Giao dịch bất động sản thương mại lao dốc
Quý III, giao dịch các tài sản văn phòng, trung tâm bán lẻ, khách sạn tại châu Á Thái Bình Dương giảm mạnh 35-87% so với cùng kỳ.
JLL vừa công bố báo cáo thị trường đầu tư tài sản với lượng giao dịch bất động sản tại khu vực châu Á Thái Bình Dương tiếp tục xu hướng giảm sâu do tác động nặng nề của đại dịch. Toàn khu vực ghi nhận giao dịch văn phòng giảm 35%, trong khi giao dịch bất động sản bán lẻ và khách sạn rớt 51-87% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đang có nhiều giao dịch hơn nhờ một số hoạt động kinh tế bắt đầu được mở cửa trở lại, song chỉ số phục hồi đầu tư vẫn chưa thể cải thiện ngay. Tại Trung Quốc, chỉ số phục hồi đầu tư quý III giảm 10% theo năm, Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt giảm 2-18% so với cùng kỳ. Hoạt động đầu tư ở Australia, nơi vừa trải qua mùa đông khó khăn kiểm soát đại dịch đã giảm 45% theo năm và Hong Kong cũng giảm đến 27%.
Thị trường bất động sản thương mại tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Dù giao dịch của nhóm tài sản thương mại vẫn ảm đạm, bất động sản công nghiệp trở thành điểm sáng hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội cho khu vực châu Á Thái Bình Dương. Trong quý III, thị trường đầu tư bất động sản công nghiệp hoạt động mạnh mẽ với lượng giao dịch tăng 76% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu được thúc đẩy bởi các giao dịch về trung tâm dữ liệu và hậu cần. Các tài sản này lần lượt chiếm 70% và 31% giao dịch tại Nhật Bản và Trung Quốc.
Covid-19 tuy làm gián đoạn đầu tư tại Việt Nam, nhưng sự quan tâm từ các nhà đầu tư vẫn mạnh mẽ do đây được xem là điểm nóng công nghiệp mới nổi ở khu vực. Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam cũng đang thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư vào mảng trung tâm dữ liệu và hậu cần.
Theo đánh giá của JLL, Việt Nam vẫn đang có nhiều thương vụ gọi vốn từ các chủ đầu tư trong nước có danh mục phát triển quy mô lớn, hiệu suất sinh lợi cao. Thị trường Việt Nam cũng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào tiềm năng tăng trưởng của thị trường còn non trẻ và đang phát triển. Dù các giao dịch này vẫn trong giai đoạn được đàm phán và rà soát pháp lý. Đây vẫn là yếu tố tích cực bởi niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài về sự phục hồi của đất nước và sức mua của người dân sẽ được cải thiện trong những quý kế tiếp.
Thống kê của đơn vị này cho thấy, hoạt động đầu tư bất động sản châu Á Thái Bình Dương có dấu hiệu phục hồi trong quý III với 35 tỷ USD giao dịch trực tiếp được cam kết trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9/2020. Lượng giao dịch đã phục hồi 35% so với quý trước, dù vẫn còn thấp hơn 19% so với cùng kỳ năm 2019.
Cổ đông lớn duy nhất của CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (DBD) muốn thoái hết vốn
CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (Mã chứng khoán: DBD - sàn HOSE) thông báo, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Bình Định, đơn vị sở hữu 6.984.955 cổ phiếu, tương ứng 13,34% cổ phần tại DBD sẽ thoái ra toàn bộ cổ phiếu đang sở hữu.
Cụ thể, lô cổ phiếu sẽ được thoái thông qua giao dịch khớp lệnh hoặc giao dịch thoả thuận tại sàn HOSE, trường hợp có cổ đông quan tâm mua toàn bộ cổ phần chào bán với mức giá tốt thì có thể liên hệ với người đại diện và thực hiện giao dịch thoả thuận.
Giá đặt lệnh giao dịch tối thiểu 43.221 đồng/cổ phiếu nhưng không thấp hơn giá tham chiếu bình quân 30 phiên giao dịch liên tiếp trên thị trường trước ngày công bố thông tin. Thời gian dự kiến từ 11/5/2020 tới ngày 5/6/2020.
Tính tới 31/12/2019, Quỹ Đầu tư và Phát triển Bình Định là cổ đông lớn duy nhất của DBD, còn lại là các cổ đông cá nhân. Doanh nghiệp chủ yếu sản xuất, mua bán hàng dược phẩm, dược liệu, máy móc thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 380,2 tỷ đồng, lợi nhuận là 41,1 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 50,8% và 19,1% so với quý I/2019.
Trong kỳ mặc dù doanh thu tăng cao, nhưng lợi nhuận lại tăng chậm hơn do có sự tăng đột biến của chi phí bán hàng. Cụ thể, chi phí bán hàng ghi nhận 78,4 tỷ đồng, tăng 181% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp có thuyết minh chi phí bán hàng tăng do chi phí nhân viên tăng từ 14,6 tỷ đồng lên 28,2 tỷ đồng, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng từ 7,3 tỷ đồng lên 37 tỷ đồng và chi phí bán hàng khác tăng từ 4,6 tỷ đồng lên 11,8 tỷ đồng.
Mặc dù doanh thu và lợi nhuận tăng, tuy nhiên dòng tiền hoạt động kinh doanh chính tiếp tục âm 47,2 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước âm 63,6 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chính không tạo ra tiền, trong khi nhu cầu đầu tư và trả nợ vay cho chủ nợ đã làm dòng tiền thuần trong kỳ âm 95,6 tỷ đồng. Điều này làm cho lượng tiền và tương đương tiền giảm từ 138,2 tỷ đồng về mức 42,2 tỷ đồng.
Diễn biến giá cổ phiếu DBD
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/5/2020, cổ phiếu DBD giao dịch vùng giá 51.000 đồng/cổ phiếu, đi ngang so với phiên trước đó. Tuy nhiên, trong vòng hơn 1 tháng trở lại đây, cổ phiếu đã bật tăng mạnh từ vùng giá 43.000 đồng/cổ phiếu lên giá hiện tại, tức tăng 18,6%.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 9/5 Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 9/5 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. * BMI: Ngày 14/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019 của Tổng CTCP Bảo Minh (BMI - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 15/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo...