Giảng viên ĐH Luật TPHCM livestream cùng bà Phương Hằng, nhà trường nói gì?
Một số người gửi đơn tố cáo giảng viên của ĐH Luật TPHCM livestream cùng bà Nguyễn Phương Hằng và cho rằng ông này đã vi phạm chuẩn mực về tư cách đạo đức của người thầy.
Ông Đặng Anh Quân tham gia livestream cùng bà Phương Hằng gần đây (ảnh cắt từ clip)
Trao đổi với Dân trí chiều 3/11, PGS.TS Trần Hoàng Hải, quyền hiệu trưởng ĐH Luật TPHCM cho biết, thời gian qua nhà trường có nhận được đơn của một số người gửi đến tố cáo giảng viên Đặng Anh Quân vi phạm pháp luật. Sau khi xem xét đơn, trường nhận thấy không có thẩm quyền xử lý sự việc.
“Sau khi nhận đơn tố cáo, phòng thanh tra nhà trường đã xem xét, căn cứ các quy định của pháp luật và đã có trả lời những người tố cáo rằng nhà trường không có thẩm quyền xử lý. Trường đề nghị họ liên hệ trực tiếp các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Nhà trường không phải là cơ quan tòa án để khẳng định vụ việc trên đúng hay sai”, ông Hải chia sẻ.
Ông Hải cho rằng, khi nào có phán quyết của các cơ quan có thẩm quyền về việc giảng viên vi phạm pháp luật, lúc đó nhà trường mới tiến hành xử lý, căn cứ theo luật viên chức. Hiệu trưởng nhà trường là người đứng đầu cơ sở chỉ có thẩm quyền xử lý cán bộ công chức, viên chức trong hoạt động nghề nghiệp của mình, còn khi cá nhân giảng viên đó ra ngoài, họ là công dân bình thường thuộc thẩm quyền chỗ khác.
Nếu người có hành vi xúc phạm, vu khống người khác bị tố cáo, tòa án xét xử, còn nếu người phát ngôn không chuẩn mực, loan tin sai sự thật, thuộc thẩm quyền xử lý của Sở Thông tin và truyền thông.
Cũng theo ông Hải, khi livestream, ông Quân xưng là giảng viên của ĐH Luật TPHCM, đó là cách giới thiệu nơi làm việc, không phải người đại diện phát ngôn cho nhà trường.
Video đang HOT
“Quan điểm của trường trong vụ việc này rất rõ ràng, không bao che hành vi trái pháp luật nhưng phải xử lý đúng quy định của pháp luật. Việc thẩm định đúng hay sai thuộc cơ quan có thẩm quyền khác”, ông Hải nhấn mạnh.
Việc giảng viên trường tham gia phát ngôn trên mạng xã hội gây tranh cãi, ông Hải cho biết: “Với tư cách người quản lý, tôi đã nhắc nhở thầy giáo này không được sử dụng các ngôn từ làm người khác hiểu nhiều nghĩa khác nhau, không được làm ảnh hưởng đến danh dự của nhà trường và không được cổ súy cho hành vi vi phạm pháp luật”.
PGS.TS Trần Hoàng Hải đánh giá, ở góc độ chuyên môn giảng dạy, ông Anh Quân có chuyên môn tốt về luật đất đai, môi trường và được sinh viên đánh giá có cách dạy thích thú.
Trước đó, một số người đã gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ông Đặng Anh Quân đến ban giám hiệu ĐH Luật TP.HCM.
Trong đơn, người tố cáo cho rằng vừa qua bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam livestream trên mạng xã hội đã sử dụng từ ngữ dung tục, phản cảm. Theo người tố cáo, ông Quân tham gia cùng đã vi phạm vào chuẩn mực về tư cách đạo đức của người thầy, không còn đủ tư cách giảng dạy sinh viên.
Bà Phương Hằng từng nhận bằng giáo sư danh dự, là diễn giả talk show với 2 triệu lượt xem
Nổi tiếng với lượng livestream với hơn 500.000 lượt xem trong một tối, bà Phương Hằng từng là diễn giả trong buổi talk show với 2 triệu lượt xem và là giáo sư được cấp bằng từ trường đại học của Mỹ.
Bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Đại Nam. (Ảnh: FBNV).
Thời gian gần đây, bà Nguyễn Phương Hằng trở thành nhân vật đáng chú ý khi đăng tải một livestream có tới hơn 500.000 lượt xem. Nội dung đi thẳng trực diện vào vấn đề "bóc mẽ" một số hành vi của một nhóm người trong giới giải trí, trong đó có sự nhắc tên của các nghệ sĩ nổi tiếng như Hoài Linh, Vy Oanh...
