Giao dịch chứng khoán chiều 29/10: Cầu bắt đáy mạnh dạn, nhiều cổ phiếu hồi phục
‘Cơn bão’ bán tháo hôm qua không khiến nhiều nhà đầu tư tỏ ra quá sợ hãi, mà trái lại, dòng tiền còn chảy mạnh tại một số thời điểm đã giúp thị trường trở nên cân bằng hơn.
Sau phiên sáng hồi phục nhẹ, lực mua bắt đáy tiếp tục mạnh dần lên ngay khi bước vào phiên chiều, kéo VN-Index lên 925 điểm với độ rộng thị trường cân bằng trở lại khá tích cực.
Tuy nhiên, áp lực bán mạnh quay trở lại, tập trung vào một số mã trụ đã thêm một lần đẩy chỉ số đảo chiều thủng mốc 915 điểm, và may mắn tại ngưỡng điểm này, dòng tiền bắt đáy lại xuất hiện và kéo VN-Index bật nhẹ về gần 920 điểm trong phiên ATC.
Đóng cửa, sàn HOSE có 202 mã tăng và 208 mã giảm, VN-Index giảm 1,97 điểm (-0,21%), xuống 919,08 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 436,1 triệu đơn vị, giá trị 8.000,7 tỷ đồng, giảm hơn 4% về khối lượng và 11% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 80,2 triệu đơn vị, giá trị 783,8 tỷ đồng, trong đó, đáng kể là 64,1 triệu cổ phiếu HAG, giá trị gần 307,7 tỷ đồng.
Ảnh hưởng tiêu cực nhất là ở MSN, khi có thời điểm đã chạm mức giá sàn, nhưng may mắn nhờ lực kéo mạnh về cuối phiên đã hãm bớt đà giảm, chỉ còn mất 2,3% khi đóng cửa xuống 84.000 đồng.
Không chỉ riêng MSN, một số mã lớn khác cũng có mức giảm hơn 2% như CTG -2,7% xuống 29.100 đồng; TCB -2,7% xuống 21.800 đồng; MWG -2,6% xuống 102.300 đồng.
Góp thêm phần kéo lùi thị trường còn có BID -1,7% xuống 38.650 đồng; VJC -1,7% xuống 102.300 đồng, và sắc đỏ khác tại VCB, VNM, REE, TCH, EIB.
Tăng điểm nỗ lực cứu chỉ số trong phiên ATC không giảm sâu đáng kể nhất là 3 mã ngân hàng, STB 3,1% lên 13.500 đồng; HDB 2,6% lên 23.600 đồng và TPB 2,9% lên 22.750 đồng cùng SSI 2,4% lên 17.100 đồng.
Còn lại nhích nhẹ như PNJ 1,2% lên 66.800 đồng; PLX 1,5% lên 48.200 đồng; MBB 1,4% lên 17.800 đồng, và mức tăng nhẹ tại VHM, HPG, VRE, VPB, FPT…
Thanh khoản kể trên, TCB, HPG, STB và CTG dẫn đầu nhóm và cũng là 4 mã giao dịch sôi động nhất toàn sàn HOSE.
Theo đó, CTB có 36,1 triệu đơn vị khớp lệnh; HPG có 20,7 triệu đơn vị STB có 13 triệu đơn vị; CTG có hơn 11,7 triệu đơn vị. Nhóm VPB, POW, MBB, MSN, VRE có từ 6 triệu đến 6,8 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu thị trường cũng tích cực hơn so với phiên sáng và đóng cửa tăng điểm có GEX, ITA, GVR, ROS, HBC, ASM, HHS, DCM, DIG, GTN, HCM, HAI…trong đó, GEX khớp lệnh cao nhất khi đạt 10,79 triệu đơn vị.
Đáng kể, cổ phiếu TTF và TLD đảo chiều ngoạn mục từ mức giá sàn. Trong đó, TTF hấp thụ toàn bộ lượng mua giá sàn hơn 7 triệu đơn vị trong phiên sáng và lực mua mạnh đổ vào thêm kéo mã này đóng cửa tăng mạnh 4% lên 6.700 đồng, khớp lệnh tổng cộng hơn 10,54 triệu đơn vị.
Video đang HOT
Các cổ phiếu TNT đứng vững sắc tím tại 1.960 đồng và phiên chiều còn có thêm CVT, CSV nhập cuộc, tăng hết biên độ lên lần lượt 23.950 đồng và 27.800 đồng/cổ phiếu.
