Giao dịch chứng khoán chiều 3/6: Khởi sắc
Sau phiên sáng và nửa đầu phiên chiều lình xình, thị trường đã khởi sắc trong nửa cuối phiên chiều, giúp VN-Index bật qua ngưỡng 880 điểm với sắc xanh chiếm thế áp đảo.
Trong phiên giao dịch sáng, áp lực chốt lời diễn ra ở nhiều mã khiến VN-Index gặp khó, giằng co nhẹ quanh tham chiếu và may mắn giữ được sắc xanh nhạt nhờ sự hỗ trợ đắc lực của nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Các các mã thị trường, chỉ còn HQC duy trì sức nóng, trong khi cổ phiếu dẫn sóng của nhóm này thời gian qua là ITA lặng sóng, nhưng cũng không giảm sâu, khi bên nắm giữ cổ phiếu chỉ muốn chốt giá cao, trong khi bên nắm giữ tiền mặt lại chưa dạm mạo hiểm xuống tiền để tham gia cuộc đua mới.
Bước vào phiên chiều, những phút đầu tiên cũng không có gì đáng chú ý, thị trường vẫn giao dịch chậm và lình xình như phiên sáng. Tuy nhiên, khi thời gian vừa qua mốc 14h, lực cầu bất ngờ gia tăng và lan tỏa ra nhiều mã, kéo VN-Index tăng mạnh vượt qua ngưỡng 880 điểm, đóng cửa ở mức cao nhất ngày.
Chốt phiên, VN-Index tăng 6,37 điểm ( 0,73%), lên 881,17 điểm với 203 mã tăng và 157 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 352 triệu đơn vị, giá trị 5.395,5 tỷ đồng, giảm 27% về lượng và 22% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 31,5 triệu đơn vị, giá trị 1.069,8 tỷ đồng.
Đáng chú ý, sau khoảng thời gian thận trọng trong phiên sáng, dòng tiền đầu cơ đã nhập cuộc mạnh trở lại tại ITA, hấp thụ hết lượng dư bán, kéo mã này lên lại mức trần 4.060 đồng với tổng khớp 21,8 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần hơn 2,1 triệu đơn vị.
Trong khi đó, do không có lực bán ra thêm, nên HQC yên vị ở mức trần 1.340 đồng, khớp 37,6 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần gần 15 triệu đơn vị.
Trong khi đó, dù cũng có giao dịch sôi động với lực cầu lớn, nhưng lượng bán ra chiếm ưu thế hơn, nên ROS đóng cửa giảm 5,63% xuống 3.020 đồng, khớp 23,3 triệu đơn vị.
Trong các mã bluechip, chỉ còn một số ít mã có sắc đỏ là SAB, HPG, VJC, HVN, nhưng mức giảm rất khiêm tốn, còn lại đều đóng cửa trong sắc xanh.
Video đang HOT
Trong đó, HDB một lần nữa đóng cửa với sắc tím 28.500 đồng, ghi nhận phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp với tổng khớp 2 triệu đơn vị. Đồng nghiệp TPB cũng tăng mạnh 4,52% lên 21.950 đồng, khớp hơn nửa triệu đơn vị.
Các mã từ hơn 2% đến hơn 3% có GAS, GVR, CTG, các mã tăng hơn 1% có VCB, BID, VRE, FPT, STB, còn lại tăng dưới 1%.
Trong các mã này, HPG là mã có thanh khoản tốt nhất với 12 triệu đơn vị, tiếp đến là STB hơn 8,7 triệu đơn vị, CTG hơn 6,9 triệu đơn vị.
Ngoài các mã trên, phiên chiều cũng ghi nhận thêm nhiều mã khác tăng trần như HHS, DBC, DRH, KSB, PGC, DGW, VRC…, trong khi LHM, EVG, TNI vẫn yên vị ở mức sàn do thiếu lực cầu.
Trên HNX, vốn đã tăng mạnh trong phiên sáng, chỉ số này sau ít phút lình xình trong nửa đầu phiên chiều đã nới rộng đà tăng và cũng đóng cửa ở mức cao nhất ngày, gần 116,5 điểm.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 2,85 điểm ( 2,5%), lên 116,49 điểm với 78 mã tăng và 66 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 62,2 triệu đơn vị, giá trị 669 tỷ đồng, giảm 22% về lượng và 26,8% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 5,6 triệu đơn vị, giá trị 46,8 tỷ đồng.
