng thêm nguồn cung cho thị trường chứng quyền, đồng thời sau một thời gian quan sát các mã chứng khoán được nhiều nhà đầu tư quan tâm, ngày 29/5, SSI chính thức phát hành thêm 8 mã chứng quyền mới dựa trên 8 mã cổ phiếu cơ sở gồm 3 triệu chứng quyền TCB (Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam), 5 triệu chứng quyền STB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn Thương Tín), 5 triệu chứng quyền VPB (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng), 1,5 triệu chứng quyền VHM (Công ty Cổ phần Vinhomes), 1,5 triệu chứng quyền VRE (Công ty Cổ phần Vincom Retail), 2 triệu chứng quyền VNM (Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam), 5 triệu chứng quyền HPG (Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát) và 2 triệu chứng quyền MWG (Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động). Tất cả đều có kỳ hạn 6 tháng, tỷ lệ chuyển đổi 1:1.
Giao dịch khối ngoại ngày 27/5: Đẩy mạnh xả hàng, khối ngoại bán ròng hơn 120 tỷ đồng
Bên cạnh áp lực bán mạnh trong nước, nhà đầu tư nước ngoài cũng đẩy mạnh xả hàng, đặc biệt là cổ phiếu HPG, khiến tổng giá trị bán ròng đạt hơn 120 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với phiên hôm qua (26/5).
Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 15,76 triệu đơn vị, giá trị 480,71 tỷ đồng, tăng 8,44% về khối lượng và 3,07% về giá trị so với phiên trước (26/5).
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 25,93 triệu đơn vị, giá trị 597,14 tỷ đồng, tăng 42,13% về khối lượng và gần 18% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 10,17 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 116,43 tỷ đồng, tăng mạnh 174% về lượng và 193,35% về giá trị so với phiên trước đó.
Trong phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất VCB đạt 22,55 tỷ đồng, tương đương khối lượng 270.380 đơn vị.
Tiếp theo đó, GAS được mua ròng 22,17 tỷ đồng (293.580 cổ phiếu), VIC đạt 20,13 tỷ đồng (207.730 cổ phiếu), MSN đạt 18,65 tỷ đồng (293.730 cổ phiếu)...
Trái lại, cổ phiếu HPG bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với khối lượng đạt hơn 2,96 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị gần 83,2 tỷ đồng.
Các mã bị bán ròng mạnh tiếp theo đó là VRE đạt 27,6 tỷ đồng (hơn 1 triệu đơn vị), VJC đạt gần 18,2 tỷ đồng, CII với 16,27 tỷ đồng, CRE với 13,34 tỷ đồng, PLX với 11,74 tỷ đồng...
Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 415.800 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 10 tỷ đồng, tăng 50,16% về lượng và 139,23% về giá trị so với phiên trước đó (26/5).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 586.430 đơn vị, giá trị 6,9 tỷ đồng, đạt xấp xỉ về lượng và tăng 8,32% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 170.630 đơn vị, giảm 45,8% so với phiên trước. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 3,1 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó bán ròng 2,19 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng 27 mã và mạnh nhất là NTP được mua ròng 3,22 tỷ đồng, tương đương khối lượng 92.100 cổ phiếu.
Trong khi đó, khối này bán ròng 30 mã và dẫn đầu vẫn là SHS bị bán ròng hơn 850 triệu đồng, tương đương khối lượng 92.500 cổ phiếu.
Giao dịch trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 146.870 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 8,73 tỷ đồng, giảm 68,46% về lượng và 27,61% về giá trị so với phiên trước đó.
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng gần 1,6 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 16,36 tỷ đồng, giảm 33,27% về lượng và 37,22% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 1,45 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 7,63 tỷ đồng, giảm 24,78% về lượng và 45,5% về giá trị so với phiên trước đó.
Trong đó, khối ngoại mua ròng 18 mã và VTP được mua ròng mạnh nhất đạt 5,82 tỷ đồng, tương đương khối lượng 43.580 cổ phiếu.
Mặt khác, khối này bán ròng 10 mã và BSR vẫn bị bán ròng mạnh nhất đạt 8,64 tỷ đồng, tương đương khối lượng 1,36 triệu cổ phiếu. Tiếp theo là VEA bị bán ròng 2,82 tỷ đồng, KDF với 2,15 tỷ đồng và ACV với 1,46 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 27/5, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 11,79 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 120,96 tỷ đồng, tăng 98,15% về lượng và 116,46% về giá trị so với phiên hôm qua (bán ròng 55,88 tỷ đồng).
Giao dịch chứng khoán chiều 22/5: Cổ phiếu thép lội ngược dòng, SHB nổi sóng trở lại Trái với diễn biến sắc đỏ lan rộng thị trường khiến VN-Index tiếp tục lùi sâu, nhóm cổ phiếu ngành thép đã có phiên lội ngược dòng thành công khi hàng loạt mã khởi sắc cùng giao dịch sôi động. Sau 4 phiên tăng liên tiếp, áp lực bán gia tăng mạnh đã khiến thị trường đổi hướng đi. Chỉ số VN-Index chủ...