Giao dịch chứng khoán chiều 14/12: Sóng dâng cao, VN-Index vượt xa mốc 1.060 điểm
Dòng tiền ồ ạt đổ vào thị trường giúp các cổ phiếu đua nhau nổi sóng, kéo VN-Index vượt qua mốc 1.060 điểm, lên đỉnh của khoảng 2,5 năm qua.
Thị trường duy trì mức tăng khá ổn định trên ngưỡng 1.050 điểm trong suốt cả phiên sáng nay nhờ lực cầu lan tỏa với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu bluechip.
Dòng tiền mạnh tiếp tục được bơm vào thị trường trong phiên chiều với tâm lý nhà đầu tư hưng phấn, đã giúp hàng loạt cổ phiếu được kéo lên kịch trần, đặc biệt là nhóm cổ phiếu chứng khoán, đã giúp VN-Index tăng vọt gần 20 điểm, lên mức cao nhất ngày và cũng là đỉnh mới trong khoảng 2,5 năm qua.
Đóng cửa, với 343 mã tăng và 112 mã giảm, VN-Index tăng 18,13 điểm ( 1,73%) lên 1.064,09 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 583,59 triệu đơn vị, giá trị 12.619,15 tỷ đồng, tăng 25,84% về khối lượng và 19,53% về giá trị so với phiên 11/12.
Giao dịch thỏa thuận đóng góp 77,28 triệu đơn vị, giá trị hơn 2.173,9 tỷ đồng, trong đó riêng TMS thỏa thuận 16,88 triệu đơn vị, giá trị gần 564 tỷ đồng.
Như đã nói ở trên, nhóm cổ phiếu chứng khoán dậy sóng khi đua nhau tăng trần tại SSI, VND, AGR, VIG, HBS, CTS, ORS, SBS đều tăng trần, các mã còn lại như HCM, BVS, MBS, VIX… đều tăng mạnh.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng đều nới rộng biên độ tăng như VCB hồi phục và tăng 2,9% lên 99.900 đồng/CP, BID tăng 1,6% lên 46.500 đồng/CP, CTG tăng 1,9% lên 35.400 đồng/CP, TCB tăng 2,14% lên 26.200 đồng/CP…
Hàng loạt các cổ phiếu lớn cũng đua nhau tìm tới mức giá cao nhất ngày như VHM tăng 2,35% lên 87.000 đồng/CP, VIC tăng 1,97% lên 108.900 đồng/CP, VRE tăng 4,9% lên 30.000 đồng/CP, VJC tăng 3,93% lên 127.000 đồng/CP, VNM, BVH…
Trên một số diễn đàn chứng chứng khoán, một số nhà đầu tư lâu năm cho rằng, với thị trường tăng bền bỉ, sau hàng bluechip và hàng cơ bản tăng mạnh, sẽ dẫn đến hiện tượng “dòng tiền vào vơ bèo vạt tép…”.
Trong phiên giao dịch hôm nay, một số mã vừa và nhỏ cũng tham gia vào cuộc đua như FIT, FRT, DRH, IJC hay trên HNX có KLF tăng kịch trần.
Trên sàn HNX, đà tăng cũng được nới rộng hơn trong phiên chiều.
Đóng cửa, với 110 mã tăng và 57 mã giảm, HNX-Index tăng 3,42 điểm ( 2,1%) lên 165,74 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 76,25 triệu đơn vị, giá trị 1.000,98 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 17 triệu đơn vị, giá trị 486,25 tỷ đồng.
Bên cạnh các cổ phiếu chứng khoán đua nhau tăng mạnh và nhiều mã được kéo trần như đã nói ở trên, nhiều cổ phiếu bluechip khác cũng bứt phá, tiếp tục dẫn dắt thị trường đi lên.
Cụ thể như PVS tăng 3,2% lên 15.900 đồng/CP, VCG tăng 2,7% lên 41.600 đồng/CP, VCS tăng 1,9% lên 82.000 đồng/CP, THD vẫn tăng trần… trong đó, PVS vẫn là mã dẫn đầu thanh khoản trên HNX với gần 11,8 triệu đơn vị được khớp lệnh.
Video đang HOT
Trong khi đó, cặp đôi lớn cổ phiếu ngân hàng là SHB và NVB đều giao dịch kém tích cực khi đứng dưới mốc tham chiếu với khối lượng khớp lệnh lần lượt đạt hơn 9 triệu đơn vị và 3,28 triệu đơn vị.