ACB và SHB nới rộng đà tăng, trong khi NVB có sắc xanh là động lực để HNX-Index bay cao phiên hôm nay.
Cụ thể, ACB tăng 2,82% lên 25.500 đồng, mức cao nhất ngày với thanh khoản 3,76 triệu đơn vị. SHB tăng 8,57% lên 15.200 đồng, cũng là mức cao nhất ngày, khớp 12,2 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HNX. NVB tăng 1,18% lên 8.600 đồng, cũng cao nhất ngày, khớp 2,8 triệu đơn vị.
Ngoài 3 mã ngân hàng, thì tham gia hỗ trợ của HNX-index hôm nay còn có PVS với mức tăng 2,29% lên 13.400 đồng, khớp 6,5 triệu đơn vị. Bên cạnh đó là SHS tăng 7,78% lên 9.700 đồng, khớp 3,9 triệu đơn vị, cùng VCG, IDC, VNR…, nhưng mức tăng khiêm tốn hơn nhiều.
UPCoM cũng có phiên giao dịch chiều khởi sắc khi nới rộng đà tăng ngay đầu phiên và nhích dần sau đó, đóng cửa cũng ở mức cao nhất ngày.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,35 điểm ( 0,63%), lên 56,33 điểm với 98 mã tăng và 81 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 72 triệu đơn vị, giá trị 675 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp tới 36,8 triệu đơn vị, giá trị 290,8 tỷ đồng, chủ yếu là 35,6 triệu cổ phiếu LPB, giá trị 260 tỷ đồng được sang tay trong phiên sáng (ở mức sàn 7.300 đồng).
BSR vẫn là mã có giao dịch vượt trội trên UPCoM khi khớp tới hơn 12 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 8,95% lên 7.300 đồng.
NCP cũng khởi sắc trong phiên chiều nay khi đóng cửa tăng 10% lên 11.000 đồng, khớp 8,76 triệu đơn vị.
Trong khi đó, LPB trong đợt khớp lệnh lại tăng 2,35% khi đóng cửa, lên 8.700 đồng, khớp 2,6 triệu đơn vị. VIB cũng tăng 4,12% lên 17.700 đồng, khớp hơn 2,2 triệu đơn vị và OIL tăng 2,5% khớp gần 1,4 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, tất cả các hợp đồng tương lai của VN30 đều tăng mạnh hơn chỉ số này. Cụ thể, VN30-Index tăng 0,68% lên 824,29 điểm, trong khi VN30F2006 tăng 1,35% lên 819 điểm với 204.025 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 26.446 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, số mã tăng giảm khá cân bằng với 29 mã tăng và 27 mã giảm. Trong đó, CROS2001 là mã có thanh khoản tốt nhất với gần 1,7 triệu đơn vị được chuyển nhượng, đóng cửa tăng 100% lên 20 đồng. Tiếp đến là CHDB2001 với 783.430 đơn vị được chuyển nhượng, đóng cửa tăng 142% lên 460 đồng.
Góc nhìn chứng khoán: VHM, VCB dẫn VN-Index công phá vùng cản
Đà tăng của VN-Index đột ngột mạnh trở lại phiên đầu tuần nhờ một số mã lớn nhất tăng giá chóng mặt. Cả tuần trước chỉ số tăng 11,7 điểm thì riêng hôm nay đã tăng 14,2 điểm.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn đang đẩy VN-Index lên cao hơn và tiến vào vùng kháng cự quan trọng tương đương 880-884 điểm.
Rất nhiều cổ phiếu tăng giá với cường độ lớn, riêng sàn HSX có 130 mã tăng vượt 2%, trong đó hơn 100 mã tăng trên 3%, 45 mã tăng trên 6% và 39 mã kịch trần. Số cổ phiếu tăng giá gấp 3 lần số giảm giá.
Không có yếu tố đặc biệt bên ngoài nào kích thích thị trường tăng ồ ạt như vậy. Sự hưng phấn cao và dòng tiền quay lại mạnh đã đẩy giá lên. Tổng giao dịch hai sàn vượt 8.200 tỷ đồng và là phiên trên 8.000 tỷ thứ 3 chỉ trong vòng 3 tuần trở lại đây.