Trong một video đăng tải trên YouTube, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Đại Nam, tiết lộ bà và chồng, ông Huỳnh Uy Dũng, được trường Đại học Apollos cấp bằng giáo sư thỉnh giảng để truyền cảm hứng, truyền lửa cho cộng đồng.
Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu được, Đại học Apollos khai trương chi nhánh mới tại Malaysia, bà Hằng tiết lộ đã nhận bằng tại quốc gia này (cụ thể là năm 2018).
Danh hiệu mà vợ chồng ông Dũng được nhận là "Honorary Doctor of Business Administration" (Tiến sĩ danh dự về quản trị kinh doanh). Bà Phương Hằng được vinh danh "Honorary Visiting Professor" (Giáo sư danh dự).
Đây được xem là những danh hiệu danh giá nhất mà trường Apollos trao tặng cho doanh nhân có nhiều cống hiến trong sự nghiệp kinh doanh và hoạt động vì cộng đồng tại châu Á.
Vợ chồng ông Dũng - bà Hằng (đứng giữa) nhận bằng từ trường Đại học Apollos tháng 11/2018. (Ảnh: FB Đại Nam Văn Hóa Du Lịch Thể Thao ).
Bà Hằng cũng cho biết bản thân đã từng đi dự rất nhiều talk show, trong đó có những buổi talk show lên tới 2 triệu lượt xem. "Khi tôi truyền lửa và truyền năng lượng trong cuộc sống, tôi luôn hướng tới những điều tốt đẹp. Tôi nói chuyện, tôi hay hài hước, tôi gây cho họ sự thu hút. Đó là khả năng mà trời ban cho tôi", bà Hằng nói đồng thời chỉ ra một số bài đăng YouTube có tới 2 triệu lượt xem.
Kể từ khi nhận bằng từ trường Đại học Apollos, bà cho biết đã đóng vai trò là người truyền lửa, truyền năng lượng tới chị em phụ nữ suốt hai năm nay. "Ít nhất tôi phải có một trình độ nhất định thì mới có bằng giáo sư. Và cả nước Việt Nam chỉ có mỗi mình tôi là người phụ nữ duy nhất được cấp bằng giáo sư này", bà nói.
Bà cho biết để thể hiện và nói chuyện trước công chúng, ở vị trí người diễn thuyết bà phải sử dụng cả lời nói và ngôn ngữ hình thể, sự hiểu biết, trải đời, đặc biệt là luôn chia sẻ những điều tử tế để chia sẻ với chị em phụ nữ.
Hiện, bà Hằng được biết đến là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc điều hành CTCP Đại Nam. Sau khi ông Huỳnh Uy Dũng (hay Dũng "lò vôi") bất ngờ rời khỏi thương trường để tập trung cho thiện nguyện vào tháng 5/2020, ông đã giao toàn quyền điều hành doanh nghiệp cho vợ mình.
Doanh nghiệp này nổi tiếng với các cụm bất động sản ở nhiều vị trí đắc địa, đơn cử như khu công nghiệp Sóng Thần 2 và Sóng Thần 3, Khu đô thị Trung tâm hành chính Dĩ An, Khu đô thị dịch vụ thương mại Sóng Thần, khu nhà ở Sóng Thần 2...
Trong video chia sẻ của mình, bà Hằng cũng thẳng thắn rằng tuy có chồng nhưng bà vẫn tỏ ra độc lập. Bà cho biết tất cả tiền tài, của cải, danh vọng có được là nhờ những năm tháng làm việc, học hỏi những người giỏi hơn mình, luôn phấn đấu thay vì ngồi một chỗ và nói xấu người khác.
"Tài sản của tôi là thật chứ không ảo trên chứng khoán... Nói về độ chơi xa xỉ thì không ai hơn tôi đâu, khó có người hơn tôi lắm... Nếu nói về tài sản, thì 500, 700 triệu đô đến 1 tỷ đô tôi có... Mỗi lần tôi xuất hiện sẽ có một bộ trang sức khác. Kim cương của tôi lên đến hàng kí.
Vì tôi đam mê nên tôi nỗ lực làm ra tiền. Tất cả các hiệu kim cương ở nước ngoài đều biết mặt tôi hết... Tôi đi những chiếc xe 40, 50 chục tỷ, có đến vài chiếc là chuyện bình thường. Tôi ở bao nhiêu căn nhà mặt tiền, sổ đỏ tôi cân kí nhưng tôi chưa bao giờ đem điều đó ra tự hào", bà Hẳng chia sẻ trên YouTube.
Tự chủ thực chất thì không cần quy định kéo dài thời gian làm việc với GS, TS Việc quản lý người lao động trong trường đại học hiện nay vẫn theo bậc của viên chức gây ra nhiều rào cản. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục Đại học 2018. Điểm đáng chú ý...