Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 26/10: Giảm mạnh giao dịch, vẫn bán ròng hơn 420 tỷ đồng
Mặc dù giao dịch mua bán giảm mạnh nhưng với việc tập trung xả cổ phiếu bluechip, đặc biệt là cặp đôi MSN và HPG, khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng hàng trăm tỷ đồng trong phiên 26/10.
Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại đã mua vào 10,98 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 345,23 tỷ đồng, giảm 76,66% về lượng và 71,3% về giá trị so với phiên 23/10.
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 20,43 triệu đơn vị với giá trị tương ứng 760,54 tỷ đồng, giảm 62,79% về lượng và 47% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 9,45 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng đạt 415,31 tỷ đồng, tăng gần 20% về lượng và 79% về giá trị so với phiên trước.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu VNM với giá trị đạt hơn 39 tỷ đồng, tương đương khối lượng mua ròng đạt 349.310 đơn vị. Còn chứng chỉ quỹ FUEVFVND dẫn đầu danh mục được mua ròng mạnh về khối lượng đạt 869.740 đơn vị, tương ứng tổng giá trị mua ròng đạt 12,54 tỷ đồng.
Trái lại, cổ phiếu MSN tiếp tục bị bán ròng mạnh nhất về giá trị, đạt 154,39 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán ròng đạt 1,77 triệu đơn vị. Đứng ở vị trí thứ 2 là HPG bị bán ròng 114,57 tỷ đồng (3,67 triệu cổ phiếu).
Các mã bị bán ròng mạnh tiếp theo là VIC đạt 59,71 tỷ đồng, VSC đạt 56,59 tỷ đồng, VCB đạt 34,53 tỷ đồng, HSG đạt 15,5 tỷ đồng, SSI đạt 10,75 tỷ đồng, còn lại các mã bị bán ròng dưới 10 tỷ đồng.
Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 632.320 đơn vị với tổng giá trị 10,37 tỷ đồng, giảm 67,78% về lượng và 66,56% về giá trị so với phiên 23/10.
Trong khi đó, bán ra 513.030 đơn vị, giá trị 8,99 tỷ đồng, giảm 75,76% về lượng và 72,98% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 119.290 đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng 1,38 tỷ đồng, trong khi phiên cuối tuần trước bán ròng 153.920 đơn vị, tổng giá trị bán ròng 2,26 tỷ đồng.
Video đang HOT
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng 37 mã và mạnh nhất vẫn là SHS với khối lượng đạt 343.400 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 4,63 tỷ đồng. Tiếp theo là BAX được mua ròng 1,62 tỷ đồng (26.900 cổ phiếu).
Ngược lại, danh mục bán ròng có 27 mã và VCG dẫn đầu khi bị bán ròng 3,25 tỷ đồng, tương đương khối lượng 76.600 đơn vị. Tiếp theo là BVS bị bán ròng 1,59 tỷ đồng và NTP bị bán ròng 1,13 tỷ đồng.
Giao dịch trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 201.500 đơn vị, giá trị 7,84 tỷ đồng, tăng 11% về lượng và giảm 32,76% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 551.920 đơn vị, giá trị 14,16 tỷ đồng, giảm 8,5% về lượng và 23,38% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 350.420 đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 6,32 tỷ đồng, giảm 16,91% về lượng và 7,33% về giá trị so với phiên trước.
Trong đó, khối ngoại mua ròng 37 mã và ACV dẫn đầu khi được mua ròng 2,54 tỷ đồng, tương đương khối lượng 39.700 đơn vị. Tiếp theo là VRG được mua ròng 1,19 tỷ đồng.
Mặt khác, khối này bán ròng 16 mã, trong đó VGG bị bán ròng mạnh nhất đạt 227.000 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 8,75 tỷ đồng. Tiếp theo là MSR bị bán ròng hơn 2,43 tỷ đồng (140.000 cổ phiếu) và BVB bị bán ròng 1,29 tỷ đồng (100.900 cổ phiếu).
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 26/10, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 9,68 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 420,25 tỷ đồng, tăng 14,56% về lượng và 74,31% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 23/10 (bán ròng 241,1 tỷ đồng).
Giao dịch chứng khoán chiều 28/8: Dòng tiền chảy mạnh, VN-Index vẫn lỗi hẹn mốc 880 điểm
Bên cạnh áp lực bán trong nước có dấu hiệu gia tăng, khối ngoại tiếp tục đóng vai trò lực cản khiến VN-Index lỗi hẹn với mốc 880 điểm trong phiên cuối tuần ngày 28/8.
Dòng tiền sôi động nhập cuộc ngay từ đầu phiên giúp sắc xanh lan rộng từ các mã bluechip sang toàn thị trường, kéo các chỉ số đi lên. Chỉ số VN-Index nhanh chóng thử thách vùng giá 880 điểm và đã đứng vững trên mốc này đến hết phiên sáng.
Với tâm lý khá hưng phấn, lực cầu tiếp tục gia tăng trong phiên chiều giúp VN-Index nới rộng biên độ tăng. Sau khoảng 1 giờ giao dịch, chỉ số này đã tăng vọt lên ngưỡng 885 điểm.
Tuy nhiên, ngay khi tiếp cận mốc kháng cự trên, áp lực bán trong nước đã gia tăng bên cạnh đà bán khá mạnh của khối ngoại, đã khiến thị trường thoái lui. Chỉ số VN-Index lùi về dưới mốc 880 điểm và dừng chân ở mức thấp nhất trong phiên chiều.
