Giao dịch chứng khoán: Đừng để tiền trôi theo sóng nhỏ
VN-Index thời gian qua có xu hướng đi lên, nhưng tình trạng “sáng xanh, chiều đỏ” hay “sáng đỏ, chiều xanh” thường xuyên diễn ra, khiến nhiều nhà đầu tư mua bán, bán mua liên tục vẫn khó lãi.
Dòng tiền luân chuyển nhanh qua các phiên giao dịch khiến việc tìm kiếm cơ hội đầu tư khó khăn hơn.
Đảo hàng vì chỉ số đổi màu
Thị trường chứng khoán đang đón nhận nhiều thông tin từ báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2020 của các doanh nghiệp, nhưng các thông tin tích cực được cho là đã phản ánh vào giá cổ phiếu. Dòng tiền vào thị trường bắt đầu luân chuyển nhanh qua các phiên giao dịch khiến cho việc tìm kiếm cơ hội đầu tư khó khăn hơn.
Thực tế, giai đoạn hồi phục của thị trường kể từ đầu tháng 4 đến nay có sự đóng góp không nhỏ của dòng tiền nhà đầu tư mới (F0). Thị trường có vài đợt điều chỉnh nhỏ, nhưng dòng tiền tiếp tục đổ vào kênh đầu tư này giúp chỉ số duy trì xu hướng tăng. Đây là tình trạng chung trên các thị trường chứng khoán toàn cầu.
Thời gian gần đây, tình trạng chỉ số “đổi màu” trong phiên gia tăng, khiến nhiều nhà đầu tư, nhất là nhóm F0 có các quyết định giao dịch không theo kế hoạch, liên tục mua bán, giúp thanh khoản tăng cao. Có những trường hợp chốt lời ở mức giá cao và đảo hàng thành công, nhưng không ít trường hợp “bán bò tậu ễnh ương”, tức bán ra cổ phiếu tốt sau đó mua phải cổ phiếu kém.
Có những trường hợp chốt lời ở mức giá cao và đảo hàng thành công, nhưng không ít trường hợp “bán bò tậu ễnh ương”, tức bán ra cổ phiếu tốt sau đó mua phải cổ phiếu kém.
Để sự thay đổi liên tục của thị trường không ảnh hưởng đến quá trình giao dịch, việc nhìn lại mục tiêu, lý do mua bán ban đầu sẽ giúp nhà đầu tư xác định được điều gì nên làm vào những thời điểm “chuyển giao” của thị trường.
Nhiều nhà đầu tư đến với thị trường chứng khoán vì bạn bè giới thiệu về sức hấp dẫn của lợi nhuận từ giá cổ phiếu tăng, thậm chí vì muốn trút bỏ cảm giác khó chịu khi ngồi chung bàn cà phê nhưng chỉ biết lắng nghe bởi các bạn đều bàn về chứng khoán.
Video đang HOT
Tham gia thị trường trong xu hướng tăng giúp nhà đầu tư mới có lời, mang lại cảm giác hưng phấn và bị cuốn vào sự chuyển động của các dòng tiền trên thị trường.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên biến động lên xuống của giá cổ phiếu nói riêng, chỉ số nói chung ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và sức khỏe của nhà đầu tư, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến quan điểm đầu tư cá nhân.
Cảm giác khi bán xong thì giá giảm, mua xong thì giá tăng là niềm vui của người chiến thắng. Đặc biệt, thời điểm thị trường biến động mạnh nhưng nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn mang lại cảm xúc tuyệt vời nhất.
Khát khao chiến thắng dẫn đến mong muốn tiếp tục được chiến thắng thị trường, chiến thắng những người khác, vô tình khiến giao dịch lướt sóng gia tăng.
Việc này cùng tâm lý không chấp nhận thua thị trường dẫn đến những giao dịch không nằm trong kế hoạch và thường mang lại kết quả không mong muốn.
Tất nhiên, các nhà đầu tư đều mong có được các khoản lợi nhuận hấp dẫn trên thị trường chứng khoán. Vấn đề là mong muốn lợi nhuận bao nhiêu trong 1 năm: 20%, 30% hay chỉ cần gấp đôi lãi suất tiền gửi ngân hàng?
Lý thuyết cũng như kinh nghiệm đầu tư cho thấy, mục tiêu lợi nhuận đề ra khi bắt đầu tham gia thị trường là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Trên thị trường chứng khoán hiện tại, với hơn 1.600 mã cổ phiếu, mỗi phiên giao dịch sẽ có các mã tăng giảm giá khác nhau, rất dễ dẫn đến những quyết định giao dịch không mong muốn, hoặc bị “mất hàng” khi đảo danh mục quá nhanh.
Việc bám sát mục tiêu lợi nhuận sẽ giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro từ sự biến động mạnh của thị trường, nhờ tuân thủ kỷ luật theo kế hoạch, lựa chọn cổ phiếu kỹ hơn, thời điểm giao dịch hợp lý hơn…
Với một cái đầu lạnh, lợi nhuận đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra (trong một giai đoạn định trước) mới là thành công thực sự. Lợi nhuận vượt kế hoạch mà dựa trên các giao dịch tùy hứng, rủi ro cao là không bền vững, có thể dẫn tới tình trạng “của thiên trả địa”, thậm chí thua lỗ sau đó.
Nắm giữ hay lướt sóng?
Câu hỏi trên không có câu trả lời chính xác hoàn toàn. Nắm giữ và lướt sóng là hai chiến lược hoàn toàn khác nhau, với các ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Đôi khi, mỗi chiến lược phù hợp với những tính cách khác nhau, tâm lý chịu đựng khác nhau và mục tiêu khác nhau.