Ngoài KLF tăng trần, nhiều mã vừa và nhỏ khác cũng khoe sắc tím trong phiên đầu tuần như MST, SPI, PSW, SDC, SIC, TMX…
Trên UPCoM, chỉ số UPCoM-Index cũng leo lên mức cao nhất khi kết phiên.
Đóng cửa, với 164 mã tăng và 69 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,64 điểm ( 0,93%) lên 69,36 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 42 triệu đơn vị, giá trị 1.888,76 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 16 triệu đơn vị, giá trị 270,88 tỷ đồng.
Cổ phiếu BSR tiếp tục nới rộng biên độ tăng khi tăng 7,32% lên 8.800 đồng/CP và vẫn dẫn đầu thanh khoản với 10,78 triệu đơn vị. Các mã lớn khác như ACV, VGI, OIL, MSR… cũng hỗ trợ cho đà tăng của thị trường.
Điểm nhấn là SIP, sau 5 phiên liên tiếp mất điểm trong tuần trước, cổ phiếu này đã đảo chiều tăng vọt với thanh khoản khá khủng. Kết phiên, SIP tăng 15% lên mức giá trần 145.200 đồng/CP với khối lượng giao dịch đạt 10,35 triệu đơn vị, chỉ thua BSR.
Trên thị trường phái sinh , cả 4 hợp đồng tương lai đều đảo chiều tăng. Trong đó, VN30F2012 được giao dịch mạnh nhất với khối lượng khớp lệnh 90.195 đơn vị, khối lượng mở đạt 36.962 đơn vị, đóng cửa tăng 1,8% về 1.026 điểm.
Trên thị trường chứng quyền , CVIC2006 và CHDB2008 là chứng quyền có khối lượng giao dịch lớn nhất, lần lượt đạt 135.132 đơn vị và 131.288 đơn vị. Đóng cửa, CVIC2006 tăng 4,2% lên 2.480 đồng/CQ, còn CHDB2008 giảm 1,9% xuống 1.560 đồng/CQ.
Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền đang lan tỏa rất rộng
VN-Index lên gần 1.065 điểm; Cảnh báo đỏ về P2P Lending biến tướng; Hạn chế mua đuổi vùng giá cao; Những cổ phiếu đứng bên lề sóng tăng giá; Chứng khoán phái sinh: Canh mua ở các nhịp chùng xuống; Chứng khoán châu Á phân hóa; Kỳ vọng giá dầu hồi phục khi vắc xin sắp được tung ra...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 14/12 không đổi so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm 150.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 54,60 - 55,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 3,1 USD lên 1.839,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng lùi dần và về dưới 1.830 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,43% xuống 90,59 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 14/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.143 đồng, giảm 3 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.040 - 23.220 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,47 USD ( 1,01%), lên 47,04 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,54 USD ( 1,08%), lên 50,51 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index lên đỉnh trong 2 năm rưỡi qua nhờ dòng tiền lan tỏa
Thị trường duy trì mức tăng khá ổn định trên ngưỡng 1.050 điểm trong suốt cả phiên sáng nhờ lực cầu lan tỏa.
Dòng tiền mạnh tiếp tục nâng đỡ thị trường trong phiên chiều, kéo hàng loạt cổ phiếu được kéo lên kịch trần, đặc biệt là nhóm cổ phiếu chứng khoán, giúp VN-Index vọt lên đỉnh mới trong khoảng 2,5 năm qua tại gần 1.065 điểm.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán dậy sóng khi đua nhau tăng trần tại SSI, VND, AGR, VIG, HBS, CTS, ORS, SBS, còn HCM, BVS, MBS, VIX... đều tăng mạnh.
Trên một số diễn đàn chứng chứng khoán, một số nhà đầu tư lâu năm cho rằng, với thị trường tăng bền bỉ, sau hàng bluechip và hàng cơ bản tăng mạnh, sẽ dẫn đến hiện tượng "dòng tiền vào vơ bèo vạt tép...".
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 16,89 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 462,85 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 14/12: VN-Index tăng 18,13 điểm ( 1,73%), lên 1.064,09 điểm; HNX-Index tăng 3,42 điểm ( 2,1%), lên 165,74 điểm; UPCoM-Index tăng 0,64 điểm ( 0,93%), lên 69,36 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall biến động nhẹ trong phiên ngày thứ Sáu (11/12), khi chờ đợi gói viện trợ kinh tế trị giá 908 tỷ USD do lưỡng đảng đề xuất vẫn còn lấp lửng.