Về mặt điểm số, hai cổ phiếu lớn nhất nhì thị trường là VHM và VCB đều tăng rất cao: VHM tăng 3,26% và VCB tăng 1,53%. Ngoài ra còn có BID thuộc Top5 tăng 3,37%. Chỉ số sẽ tăng mạnh hơn nữa nếu có thêm lực kéo từ VIC và VNM nhưng hai mã này khá yếu hôm nay.
VN-Index kết thúc phiên tăng 1,64%, VN30-Index tăng 1,89%. Nhờ lực đẩy mạnh của VCB, VHM, BID, chỉ số VN-Index tiến lên 878,67 điểm, áp sát vùng kháng cự kỹ thuật trong khoảng 880-884 điểm. Đây là vùng cản kỹ thuật tương đương mức phục hồi 61,8% của khoảng giá từ đỉnh 1029 điểm - đỉnh cao nhất 2019 - tới đáy thấp nhất 2020 ở 649 điểm.
Về mặt kỹ thuật đây là ngưỡng kháng cự mạnh và rất được coi trọng. Tuy nhiên với sức mạnh của các cổ phiếu lớn, VN-Index hoàn toàn có cơ hội vượt qua vì yếu tố vốn hóa đóng vai trò chính của chỉ số này. Chừng nào còn các trụ lớn đẩy lên, các ngưỡng kháng cự không có nhiều ý nghĩa.
Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng việc đẩy trụ đang giúp cho chỉ số băng băng tiến lên các đỉnh cao mới, hơn là mặt bằng cổ phiếu nói chung. Thực vậy, tuy VN-Index đang ở đỉnh cao nhất trong xu thế tăng từ đáy cuối tháng 3 nhưng không nhiều cổ phiếu đóng cửa hôm nay tăng cao hơn giá hai tuần gần đây. Nói cách khác, nhiều cổ phiếu đã tạo đỉnh và chưa vượt qua được đỉnh của chính mình, dù VN-Index đã vượt thành công. Nhóm blue-chips VN30 có công lớn nhất kéo VN-Index lên, nhưng trong 30 mã thì cũng chỉ có VCB, STB, VHM là đạt đỉnh cao mới một cách rõ ràng.
Chẳng hạn BID hôm nay cũng có công rất lớn khi tăng 3,37% lên 41.450 đồng, nhưng tuần trước giá đóng cửa cao nhất là 42.000 đồng và giá cao nhất là 42.750 đồng. CTG hôm nay tăng 4,44% lên 23.500 đồng nhưng giá cao nhất tuần trước là 23.600 đồng. VPB, TCB, GAS, VNM, MWG giá cũng không hề kém, nhưng chưa thoát khỏi giá cao tuần trước.
Nói như vậy không có nghĩa là VN-Index tăng khó khăn, mà là cổ phiếu hưởng lợi từ việc chỉ số tăng không được nhiều. Nhiều cổ phiếu thậm chí đang gặp rắc rối riêng với nhu cầu chốt lời, dù chỉ số vẫn đang thể hiện một xu thế đi lên mạnh mẽ.
Điều tích cực nhất ở phiên tăng hôm nay là thị trường lại thu hút được lượng tiền rất lớn. Nhà đầu tư đã chốt lời tiếp tục quay lại mua, thậm chí phải mua ở giá cao hơn mức đã bán. Giao dịch mạnh nhất thuộc về nhóm cổ phiếu nhỏ smallcap, thậm chí giá trị giao dịch hôm nay còn tăng lên mức cao nhất của sóng tăng hiện tại, đạt gần 686 tỷ đồng. Hơn hai chục cổ phiếu tăng kịch biên độ.
Thị trường vẫn đang trong xu hướng tăng và kể từ đầu tháng 5 tới nay nhịp tăng càng ngày càng ngắn. Trong hai tuần qua chưa có nhịp giảm nào kéo dài quá 1 phiên. Đó là biểu hiện của xung lực rất mạnh và tạo sức ép lên những nhà đầu tư cầm tiền.
Chứng khoán 15/4: Cổ phiếu nhỏ bất ngờ đua nhau tăng trần Thị trường chứng khoán hôm nay chào phiên khá nhàm chán, nhưng cuối phiên, thị trường bất ngờ tăng tốc với nhiều cổ phiếu nhỏ đua trần. Chứng khoán hôm nay 15/4 đắt đầu trong sắc xanh với biên độ thấp, giao dịch chậm. Mở cửa phiên giao dịch, thị trường tiếp tục trạng thái phân hoá khi cổ phiếu nhóm ngành dầu...