Giao dịch chứng khoán phái sinh tuần mới: Tiếp tục nắm giữ vị thế Long
Tâm lý tích cực của nhà đầu tư và sự dồi dào của dòng tiền khiến đa số ý kiến nhận định rằng, kể cả khi thị trường xuất hiện các pha điều chỉnh thì đó vẫn được xem là nhịp điều chỉnh lành mạnh, hay chỉ là những rung lắc kỹ thuật trong tổng thể xu thế chính vẫn sẽ là đi lên.
Tăng mua cổ phiếu, bán tháo vàng
Thị trường chứng khoán tiếp tục chứng kiến một tuần giao dịch đầy sôi động, các chỉ số đều tiếp tục đà tăng và đây đã là tuần thứ 4 liên tục kết tuần tăng điểm với việc VN-Index vượt qua ngưỡng cản tâm lý 1.000 điểm một cách dễ dàng.
Sự tích cực của thị trường được thể hiện ở 3 điểm: thứ nhất là tâm lý nhà đầu tư rất lạc quan, biểu hiện qua việc độ lệch của chứng khoán phái sinh liên tục duy trì trạng thái dương 4 – 5 điểm so với chỉ số cơ sở; thứ hai là độ rộng thị trường rất lớn khi dòng tiền lan tỏa ở hầu hết cổ phiếu từ vốn hóa lớn đến vốn hóa vừa và nhỏ, số lượng cổ phiếu tăng chiếm áp đảo so với lượng giảm; thứ ba là dòng tiền đầu cơ rất dồi dào và luân chuyển giữa các cổ phiếu trụ một cách linh hoạt.
Diễn biến VN30 và dòng tiền tích lũy của khối ngoại trên các quỹ ETF.
Trên sàn phái sinh, tuần qua là một tuần giao dịch không quá bận rộn khi cơ hội xuất hiện không nhiều, chiến lược vẫn là canh mua, đặc biệt là len lỏi trong các nhịp điều chỉnh ngắn hạn nên việc quan sát trong tuần qua đơn giản chỉ là tìm điểm mua sao cho phù hợp.
Diễn biến và chiến lược giao dịch VN30F1M tuần qua.
Video đang HOT
Vị thế mua (Long) trong trung hạn được duy trì, tổng thể thị trường vẫn đang có đà đi lên và chưa có dấu hiệu lớn nào cho thấy đà tăng này sẽ kết thúc.
Vị thế Long trong ngắn hạn thì khó khăn hơn vì phải chờ các pha rung lắc để tìm lệnh Long mới. Trong suốt các phiên giao dịch của tuần qua, chỉ có một thời điểm để vào vị thế Long, điểm rơi đó vào phiên 26/11 sau khi xuất hiện nhịp điều chỉnh lớn lần thứ 2 trong tuần. Long tại giá 962 điểm khi VN30F1M kết thúc nhịp điều chỉnh ngắn hạn, tính đến cuối tuần thì vị thế Long này đang tạm lãi 12 điểm.
Diễn biến VN30F1M, VN30 và mức chênh lệch giá.
Như vậy, các vị thế Long trung hạn và ngắn hạn đều được giữ qua tuần khi đã có vốn “dằn lưng” trước cho các vị thế này. Quản trị rủi ro cho vị thế trung hạn tại 940 điểm và cho vị thế ngắn hạn tại 965 điểm.
Trên thị trường quốc tế, các tài sản mang tính phòng thủ mà cụ thể là vàng có một tuần giao dịch tồi tệ khi bị bán tháo và giảm hơn 3% trong tuần qua, trong khi đó, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào thị trường cổ phiếu.
Chỉ số Dow Jones lần đầu tiên trong lịch sử chạm mốc 30.000 điểm, phản ánh rất rõ thực tế khả năng chấp nhận rủi ro của giới đầu tư toàn cầu hiện đang ở mức rất cao và việc vàng bị bán tháo càng khiến cho dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn.
Trong năm nay, vàng và cổ phiếu đã có những thời điểm đi cùng chiều khi các gói kích thích kinh tế được các ngân hàng trung ương tung ra, vừa thúc đẩy thị trường cổ phiếu, vừa gây ra rủi ro lạm phát khiến giới đầu tư đổ xô mua vàng.
Tuy vậy, ở bối cảnh hiện tại có 3 lý do chính khiến giới đầu tư bán tháo các tài sản an toàn (vàng) để tập trung các tài sản rủi ro (cổ phiếu) là:
- Kinh tế Mỹ có dấu hiệu hồi phục trở lại khi số liệu kinh tế tháng 11 cho thấy chỉ số PMI dịch vụ của Mỹ tăng vọt lên 57,7 điểm, mức cao nhất trong hơn 5 năm; trong khi chỉ số PMI sản xuất tăng 56,7 điểm, mức kỷ lục 6 năm.
- Thông tin tích cực vượt kỳ vọng về vắc-xin phòng Covid-19 của các hãng dược.
