Giao dịch chứng khoán chiều 3/11: Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ giữ nhiệt cho thị trường
Thanh khoản thị trường hồi dần, lực mua trải khá rộng đến nhiều nhóm cổ phiếu, tuy nhiên, việc các trụ cột lại chỉ biến động nhẹ đã khiến VN-Index chỉ có được sắc xanh nhạt khi đóng cửa.
Thị trường bước vào phiên chiều tiếp tục giao dịch giằng co trong biên độ hẹp, có thời điểm VN-Index đã lùi xuống tham chiếu, nhưng cũng nhanh chóng bật trở lại ngay sau đó và đóng cửa tăng nhẹ lên trên 935 điểm.
Kết phiên, sàn HOSE có 266 mã tăng và 157 mã giảm, VN-Index tăng 1,73 điểm ( 0,19%), lên 935,14 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 318,7 triệu đơn vị, giá trị 6.306,1 tỷ đồng, tăng hơn 7% về khối lượng và 18% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 15,8 triệu đơn vị, giá trị 454,2 tỷ đồng.
Rổ VN30 tương đối phân hóa, mặc dù số mã tăng chiếm ưu thế hơn với 18 mã, chỉ 11 mã giảm và SAB về tham chiếu.
Trong đó, gây sức ép lớn nhất là cổ phiếu VIC, khi để mất 2% xuống 104.400 đồng, còn lại giảm nhẹ như VCB -0,9% xuống 85.000 đồng; CTG -0,7% xuống 30.200 đồng; MSN -0,6% xuống 84.000 đồng cùng VHM -0,1%; HDB -0,2%; PNJ -0,7%.
Ở chiều ngược lại, tăng tốt nhất làm trụ đỡ cho thị trường là CTB, nhưng cũng đã hạ thấp độ cao so với phiên sáng, đóng cửa 2,8% lên 22.000 đồng.
Các mã lớn khác như STB 1,1% lên 13.600 đồng; BID 1,3% lên 39.400 đồng; MBB 1,4% lên 18.250 đồng; BVH 2% lên 52.000 đồng; POW 2,1% lên 9.700 đồng; FPT 2,1% lên 52.800 đồng; TCH 3,3% lên 18.600 đồng, và sắc xanh nhạt tại HPG; VPB; VRE, GAS, VNM…
Đáng kể, SBT 4,4% lên 15.350 đồng sau khi có thông tin đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu của CTCP Điện Gia Lai (GEG). Cổ phiếu GEG hưởng lợi lớn, khi tăng kịch trần 7% lên 15.300 đồng, khớp hơn 800.000 đơn vị.
Thanh khoản kể trên TCB vẫn đứng đầu, đồng thời cũng là cao nhất HOSE với gần 28 triệu đơn vị khớp lệnh; HPG có 17,5 triệu đơn vị; STB có hơn 12 triệu đơn vị; VPB có 5,1 triệu đơn vị. Nhóm MSN, MBB, VRE, SBT, CTG, TCH có từ 3 triệu đến 4,9 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu thị trường giao dịch đáng chú ý tại HSG, khi thanh khoản chỉ đứng sau TCB với hơn 20,5 triệu đơn vị khớp lệnh, tăng 3,4% lên 16.500 đồng.
Cổ phiếu GVR có thời điểm chạm mức giá trần, trước khi đóng cửa 6,2% lên 15.500 đồng, khớp hơn 11,2 triệu đơn vị. Còn FLC hạ nhiệt nhanh sau phiên tăng mạnh hôm qua, chỉ còn 0,9% lên 4.510 đồng, khớp hơn 12,9 triệu đơn vị.
Video đang HOT
Đáng chú ý khác tại một số mã như PDR, DGW, KMR, HTN, khi đóng cửa ở mức giá trần, trong đó, PDR khớp lệnh cao nhất với hơn 3,1 triệu đơn vị.
