Giao dịch chứng khoán sáng 5/5: Nhà đầu tư thận trọng, thanh khoản sụt giảm mạnh
Sự khởi sắc ngay từ khi mở cửa đã nhanh chóng biến mất, thay vào đó là sự thận trọng, dè dặt tham gia của dòng tiền cùng sự phân hóa cao trên bảng điện tử đang khiến các chỉ số gặp khó trong việc tìm ra xu hướng.
Trong phiên hôm qua, khi giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, dòng tiền vẫn chưa mấy nhập cuộc khiến thị trường khá ảm đạm, nhưng áp lực bán chốt lời luôn thường trực đã đẩy VN-Index về dưới tham chiếu.
Sau giờ nghỉ trưa, lực bán gia tăng và ngày càng mạnh hơn khiến thị trường tiếp tục lùi bước và đẩy VN-Index về mức thấp nhất khi đóng cửa.
Theo nhận định của MBS thì mùa báo cáo kết quả kinh doanh đang dần khép lại và dần hé lộ tác động của covid-19, trong khi thông tin hỗ trợ trong nước cũng không có gì mới. Với bối cảnh trong và ngoài nước như hiện nay thì khả năng tạo sóng tăng mới là chưa rõ ràng, trong khi có khả năng có thể sẽ tạo một nhịp sideway hẹp tích lũy trong khoảng từ 760-784 điểm.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 5/5, ngay trong đợt khớp lệnh ATO, dòng tiền đã chảy khá tự tin đưa VN-Index tăng hơn 5 điểm, nhưng sức mua gần như chỉ tập trung vào một số mã nhỏ, trong khi tâm lý thận trọng vẫn chiếm lĩnh thị trường cùng các bluechip yếu dần sau đó đã kéo chỉ số xuống dưới tham chiếu với diễn biến phân hóa cao trên bảng điện tử.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, dòng tiền hướng đến ITA, ROS, KBC, HSG, DLG, DRH, PVD và bluechip HPG. Trong khi ngược lại, nhóm AMD, POW, HAI, HQC, LMH, OGC, HCD, FLC chịu áp lực bán khá lớn và không ít đã có thời điểm giảm xuống mức giá sàn.
Rổ VN30 giao dịch khá ảm đạm, ngoài HPG khởi sắc, VHM và SAB mất trên dưới 2% thì còn lại chỉ tăng/giảm trong biên độ hẹp.
Giao dịch nhàm chán tiếp diễn, VN-Index gần như chỉ đi ngang dưới tham chiếu với sự phân hóa mạnh và thanh khoản suy giảm khi kết phiên.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 139 mã tăng và 174 mã giảm, VN-Index giảm 0,59 điểm (-0,08%), xuống 761,88 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 112,1 triệu đơn vị, giá trị 1.611,5 tỷ đồng, giảm gần 35% về khối lượng và 22% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 13,57 triệu đơn vị, giá trị 288,3 tỷ đồng.
Video đang HOT
Nhóm cổ phiếu bluechip đáng kể có HPG 1,9% lên 21.400 đồng, khớp hơn 3,28 triệu đơn vị; VNM 1,5% lên 99.100 đồng, khớp hơn 0,47 triệu đơn vị; GAS 1,1% lên 64.500 đồng, khớp 0,27 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại thì gây áp lực lớn có SAB -1,94% xuống 152.000 đồng; VJC -2,5% xuống 111.500 đồng; VHM -1,5% xuống 63.900 đồng; CTG -1,3% xuống 19.800 đồng.
Còn lại biến động nhẹ với biên độ tăng/giảm ở mức thấp như VIC 1%; BID 0,3%; TCB 0,3%; VRE 0,9%; VPB 0,8%; PLX 0,2%…VCB -0,6%; NVL -0,8%; MBB -0,3%; MSN -1%.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, ITA tiếp tục là cổ phiếu có thanh khoản cao nhất sàn HOSE, với gần 5,1 triệu đơn vị khớp lệnh, tăng 2,3% lên 2.640 đồng.
Có khối lượng giao dịch tương đối và tăng điểm có ROS, DLG, HSG, PVD, HHS KBC, DRH, OGC, GTN.
Trong khi LMH là đại diện cho nhóm giảm, khi xuống mức giá sàn -6,2% xuống 1.050 đồng, khớp hơn 1,9 triệu đơn vị và HCD, khi cũng giảm sàn -6,8% xuống 3.570 đồng, khớp hơn 1,06 triệu đơn vị và dư bán giá sàn gần 1,6 triệu đơn vị.
Kết phiên trong sắc đỏ còn có tại AMD, POW, HAI, FLX, DXG, DPM, SCR, TTF, APG, TCH…
Trên sàn HNX, giao dịch cũng khá buồn tẻ, khi chỉ số HNX-Index chỉ biến động nhẹ không đáng kể quanh tham chiếu.
Nhiều cổ phiếu lớn nhỏ chỉ có được giá tham chiếu khi kết phiên như ACB, SHB, CEO, HUT, MST, PVX, HKG, TIG.
Còn lại như PVS 1,7% lên 11.700 đồng; TNG 0,8% lên 12.500 đồng: DGC 0,7% lên 27.800 đồng; NDN 0,6% lên 16.300 đồng…cùng NVB -2,5% xuống 7.700 đồng; SHS -1,3% xuống 7.800 đồng; MBG -5,4% xuống 8.700 đồng; TAR -3,6% xuống 32.000 đồng…
Thanh khoản HUT cao nhất sàn với hơn 2,3 triệu đơn vị khớp lệnh; PVS có 2,08 triệu đơn vị; MBG có 1,24 triệu đơn vị; NVB có 1,08 triệu đơn vị; KLF có 0,95 triệu đơn vị, giảm sàn -9,1% xuống 2.000 đồng.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 37 mã tăng và 51 mã giảm, HNX-Index giảm 0,06 điểm (-0,06%), xuống 105,66 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 15 triệu đơn vị, giá trị 134,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,92 triệu đơn vị, giá trị gần 9 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index sau nửa đầu phiên nỗ lực giữ sắc xanh thì sau đó cũng đảo chiều giảm.