- Nguy cơ bất ổn chính trường Mỹ giảm đi khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang bắt đầu quá trình chuyển giao và giới đầu tư vốn dĩ vẫn có “thiện cảm” hơn với chính sách ôn hòa của Joe Biden.
Khối ngoại mua mạnh ETF
Khối ngoại hoạt động khá sôi động trên chứng chỉ quỹ ETF, sôi động nhất chính là diễn biến trên VNDiamond ETF khi khối ngoại mua mạnh 310 tỷ đồng trong tuần qua, củng cố khẩu vị ưa thích của nhà đầu tư nước ngoài với chứng chỉ quỹ mới này.
Nhìn chung, sự trở lại mạnh mẽ của khối ngoại thông qua khớp lệnh trên sàn cũng như trên ETF khiến dòng tiền trên thị trường càng dồi dào hơn, trở thành chất xúc tác mạnh củng cố đà tăng hiện tại của các chỉ số.
Khuyến nghị
Chiến lược giao dịch phái sinh trong ngắn hạn (tầm nhìn trong tuần này) là tiếp tục nắm giữ vị thế Long. Kế hoạch mua mới sẽ cân nhắc trong khu vực giá từ 960 – 965 điểm, với ngưỡng quản trị rủi ro tại 955 điểm.
Chiến lược giao dịch trong trung hạn sẽ yêu cầu nhịp điều chỉnh sâu hơn mới đủ hấp dẫn để cân nhắc vị thế mới. Khu vực giá tiềm năng để mua là vùng 940 – 950 điểm của VN-Index.
Thị trường chứng khoán: Thanh khoản tháng 10 đạt mức cao nhất từ đầu năm tới nay
Tháng 10, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có diễn biến tích cực với thanh khoản tăng mạnh.
Hình ảnh nhà đầu tư trê
Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu trong tháng 10 đạt hơn 9,07 tỉ cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch đạt hơn 181.130 tỉ đồng. Thanh khoản thị trường tháng đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch đạt hơn 8.230 tỉ đồng/phiên, khối lượng giao dịch đạt trên 412,4 triệu cổ phiếu/phiên, cao hơn 49% so với giá trị giao dịch bình quân 10 tháng đầu năm.
Trong tháng này, số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước cũng tăng mạnh, đạt mức cao nhất trong vòng 6 tháng. Cụ thể, tại thời điểm 31.10, trên hệ thống của Trung tâm Lưu ky Chưng khoan Viêt Nam (VSD) đang quản lý hơn 2,631 triệu tài khoản giao dịch trong nước, trong đó chủ yếu là tài khoản của nhà đầu tư cá nhân.
Như vậy, trong tháng 10 đã có tới hơn 36.451 tài khoản giao dịch trong nước được mở mới. Con số này đã tiệm cận số lượng tài khoản mở mới kỷ lục hồi tháng 4.2020 (36.721 tài khoản).
Chứng quyền có bảo bảo đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt hơn 18,85 triệu CW tương ứng giá trị giao dịch đạt khoảng 36,49 tỉ đồng/phiên, tăng 62,39% về khối lượng giao dịch bình quân và 108,24% về giá trị giao dịch bình quân so với tháng trước và cao hơn 98% về khối lượng và 187% về giá trị so với bình quân 10 tháng đầu năm.
Trong tháng 10, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 45.790 tỉ đồng, chiếm 12,64% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện bán ròng với giá trị hơn 7.230 tỉ đồng.
Tuy nhà đầu tư nước ngoài bán ròng nhưng các chỉ số chứng khoán của HOSE vẫn tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng, chỉ số VN-Index đạt 925,47 điểm, tăng 2,24%; Chỉ số VN30-Index đạt 892,55 điểm, tăng 3,96% so với cuối tháng 9.2020.
Cũng theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổng số mã chứng khoán giao dịch trên HOSE tính đến hết ngày 30.10, gồm 386 cổ phiếu, 03 chứng chỉ quỹ đóng, 06 chứng chỉ quỹ ETF, 118 chứng quyền có bảo đảm và 40 trái phiếu niêm yết. Tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt hơn 91,78 tỉ cổ phiếu, giá trị vốn hóa niêm yết đạt gần 3,28 triệu tỉ đồng, tăng 2,33% so với tháng trước và đạt khoảng 46% GDP năm 2019 (GDP theo giá hiện hành sau khi tính toán lại).
n thị trường chứng khoán Việt Nam. Ảnh: TL.
Tiền đầu cơ hưng phấn Dòng tiền đầu tư trên thị trường vẫn đang hưng phấn, nhưng tập trung "chọn mặt gửi vàng" ở các cổ phiếu vốn hóa lớn. Lộ trình đón vốn ngoại 5 cổ phiếu Việt Nam có tỷ trọng cao nhất trong rổ chỉ số thị trường cận biên Frontier Markets 100 Index của MSCI là VNM, VIC, VHM, HPG, VCB đóng góp lớn...