Trái lại, giảm sâu nhất là TTF, khi lao nhanh về mức giá sàn -6,9% xuống 5.650 đồng, khớp hơn 8,53 triệu đơn vị.
Đóng cửa trong sắc đỏ còn có ITA, HQC, HAI, HAG, ROS, DCM, AMD, DPM, TNT, khớp từ hơn 1 triệu đến 7 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index chững lại trong phần lớn thời gian giao dịch của phiên chiều, nhưng bất ngờ bật mạnh lên vào những phút cuối, đóng cửa ở gần sát mức cao nhất ngày đạt được.
Nguyên nhân tới từ cổ phiếu ACB nới đà đi lên, kết phiên 2,04% lên 25.000 đồng. Hỗ trợ thêm còn có các mã lớn như SHB 1,3% lên 15.800 đồng; VCG 1,2% lên 41.400 đồng; PVS 1,5% lên 13.400 đồng; SHS 3,2% lên 12.800 đồng; PLC 6,2% lên 22.400 đồng.
Đóng cửa trong sắc đỏ chỉ còn SRA -4,2% xuống 15.800 đồng; VIX -0,7% xuống 13.700 đồng và các mã nhỏ SD6, LIG, SD9.
Trong khi đó, hàng loạt mã đứng tham chiếu như NVB, CEO, HUT, MST, ART, MBG, VC3, MPT…
Về thanh khoản, ACB tiếp tục giao dịch sôi động nhất với hơn 7,7 triệu đơn vị khớp lệnh; HUT và MST có hơn 2,4 triệu đơn vị; SHS và SHB có hơn 2 triệu đơn vị; PVS có 1,96 triệu đơn vị; NVB có 1,57 triệu đơn vị.
Đóng cửa, sàn HNX có 77 mã tăng và 45 mã giảm, HNX-Index tăng 1,7 điểm ( 1,25%), lên 138,58 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 36,48 triệu đơn vị, giá trị 484,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,44 triệu đơn vị, giá trị 142 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index đột ngột leo cao ngay khi bước vào phiên chiều, nhưng cũng nhanh chóng thoái lui về gần tham chiếu và giao dịch giằng co nhẹ.
Bảng điện tử phân hóa với BVB, PFL, PAS, BSR, AFX, OIL, LTG nhích lên, trong khi DRI, VGI, VTD, QNS, VRG, AAS mất điểm.
Trong đó, BVB và PFL thanh khoản cao nhất sàn với 1,37 triệu và 1,29 triệu đơn vị. Kết phiên BVB 5% lên 12.600 đồng; PFL 9,1% lên 2.400 đồng.
Kết phiên, UpCoM-Index tăng 0,06 điểm ( 0,09%), lên 63,14 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,25 triệu đơn vị, giá trị 131,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,08 triệu đơn vị, giá trị 35,1 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều kết phiên tăng điểm, trong đó, VN30F2001 nhích 0,48% lên 908,3 điểm, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 117.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 40.100 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, giao dịch sôi động nhất tại CSTB2011, CMBB2008 và CTCB2009 với trên dưới 1 triệu đơn vị khớp lệnh và cả 3 cùng tăng. Trong đó, CSTB2001 tăng 8,3% lên 1.550 đồng/cq.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 30/10: Tiếp tục bán ròng hơn 560 tỷ đồng
Trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng với trị giá 564 tỷ đồng, trong đó các bluechip MSN, VNM, HPG vẫn là những mã bị xả mạnh tay nhất.
Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại đã mua vào hơn 18,77 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 608,13 tỷ đồng, giảm 10% về khối lượng nhưng tăng nhẹ gần 2% về giá trị so với phiên 29/10.