Trên sàn HNX, hòa chung với đà tích cực ngay khi bước vào phiên chiều của thị trường, chỉ số HNX-Index cũng bật lên trên tham chiếu, trước khi hạ nhiệt và chớm đỏ trước thêm một lần nảy trở lại vào những phút cuối.
Các mã cổ phiếu kéo chỉ số đi lên có ACB 0,4% lên 23.900 đồng; SHB 0,7% lên 15.100 đồng; SHS 1,6% lên 12.400 đồng; PLC 1,9% lên 21.200 đồng; VIX tăng kịch trần 9,7% lên 12.500 đồng.
Các cổ phiếu vẫn mất điểm là PVS -0,8% xuống 13.000 đồng; VCG -2% xuống 40.200 đồng; VCS -1,1% xuống 70.500 đồng; NVB -2,2% xuống 8.800 đồng; CEO -1,4% xuống 6.900 đồng; TAR -2% xuống 19.900 đồng…
Các cổ phiếu TNG, NDN, MBG, HUT, KLF, ART, AMV, KVC dừng chân ở giá tham chiếu.
Về thanh khoản, ACB vẫn dẫn đầu và vượt trội phần còn lại với hơn 8,5 triệu đơn vị khớp lệnh; PVS có 3,4 triệu đơn vị; MST có 3,3 triệu đơn vị (tăng trần lên 3.500 đồng); SHS có 3 triệu đơn vị; SHB có 2,79 triệu đơn vị; NVB có 1,86 triệu đơn vị…
Đóng cửa, sàn HNX có 46 mã tăng và 45 mã giảm, HNX-Index tăng 0,33 điểm ( 0,25%), lên 134,37 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 42,94 triệu đơn vị, giá trị 555,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,94 triệu đơn vị, giá trị 62,8 tỷ đồng.
Trên UpCoM, diễn biến tương tự HNX, khi UpCoM-Index leo lên trên tham chiếu ngay khi bước vào phiên chiều và nhanh chóng quay trở lại sắc đỏ, trước khi quay trở lại sắc xanh nhạt khi đóng cửa.
Cổ phiếu BSR sau phiên sáng giảm đã về được tham chiếu 6.700 đồng khi đóng cửa, khớp lệnh cao nhất với 2,46 triệu đơn vị.
Hai mã tiếp theo có hơn 1 triệu đơn vị khớp lệnh và cùng tăng là BVB 0,8% lên 11.900 đồng và G36 1,1% lên 8.900 đồng.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,01 điểm ( 0,01%), lên 62,74 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 13,6 triệu đơn vị, giá trị 196,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 10,98 triệu đơn vị, giá trị gần 175 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều đóng cửa giảm điểm, trong đó, VN30F2011 mất 0,94% xuống 887,5 điểm với khối lượng khớp lệnh hơn 215.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 38.300 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, giao dịch sôi động nhất tại CMWG2010 và CVRE2007 với hơn 1 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng CVRE2007 tăng nhẹ lên 460 đồng/cq thì CMWG2010 lại chỉ đứng giá tham chiếu tại 2.790 đồng/cq.
Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 27/10: Tăng vị thế trading T+ nếu có tín hiệu hồi phục
Tín hiệu xuất hiện nến giảm dài Marubozu, tuy nhiên, nếu loại trừ việc giảm mạnh phiên ATC (thường là tín hiệu không quá tin cậy) kèm khối lượng chỉ ở mức tương đương phiên trước, thì tín hiệu hôm nay không thực sự quá tiêu cực, có thể chỉ là một phiên giảm về test gap 950-953 điểm.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 27/10.
Giảm tỷ trọng ngắn hạn nếu thủng vùng hỗ trợ quanh 940 điểm
CTCK Bảo Việt (BVSC)
VN-Index dự báo sẽ kiểm định vùng hỗ trợ 940-946 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Về mặt tổng thể, chúng tôi vẫn duy trì quan điểm cho rằng thị trường sẽ tiếp tục hướng đến thử thách vùng kháng cự 980-990 điểm trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, diễn biến sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu theo thông tin kết quả kinh quý 3 của từng doanh nghiệp cụ thể.
Chiến lược đầu tư: Duy trì tỷ trọng ở mức 50% cổ phiếu.