Về dữ liệu kinh tế Mỹ, chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng nhẹ 0,1% trong tháng 11, trong khi tháng trước đó tăng 0,3%. Đây là mức tăng nhỏ nhất trong vòng bảy tháng vừa qua, nhấn mạnh tình thiếu áp lực lạm phát trong nền kinh tế vẫn đang vật lộn để vượt qua sự tàn phá của đại dịch Covid-19.
Tính chung cả tuần, S&P 500 giảm 0,96%, Nasdaq Composite giảm 0,69% và Dow Jones giảm 0,57%.
Kết thúc phiên 11/12, chỉ số Dow Jones tăng 47,11 điểm ( 0,16%), lên 30046,37 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,64 điểm (-0,13%), xuống 3.663,46 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 27,94 điểm (-0,23%), xuống 12.377,87 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản nhích nhẹ, nhờ khảo sát tanka thường kỳ cho thấy, tâm lý kinh doanh trong tháng 12 được cải thiện với tốc độ nhanh nhất trong gần hai thập kỷ.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,3% lên 26.732,44 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,48% lên 1.790,52 điểm.
Cuộc khảo sát tankan của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã hỗ trợ tâm lý thị trường, khi tâm trạng của các nhà sản xuất lớn được cải thiện trong quý thứ hai liên tiếp xuống mức âm 10 trong tháng này từ âm 27 trong tháng 9.
Mặc dù vậy, thông tin từ dịch bệnh đã hạn chế đà tăng, khi Nhật Bản báo cáo hơn 3.000 trường hợp nhiễm mới Covid-19 trong ngày thứ Bảy tuần trước, trong đó, thủ đô Tokyo đã xác nhận 621 trường hợp.
Giao dịch đáng kể nhất tại cổ phiếu Mitsubishi Heavy Industries, tăng 7,5% sau khi nhật báo Nikkei đưa tin hôm thứ Sáu rằng, dự án chế tạo máy bay chiến đấu mới do Công ty đứng đầu sẽ có sự tham gia của Lockheed Martin của Mỹ.
Chứng khoán Trung Quốc nhích lên, được củng cố bởi hy vọng có thêm những chính sách để hỗ trợ nền kinh tế.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,66% lên 3.369,12 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,92% lên 4.934,84 điểm.
Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hỗ trợ tài khóa trong một chiến lược nhằm thúc đẩy tăng tốc nền kinh tế đang chủ yếu dựa vào cầu nội địa, chuỗi cung ứng và đổi mới sáng tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Liu Kun cho biết.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, ảnh hưởng bởi nhóm cổ phiếu công nghệ suy yếu, sau khi Trung Quốc trừng phạt các công ty công nghệ lớn.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,44% xuống 26.389,52 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,09% xuống 10.443,12 điểm.
Cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc cho biết, đã phạt Tập đoàn Alibaba, China Literature do Tencent Holdings hậu thuẫn và Shenzhen Hive Box 500.000 nhân dân tệ (76.464,29 USD).
Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tăng cường giám sát các gã khổng lồ công nghệ , với lý do lo ngại rằng trong nhiều năm qua, các công ty này đã cố gắng xây dựng các hành vi độc quyền hạn chế cạnh tranh.
Cổ phiếu của Tencent, Alibaba và China Literature lần lượt giảm 2,9%, 2,6% và 4,1%.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi lo ngại ngày một dâng cao về tình hình dịch bệnh trong nước.
Hàn Quốc đã ra lệnh đóng cửa các trường học từ hôm thứ Ba tại thủ đô Seoul và các khu vực lân cận, khi nước này đang cố gắng chống lại đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu, vượt qua mức đỉnh trước đó vào tháng Hai.
Kết thúc phiên 14/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 79,92 điểm ( 0,30%), lên 26.732,44 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 21,93 điểm ( 0,66%), lên 3.369,12 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 116,35 điểm (-0,44%), xuống 26.389,52 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 7,86 điểm (-0,28%), xuống 2.762,20 điểm.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 15/12: Tâm lý nhà đầu tư đang rất hứng khởi Chùm MA5, 10, 20 đang trong trạng thái phân kỳ dương tích cực, cùng với ADX hướng lên vùng 39 và đường DI nằm trên -DI, cho tín hiệu xác nhận xu hướng tăng điểm hiện tại. Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 15/12....