Giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất giảm các loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu
Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất giảm các loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu, tiêu dùng, nhất là các loại thuế làm tăng chi phí đầu vào cho sản xuất, kinh doanh… để giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm phục vụ cạnh tranh xuất khẩu và kinh doanh.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất giảm các loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu. Ảnh: TTXVN
Ngày 25/7, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 4648/VPCP-KTTH về việc nghiên cứu đề xuất giảm các loại thuế, phí.
Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại văn bản số 240/LĐCP ngày 18/7/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao:
Video đang HOT
Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất giảm các loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu, tiêu dùng, nhất là các loại thuế làm tăng chi phí đầu vào cho sản xuất, kinh doanh… để giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm phục vụ cạnh tranh xuất khẩu và kinh doanh, góp phần kiềm chế lạm phát, hỗ trợ chính sách tiền tệ… cho cả trước mắt và trung hạn; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/7/2022.
Yêu cầu báo cáo phương án giảm thuế xăng dầu trước 30/7
Phó thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất giảm các loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu và báo cáo trước ngày 30/7.
Ngày 25/7, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái về việc nghiên cứu đề xuất giảm các loại thuế, phí.
Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại văn bản ngày 18/7, Phó thủ tướng giao Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất giảm các loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu, tiêu dùng, nhất là các loại thuế làm tăng chi phí đầu vào cho sản xuất, kinh doanh...
Điều này nhằm mục đích giảm chi phí, giá thành sản phẩm phục vụ cạnh tranh xuất khẩu và kinh doanh, góp phần kiềm chế lạm phát, hỗ trợ chính sách tiền tệ... cho cả trước mắt và trung hạn. Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính phải báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/7.
Trước đó, trong Nghị quyết 85 ban hành ngày 18/7, Chính phủ giao Bộ Tài chính khẩn trương báo cáo Chính phủ, cấp có thẩm quyền về phương án điều chỉnh, giảm các loại thuế đối với xăng dầu theo quy định.
Mới đây, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ giảm thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) với xăng không chì về 10% thay vì mức đề xuất điều chỉnh thuế nhập khẩu MFN này từ 20% về 12% như trước đó.
Mặc dù giá xăng dầu trong nước đã có 2 lần liên tiếp giảm mạnh từ đầu năm đến nay, tổng mức giảm hơn 6.000 đồng/lít, nhưng so với đầu năm, giá xăng, dầu vẫn đang ở mức cao.
Một số chuyên gia cho rằng cần kiến nghị Quốc hội có giải pháp đặc biệt, khẩn cấp như trao quyền cho Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội hay triệu tập kỳ họp bất thường để quyết định ngay giảm thêm một số loại thuế xăng dầu thuộc thẩm quyền Quốc hội chứ không thể chờ đến tháng 10-11.
Hiện, trong cơ cấu giá bán lẻ hiện nay, xăng, dầu đang phải chịu 4 loại thuế, gồm thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường và giá trị gia tăng. Thuế bảo vệ môi trường sau 2 lần giảm từ 1/4 và 11/7 đã về mức sàn trong khung thuế suất, tổng cộng mức giảm thuế này là 3.000 đồng với xăng và 1.500-1.700 đồng với dầu.
Từ 15h ngày 21/7, giá xăng E5 RON 92 trong nước giảm 2.710 đồng/lít còn 25.070 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 3.600 đồng/lít còn 26.070 đồng/lít. Đây là lần giảm mạnh nhất của giá xăng từ đầu năm. Tính đến nay, giá mặt hàng này đã trải qua 19 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 6 lần giảm.
Sau thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất giảm sâu thuế nhập khẩu với xăng dầu Cùng với việc điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT) xuống mức sàn, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất Chính phủ giảm từ 20% xuống còn 10% thuế nhập khẩu ưu đãi với mặt hàng xăng dầu (thay vì mức 12% như đề xuất trước đó). Sau xe khách, hàng không kiến nghị tăng trần giá vé máy bay vì...