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra hơn 34,67 triệu đơn vị, giá trị 1.181 tỷ đồng, tăng 75% về khối lượng và 26% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng hơn 15,89 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị bán ròng 572,87 tỷ đồng. Trong khi phiên hôm qua mua ròng 0,95 triệu đơn vị, nhưng giá trị là bán ròng 336 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu DXG với cả khối lượng và giá trị với hơn 2 triệu đơn vị, trị giá hơn 21,2 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2 là VPB với trị giá 16,9 tỷ đồng, tương ứng hơn 0,72 triệu đơn vị. Các mã khác như DCM, VHM, SSI, GVR, SBT được mua ròng từ hơn 4 tỷ đồng đến 8,4 tỷ đồng.
Trái lại, cổ phiếu MSN tiếp tục dẫn đầu trong nhóm các cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với giá trị hơn 229 tỷ đồng, tương ứng hơn 2,78 triệu đơn vị.
Các mã bị bán ròng khác còn có VNM, trị giá 82,7 tỷ đồng, HPG với 38,6 tỷ đồng, VRE với 29,8 tỷ đồng, KDH với 29,4 tỷ đồng, POW với 24,5 tỷ đồng, VJC có 22,4 tỷ đồng...
Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 0,68 triệu đơn vị với tổng giá trị 9,77 tỷ đồng, tương đương về khối lượng nhưng giảm 30% về giá trị so với phiên hôm qua.
Trong khi đó, bán ra 0,88 triệu đơn vị, giá trị 8,87 tỷ đồng, giảm gần 50% về khối lượng và 55% về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng hơn 0,2 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị là mua ròng đạt hơn 0,98 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó bán ròng hơn 1 triệu đơn vị với giá trị bán ròng 6,36 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng 36 cổ phiếu, trong đó, được mua mạnh nhất là SHB, nhưng cũng chỉ hơn 3,1 tỷ đồng, tương ứng hơn 204.000 đơn vị. SHS đứng ngay sau với hơn 2,2 tỷ đồng.
Nhóm được mua phía sau chỉ ở mức thấp như CDN với hơn 0,47 tỷ đồng, VCS với 0,43 tỷ đồng...
Ngược lại, danh mục bán ròng có 28 mã, với SD9 vẫn đứng đầu với giá trị gần 2,2 tỷ đồng, tương ứng 372.000 đơn vị. Tiếp theo là BVS và VCG với giá trị đều hơn 1 tỷ đồng.
Giao dịch trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào 0,19 triệu đơn vị, giá trị 12,57 tỷ đồng, tăng nhẹ không đáng kể về khối lượng và 35% về giá trị so với phiên hôm qua.
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng gần 0,16 triệu đơn vị, giá trị 5,43 tỷ đồng, giảm 30% về khối lượng và chỉ bằng 1/2 về giá trị so với phiên trước đó.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng nhẹ hơn 33.000 đơn vị, với tổng giá trị mua ròng đạt 7,14 tỷ đồng, trong khi phiên trước bán ròng 60.830 đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng 1,15 tỷ đồng.
Trong đó, khối ngoại mua ròng 18 mã và VTP dẫn đầu với trị giá hơn 6 tỷ đồng, tương ứng hơn 55.800 đơn vị. Tiếp theo là MCH với 2,2 tỷ đồng, tương ứng 30.100 đơn vị.
Mặt khác, khối này bán ròng 24 mã, trong đó, ACV bị bán ròng mạnh nhất, nhưng cũng chỉ hơn 0,5 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 30/10, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 16,06 triệu đơn vị. Tổng giá trị bán ròng tương ứng hơn 564 tỷ đồng. Trong khi phiên trước bán ròng bán ròng 113.820 đơn vị, giá trị bán ròng 343,59 tỷ đồng.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 15/7: Bán ròng 115 tỷ đồng, chủ yếu là bluechips Mặc dù thị trường đã hồi phục sau 3 phiên điều chỉnh nhưng nhà đầu tư ngoại vẫn tiếp tục đẩy mạnh bán ròng, với tổng giá trị xấp xỉ 115 tỷ đồng và tập trung chủ yếu là bluechips. Trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 17,09 triệu đơn vị, giá trị 613,59 tỷ đồng,...