Xem xét đặc điểm của hai phương pháp, phân tích hiệu quả của mỗi phương pháp sẽ giúp nhà đầu tư nhìn nhận được chiến lược nào là phù hợp với bản thân, đồng thời mang lại hiệu quả tốt nhất trong đầu tư trong từng giai đoạn (xem bảng).
Nhà đầu tư cũng có thể nhìn nhận được phong cách giao dịch của bản thân là gì. Những sai lầm nào khiến chúng ta nhầm lẫn giữa hai chiến lược giao dịch dẫn đến kết quả không mong muốn.
Nhìn về các tiêu chí so sánh, chiến lược nắm giữ đang chiếm ưu thế khi đáp ứng được nhiều nhu cầu của nhà đầu tư khi chứng khoán vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn và là kênh đầu tư “tay trái” của không ít người, có khả năng đạt mục tiêu lợi nhuận đề ra.
Áp dụng chiến lược này sẽ giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ con sóng lớn của thị trường.
Đáng chú ý, thị trường thanh khoản cao và duy trì được xu hướng tăng thường ảnh hưởng 70% đến xu hướng của cổ phiếu riêng lẻ, việc giao dịch lướt sóng có thể dẫn đến nguy cơ “mất hàng”, “bán bò tậu ễnh ương”.
Đồng thời, sự phân hóa mạnh mẽ của thị trường ở những giai đoạn nghỉ ngơi và điều chỉnh, sự luân chuyển dòng tiền thường xuyên dễ dẫn đến tình trạng đảo hàng không chính xác, trật nhịp.
Chứng khoán 3/7: Thanh khoản sụt giảm, VN-index tăng điểm nhờ SAB và VNM
Thị trường chứng khoán kết thúc phiên cuối tuần tăng điểm khá tốt, tuy nhiên thanh khoản thị trường sụt giảm đáng kể. Chỉ số trong phiên nay tăng điểm nhờ hai cổ phiếu lớn là SAB và VNM từ thông tin thoái vốn của nhà nước trong thời gian tới.
Bước vào phiên giao dịch tâm lý thận trọng của giới đầu tư khiến thị trường không mấy sôi động, mặc cho chỉ số tăng rất tốt từ đóng góp của nhóm cổ phiếu lớn và cổ phiếu cơ bản trụ.
Ảnh minh họa
Thanh khoản sụt giảm mạnh do dòng tiền vẫn chưa tham gia trong các phiên vừa qua, nhóm cổ phiếu hút tiền là nhóm bất động sản, nhóm sắt thép sụt giảm lớn về thanh khoản khiến cho thị trường giao dịch chậm.
Trong phiên sáng dòng tiền chủ yếu tập trung các cổ phiếu trụ và cơ bản nên các cổ phiếu như FPT, VHM, VRE, VNM, SAB, HVN...duy trì được sắc xanh.
Kết thúc phiên giao dịch sáng nhiều cổ phiếu bất động sản, xây dựng tăng khá tốt như CTD, NTL, SJS, HDG, D2D, SIP, GVR, PHR, IDC, SZL,...chính điều này tạo tâm lý tốt hơn cho thị trường để phiên sáng không bị các lệnh bán ào ạt như các phiên trước đó. Hết phiên chỉ số VN-index 3,9 điểm lên 846,28 điểm.
Phiên chiều giao dịch cầm chừng và không có nhiều biến động, thị trường tăng điểm chủ yếu nhờ vào sự tăng điểm mạnh của SAB, VNM và VCB.
Cổ phiếu SAB kết thúc phiên giao dịch tăng 8,100 đồng lên 175,000 đồng/cp với tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 200 nghìn đơn vị; cổ phiếu VNM tăng 1,100 đồng lên 114,100 đồng/cp với tổng khối lượng đạt hơn 729 nghìn đơn vị và cổ phiếu VCB tăng 400 đồng lên 83,000 đồng/cp với tổng khối lượng chỉ đạt 340 nghìn đơn vị.
Khối ngoại phiên nay giao dịch khá tích cực khi mua ròng lại với lượng mua khá tốt. Lực mua ròng của khối ngoại chủ yếu mua các cổ phiếu lớn như VHM, HPG và PLX trong đó mua PLX là hơn 136 tỷ đồng, mua VHM là hơn 35,6 tỷ đồng và mua ròng HPG là hơn 35,3 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay tổng giá trị mua ròng của khối ngoại đạt hơn 150 tỷ đồng.
Các nhóm cổ phiếu trong phiên nay có sự phân hoá mạnh giữa các nhóm ngành như xây dựng, bất động sản, chứng khoán, dầu khí, khu công nghiệp và thực phẩm đồ uống.
Kết thúc phiên giao dịch 3/7 chỉ số VN-index tăng 5,23 điểm tương đương tăng 0,62% lên mức 847,61 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 203 triệu đơn vị và giá trị tương ứng là 3,561.4 tỷ đồng.
Sàn Upcom tăng 0,66% lên 56,26 điểm tương ứng tăng 0,37 điểm. Trong khi hai sàn tăng điểm thì sàn Hà Nội giảm nhẹ 0,06 điểm xuống còn 111,55 điểm với tổng khối lượng đạt 34 triệu đơn vị và giá trị là 365,9 tỷ đồng.
Chứng khoán 3/7: Thêm VHM xoay sở giúp VN-Index đóng cửa gần cao nhất phiên Chủ yếu giao dịch lẹt đẹt trong phiên sáng, VHM cuối cùng cũng chịu tham gia tích cực hơn. Giá trị giao dịch cuối phiên đã đạt trên 100 tỷ đồng. Thị trường có một số mã giao dịch được trên 100 tỷ đồng nhưng trong số này chỉ có VHM ( 1,17%) là trụ lớn có sức ảnh hưởng tới thị trường....