Nhóm cổ phiếu bluechip vẫn là điểm tựa chính giúp thị trường bảo toàn sắc xanh, với nhóm VN30 có 18 mã tăng, 8 mã giảm và 4 mã đứng giá.
Đáng kể một số mã nới rộng biên độ tăng khá tốt như VNM 1,8% lên 119.300 đồng/CP, BID 3,7% lên 40.550 đồng/CP, CTG 1,4% lên 25.100 đồng/CP, GAS 1,6% lên 74.200 đồng/CP, TCB 2,1% lên 21.600 đồng/CP.
Trong khi đó, một số mã lớn chịu áp lực chốt lời và quay đầu giảm như SAB, VCB, PLX, đáng kể là VCB -1,2% xuống 89.900 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng có sự phân hóa khi nhiều mã quay đầu mất điểm như HQC, OGC, DXG, HAG, HHS, DRH..., trong khi ITA thu hẹp biên độ chỉ còn tăng nhẹ hơn 1%, kết phiên tại mức giá 4.530 đồng/CP và vẫn là mã giao dịch sôi động nhất sàn HOSE, đạt 13,51 triệu đơn vị.
Một số mã nhỏ như JVC, HAR, SJF, TTF, ELC, HID, VOS tạo điểm nhấn khi kết phiên trong sắc tím, trong đó TTF vẫn là mã dư mua trần lớn nhất, đạt 5,68 triệu đơn vị.
Cổ phiếu PET cũng giữ nguyên sắc tím sau thông báo Chủ tịch Phùng Tuấn Hà đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu. Kết phiên, PET 7% lên 9.190 đồng/CP và khớp 1,58 triệu đơn vị, cùng lượng dư mua trần gần 0,82 triệu đơn vị.
Chốt phiên, sàn HOSE có 225 mã tăng và 180 mã giảm, VN-Index tăng 4,27 điểm ( 0,49%), lên 878,98 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 398,32 triệu đơn vị, giá trị 7.686,28 tỷ đồng, tăng 26,17% về khối lượng và 23,17% về giá trị so với phiên hôm qua.
Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 69,58triệu đơn vị, giá trị 1.662,25 tỷ đồng, trong đó đáng kể CTG thỏa thuận 25,99 triệu đơn vị, giá trị 649,75 tỷ đồng
Trên sàn HNX, một số mã bluechip quay đầu điều chỉnh cũng khiến HNX-Index thu hẹp biên độ tăng.
Đóng cửa, sàn HNX có 103 mã tăng và 67 mã giảm, HNX-Index tăng 1,03 điểm ( 0,83%), lên 124,92 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 57,43 triệu đơn vị, giá trị 674,17 tỷ đồng.
Giao dịch thỏa thuận có thêm 21,28 triệu đơn vị, giá trị 617,3 tỷ đồng, với đóng góp chủ yếu đến từ 15,74 triệu cổ phiếu VCG ở mức giá 33.500 đồng/cổ phiếu, trị giá 527,29 tỷ đồng.
Bên cạnh ACB vẫn điều chỉnh nhẹ, một số mã bluechip cũng chuyển sắc đỏ như PVS, VCS, PVB, SHS...
Trong khi đó, trụ đỡ vẫn chủ yếu đến từ một số mã như SHB 2,9% lên 14.000 đồng/CP, NTP 1,9% lên 31.600 đồng/CP, VIF 2,4% lên 17.400 đồng/CP, THD 3,7% lên 78.800 đồng/CP, IDC, VCG, PVI tăng nhẹ.
Top 5 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất sàn HNX gồm SHB khớp 7,18 triệu đơn vị, ACB khớp 6,94 triệu đơn vị, PVS khớp 4,24 triệu đơn vị, NVB khớp 3,9 triệu đơn vị, SHS khớp 3,32 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, đà tăng đi ngang trong suốt cả phiên chiều.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,28 điểm ( 0,47%), lên 59,33 điểm với 159 mã tăng và 98 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 31,5 triệu đơn vị, giá trị 326,11 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,16 triệu đơn vị, trị giá hơn 57 tỷ đồng.
Cổ phiếu nhỏ PVX kết phiên tại mức giá trần 1.400 đồng/CP và là mã giao dịch sôi động nhất trên thị trường UPCoM, đạt 6,14 triệu đơn vị.
Đứng ở vị trí thứ 2 là LPB có hơn 4 triệu đơn vị được giao dịch thành công và vẫn giữ sắc xanh nhạt tại mức giá 9.200 đồng/CP. Còn các mã BSR, VIB và VCR có khối lượng giao dịch hơn 1 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng điểm. Trong đó, VN30F2009 đáo hạn gần nhất tăng 0,49% lên 823 điểm, với khối lượng khớp lệnh đạt 143.347 đơn vị, khối lượng mở 30.655 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, có 28 mã giảm, 11 mã đứng giá, còn lại đều tăng, trong đó, CVIC2003 có giao dịch sôi động nhất với 69.464 đơn vị khớp lệnh và đóng cửa giảm 6,67% xuống 280 đồng/cq.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/8: Xả mạnh bluechip, quay ra bán ròng gần 300 tỷ đồng Sau phiên mua ròng khủng hôm qua, nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng trở lại trạng thái bán ròng gần 300 tỷ đồng, với tâm điểm bán ra là các bluechip. Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 16,23 triệu đơn vị, giá trị 405,87 tỷ đồng, giảm 55,28% về khối lượng và 80,97% về giá...