Giao dịch chứng khoán phái sinh tuần mới: Tiếp tục nắm giữ vị thế Long
Tâm lý tích cực của nhà đầu tư và sự dồi dào của dòng tiền khiến đa số ý kiến nhận định rằng, kể cả khi thị trường xuất hiện các pha điều chỉnh thì đó vẫn được xem là nhịp điều chỉnh lành mạnh, hay chỉ là những rung lắc kỹ thuật trong tổng thể xu thế chính vẫn sẽ là đi lên.
Tăng mua cổ phiếu , bán tháo vàng
Thị trường chứng khoán tiếp tục chứng kiến một tuần giao dịch đầy sôi động, các chỉ số đều tiếp tục đà tăng và đây đã là tuần thứ 4 liên tục kết tuần tăng điểm với việc VN-Index vượt qua ngưỡng cản tâm lý 1.000 điểm một cách dễ dàng.
Sự tích cực của thị trường được thể hiện ở 3 điểm: thứ nhất là tâm lý nhà đầu tư rất lạc quan, biểu hiện qua việc độ lệch của chứng khoán phái sinh liên tục duy trì trạng thái dương 4 – 5 điểm so với chỉ số cơ sở; thứ hai là độ rộng thị trường rất lớn khi dòng tiền lan tỏa ở hầu hết cổ phiếu từ vốn hóa lớn đến vốn hóa vừa và nhỏ, số lượng cổ phiếu tăng chiếm áp đảo so với lượng giảm; thứ ba là dòng tiền đầu cơ rất dồi dào và luân chuyển giữa các cổ phiếu trụ một cách linh hoạt.
Diễn biến VN30 và dòng tiền tích lũy của khối ngoại trên các quỹ ETF .
Trên sàn phái sinh, tuần qua là một tuần giao dịch không quá bận rộn khi cơ hội xuất hiện không nhiều, chiến lược vẫn là canh mua, đặc biệt là len lỏi trong các nhịp điều chỉnh ngắn hạn nên việc quan sát trong tuần qua đơn giản chỉ là tìm điểm mua sao cho phù hợp.
Diễn biến và chiến lược giao dịch VN30F1M tuần qua.
Vị thế mua (Long) trong trung hạn được duy trì, tổng thể thị trường vẫn đang có đà đi lên và chưa có dấu hiệu lớn nào cho thấy đà tăng này sẽ kết thúc.
Vị thế Long trong ngắn hạn thì khó khăn hơn vì phải chờ các pha rung lắc để tìm lệnh Long mới. Trong suốt các phiên giao dịch của tuần qua, chỉ có một thời điểm để vào vị thế Long, điểm rơi đó vào phiên 26/11 sau khi xuất hiện nhịp điều chỉnh lớn lần thứ 2 trong tuần. Long tại giá 962 điểm khi VN30F1M kết thúc nhịp điều chỉnh ngắn hạn, tính đến cuối tuần thì vị thế Long này đang tạm lãi 12 điểm.
Diễn biến VN30F1M, VN30 và mức chênh lệch giá.
Như vậy, các vị thế Long trung hạn và ngắn hạn đều được giữ qua tuần khi đã có vốn “dằn lưng” trước cho các vị thế này. Quản trị rủi ro cho vị thế trung hạn tại 940 điểm và cho vị thế ngắn hạn tại 965 điểm.
Trên thị trường quốc tế, các tài sản mang tính phòng thủ mà cụ thể là vàng có một tuần giao dịch tồi tệ khi bị bán tháo và giảm hơn 3% trong tuần qua, trong khi đó, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào thị trường cổ phiếu.
Chỉ số Dow Jones lần đầu tiên trong lịch sử chạm mốc 30.000 điểm, phản ánh rất rõ thực tế khả năng chấp nhận rủi ro của giới đầu tư toàn cầu hiện đang ở mức rất cao và việc vàng bị bán tháo càng khiến cho dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn.
Trong năm nay, vàng và cổ phiếu đã có những thời điểm đi cùng chiều khi các gói kích thích kinh tế được các ngân hàng trung ương tung ra, vừa thúc đẩy thị trường cổ phiếu, vừa gây ra rủi ro lạm phát khiến giới đầu tư đổ xô mua vàng.
Tuy vậy, ở bối cảnh hiện tại có 3 lý do chính khiến giới đầu tư bán tháo các tài sản an toàn (vàng) để tập trung các tài sản rủi ro (cổ phiếu) là:
- Kinh tế Mỹ có dấu hiệu hồi phục trở lại khi số liệu kinh tế tháng 11 cho thấy chỉ số PMI dịch vụ của Mỹ tăng vọt lên 57,7 điểm, mức cao nhất trong hơn 5 năm; trong khi chỉ số PMI sản xuất tăng 56,7 điểm, mức kỷ lục 6 năm.
- Thông tin tích cực vượt kỳ vọng về vắc-xin phòng Covid-19 của các hãng dược.