Đối với các nhà đầu tư đã thực hiện bán tại vùng 945 điểm, có thể xem xét thực hiện giải ngân mua lại một phần các vị thế đã bán, ưu tiên các vị thế có sẵn và tập trung ở nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn hoặc các midcap đã điều chỉnh sâu.
Các nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng tiền mặt cao nên xem xét bán giảm tỷ trọng phần ngắn hạn nếu chỉ số xuyên thủng vùng hỗ trợ quanh 940 điểm.
Chỉ tăng một phần vị thế trading T nếu có tín hiệu hồi phục
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Với việc phản ứng đảo chiều tại vùng kháng cự cùng với sự xuất hiện của mẫu nến bearish engulfing, một lần nữa thị trường lại đứng trước rủi ro bước vào nhịp điều chỉnh.
Tuy nhiên, để gia tăng độ tin cậy của mẫu hình, chúng tôi vẫn cần quan sát thêm một phiên giảm điểm tiêu cực kế tiếp xác nhận.
Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ tỷ trọng thấp, chỉ gia tăng một phần vị thế trading T nếu thị trường cho tín hiệu hồi phục thành công trong phiên ngày mai.
Đưa tỷ trọng danh mục về mức cân bằng hoặc thấp
CTCK MB (MBS)
Thị trường điều chỉnh giảm sau hơn 6 tuần tăng liên tiếp, các cổ phiếu đã có mức tăng bình quân từ 20 đến 30% sẽ kích thích các nhà đầu tư hiện thực hóa lợi nhuận.
Đây cũng là phiên điều chỉnh rõ nét nhất kể từ đầu tháng 9 khi thị trường bước vào đợt tăng vừa qua. Thanh khoản được đẩy lên mức cao và luôn có những ý kiến trái chiều giữa người bán và người mua.
Dẫu vậy, thì điều cần làm lúc này là ưu tiên quản lý rủi ro, đưa tỷ trọng danh mục về mức cân bằng hoặc thấp. Theo đó, VN-Index có khả năng kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ ở vùng 937-946 điểm.
VN-Index nhiều khả năng sẽ chưa thể giảm sâu
CTCK BIDV (BSC)
Thanh khoản thị trường không chênh lệch nhiều so với phiên trước, đồng thời độ rộng ở trạng thái tiêu cực cho thấy, tâm lý chốt lời tại các vùng cao điểm hiện đang lớn dần.
Theo đánh giá của chúng tôi, VN-Index nhiều khả năng sẽ chưa thể giảm sâu và vẫn duy trì trên 940 điểm trong những phiên tới.
Tận dụng phiên điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng về mức cao
CTCP Phú Hưng (PHS)
Tín hiệu xuất hiện nến giảm dài Marubozu, tuy nhiên, nếu loại trừ việc giảm mạnh phiên ATC (thường là tín hiệu không quá tin cậy) kèm khối lượng chỉ ở mức tương đương phiên trước, thì chúng tôi cho rằng tín hiệu hôm nay không thực sự quá tiêu cực, có thể chỉ là một phiên giảm về test gap 950-953 điểm.
Do đó, thị trường có thể sẽ sớm tăng trở lại trong phiên ngày mai và tiếp tục xu hướng tăng hướng về vùng 980-990 điểm.
Trường hợp nếu tiếp tục giảm mạnh kèm khối lượng cao hơn và thủng nền quanh 940 thì tín hiệu mới thực sự chuyển xấu, khả năng sẽ tạo đỉnh và bước vào nhịp điều chỉnh với hỗ trợ mục tiêu là MA50.
Nhà đầu tư có thể cân nhắc tận dụng phiên điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng về mức cao, ưu tiên chú ý các cổ phiếu vốn hóa lớn cũng như các cổ phiếu midcap có kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt, đã điều chỉnh về hỗ trợ.
Kéo phái sinh, VnIndex bất ngờ tăng gần 7 điểm cuối phiên VJC hôm nay tăng mạnh gần 4% lên ngưỡng 112.000 đồng/cổ phiếu. Tiếp đến, VIC bứt phá gần 3%; SBT, MSN, VRE, HPG tăng trên 2%. Phiên ATC khiến nhà đầu tư "tỉnh ngủ" khi hàng loạt cổ phiếu nhóm VN30 bất ngờ bứt phá mạnh mẽ. Nhiều khả năng, dòng tiền "kéo" phái sinh đã giúp thị trường chứng khoán có phiên...