Nhóm cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất ngoài BSR, VIB, SBS đứng tham chiếu và NCP tăng thì còn lại gần như đều giảm với LPB, C4G, VGI, OIL LTG, DRI, QNS, HND…
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,14 điểm (-0,27%), xuống 51,77 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 4,13 triệu đơn vị, giá trị 54,09 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,16 triệu đơn vị, giá trị 3,12 tỷ đồng.
Nhà đầu tư 'mạnh tay' giải ngân giúp thị trường chứng khoán thu hẹp đà giảm
VN - Index đã tăng tới 16% trong tháng 4 nhờ sự hồi phục của các mã cổ phiếu vốn hóa lớn. Vì vậy, đây có thể là lý do cho việc chốt lời tăng mạnh ngay khi mở cửa phiên giao dịch đầu tháng 5.
VN - Index đã tăng tới 16% trong tháng 4. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTTXVN
Phiên giao dịch hôm nay, lực bán tăng mạnh ngay khi mở cửa thị trường và có thời điểm chỉ số VN - Index giảm hơn 6 điểm.
Nhưng điều tích cực là khi thị trường giảm mạnh sẽ luôn xuất hiện lực cầu bắt đáy. Nhờ vậy, các chỉ số đã thu hẹp được đà giảm vào cuối phiên sáng.
Theo đó, cuối phiên sáng nay, VN - Index giảm nhẹ 1 điểm (0,13%) xuống 768,11 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 171,4 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 2.055,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 103 mã tăng giá, 44 mã đứng giá và 223 mã giảm giá.
HNX - Index giảm 0,58 điểm (0,54%) xuống 106,26 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 23,6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 187,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 45 mã tăng giá, 58 mã đứng giá và 60 mã giảm giá.
Đầu phiên sáng, rổ VN30 có 22 mã giảm, 5 mã tăng và 3 mã đứng giá, thì đến cuối phiên sáng, rổ cổ phiếu này có 11 mã tăng giá, 17 mã giảm giá và 2 mã đứng giá.
Nhóm cổ phiếu họ Vingroup vẫn giữ vững được sắc xanh với VHM tăng 1,7%, VRE tăng 0,4% và VIC tăng 0,2%.
Ở chiều giảm giá, đáng chú ý có các mã vốn hóa lớn ngành thực phẩm - đồ uống như VNM và MSN đều giảm 1,2%, SAB giảm 0,7%. Bên cạnh đó, cổ phiếu đầu ngành thép là HPG giảm 1,2%, cổ phiếu ngành bán lẻ là MWG giảm 1,5%, cổ phiếu đầu ngành chứng khoán là SSI cũng giảm 1,2%.
Nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn giữ được sự tích cực hết phiên sáng. Cụ thể, GAS tăng 1,9%, PVD tăng 2,8%, PVS tăng 0,9%, PLX tăng 0,1%...
Nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa với sắc xanh, đỏ đan xen. Ở chiều tăng giá có HDB tăng 2,4%, TCB tăng 1,5%, CTG tăng 1,3%. Các mã MBB, BID, TPB có mức tăng từ 0,3 - 0,6%. Ở chiều giảm giá có VPB giảm 1,5%, SHB giảm 1,3%, VIB và STB giảm 0,7%, ACB giảm 0,5%, VCB giảm 0,3%.
Trên thị trường thế giới, chứng khoán châu Á sáng ngày 4/5 khá trầm lắng trong bối cảnh một số thị trường như Nhật Bản và Trung Quốc đại lục đóng cửa nghỉ lễ, còn các thị trường khác giao dịch cầm chừng.
Chứng khoán Hong Kong mở cửa phiên giao dịch đầu tuần (4/5) với mức giảm mạnh trong bối cảnh các nhà đầu tư quan ngại về tình hình căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Chỉ số Hang Seng đã giảm 3,04% (748,48 điểm) xuống 23.895,11 điểm.
Trong khi đó, những lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung "tái xuất" đã kéo thị trường chứng khoán Seoul đi xuống. Chỉ số KOSPI hạ 1,85% (36,08 điểm) xuống 1.911,48 điểm vào lúc 11 giờ 20 phút (theo giờ địa phương).
Chỉ số này đã có lúc để mất tới 2,64% trong phiên, nối gót đà giảm trên Phố Wall sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump "bóng gió" rằng ông có thể cân nhắc áp đặt thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc liên quan đến cách giải quyết dịch COVID-19 của nước này.
Ngoài ra, giá dầu biến động tiếp tục đã ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Australia. Trong phiên sáng chỉ số S&P/ASX 200 giảm 0,69% xuống 5.209,60 điểm.
Giao dịch chứng khoán sáng 5/4: Sôi động cổ phiếu thị trường, VN-Index giằng co nhẹ Tâm lý nhà đầu tư thận trọng cao độ khiến thị trường giao dịch khá ảm đạm trong phiên sáng đầu tiên của tháng 5. Mặc dù có màn đảo chiều khá tích cực trong nửa đầu phiên sáng, nhưng lực bán thường trực khiến VN-Index nhanh chóng thoái lui và trở lại với sắc đỏ. Mặc dù khối ngoại bán ròng hơn...