- Nguy cơ bất ổn chính trường Mỹ giảm đi khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang bắt đầu quá trình chuyển giao và giới đầu tư vốn dĩ vẫn có “thiện cảm” hơn với chính sách ôn hòa của Joe Biden.
Khối ngoại mua mạnh ETF
Khối ngoại hoạt động khá sôi động trên chứng chỉ quỹ ETF , sôi động nhất chính là diễn biến trên VNDiamond ETF khi khối ngoại mua mạnh 310 tỷ đồng trong tuần qua, củng cố khẩu vị ưa thích của nhà đầu tư nước ngoài với chứng chỉ quỹ mới này.
Nhìn chung, sự trở lại mạnh mẽ của khối ngoại thông qua khớp lệnh trên sàn cũng như trên ETF khiến dòng tiền trên thị trường càng dồi dào hơn, trở thành chất xúc tác mạnh củng cố đà tăng hiện tại của các chỉ số.
Khuyến nghị
Chiến lược giao dịch phái sinh trong ngắn hạn (tầm nhìn trong tuần này) là tiếp tục nắm giữ vị thế Long. Kế hoạch mua mới sẽ cân nhắc trong khu vực giá từ 960 – 965 điểm, với ngưỡng quản trị rủi ro tại 955 điểm.
Chiến lược giao dịch trong trung hạn sẽ yêu cầu nhịp điều chỉnh sâu hơn mới đủ hấp dẫn để cân nhắc vị thế mới. Khu vực giá tiềm năng để mua là vùng 940 – 950 điểm của VN-Index.
Nhận định giá xăng dầu tuần tới (7/9-13/9): Tiếp tục sụt giảm, có thể về mốc 24 USD/thùng
Giá xăng dầu tuần tới được các chuyên gia dự báo tiếp tục sụt giảm mạnh trong bối cảnh chính phủ Mỹ vừa công bố một loạt các dữ liệu kinh tế kém lạc quan, làm dấy lên lo ngại tình trạng dư cung trên thị trường
Giá dầu thô đang bị chi phối nghiêm trọng từ con số thất nghiệp mới được công bố tại Mỹ. Cuối tuần này, giá dầu Brent và WTI bất ngờ giảm mạnh.
Sáng ngày 5/9, giá dầu thô WTI giao ngay giảm mạnh 3,52%, neo ở mức giá 25,22 USD/thùng; dầu thô Brent sáng nay cũng giảm mạnh 3,93% so với hôm qua, hiện ở mức 42,34 USD/thùng.
Đóng cửa phiên giao dịch trước đó, dầu WTI dừng lại với mức bán 26,14 USD/thùng. Trong khi đó, dầu Brent kết thúc tại 44,07 USD/thùng.
Theo báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố vào hôm thứ Năm (3/9), số người lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại nước này đã giảm 130.000 người xuống còn 881.000 người trong tuần cuối cùng của tháng 8. Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Chính phủ cho thấy thâm hụt thương mại đã tăng vọt 18,9% trong tháng 7.
Nhận định giá xăng dầu tuần tới (7/9-13/9): Tiếp tục sụt giảm nghiêm trọng.
Viện Quản lý cung ứng (ISM) công bố chỉ số PMI phi sản xuất của Mỹ tháng 8 giảm xuống còn 56,9 điểm từ mức 58,1 điểm trong tháng trước. Các chuyên gia cho rằng, từ dữ liệu mới kém khả quan có thể thấy, ảnh hưởng từ chính sách tài khóa và mở cửa trở lại các doanh nghiệp đã phai nhạt.
Giá dầu còn bị kéo tụt bởi lo ngại căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng sẽ kéo theo các động thái mới của cả 2 nước trên lĩnh vực kinh tế, qua đó sẽ làm chậm, thậm chí kéo tụt mức tiêu thụ năng lượng, trong đó có dầu thô trên thị trường.
Ngoài ra, mặt hàng này còn chịu tác động bởi hiệu ứng tâm lý khi giới đầu tư đồng loạt bán tháo tài sản chứng khoán, khiến các thị trường chứng khoán đồng loạt giảm điểm mạnh.
Tại thị trường trong nước, giá xăng tuần tới vẫn sẽ giữ nguyên. Cụ thể, giá xăng E5 RON92 không cao hơn 14.409 đồng/lít; giá xăng RON95-III không cao hơn 15.114 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 11.961 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 10.125 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 11.183 đồng/kg.
Bất chấp Covid-19, Kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi TGVN. Báo cáo của công ty IHS công bố ngày 21/8 cho thấy các công ty của Mỹ đang chứng kiến nhu cầu tăng trở lại sau khi mở cửa; số liệu cũng chỉ ra rằng nền kinh tế đã đứng vững được sau đợt bùng phát trở lại của Covid-19 trong tháng 7. Số liệu kinh tế tích cực khiến cho chỉ...