Giáng sinh không dối trá: Vì sao cha mẹ nên cân nhắc về câu chuyện ông già Noel
Nhiều nhà triết học và tâm lý học cho rằng việc nói dối tr.ẻ e.m về sự tồn tại của ông già Noel có thể gây ra những vấn đề về đạo đức và tâm lý.
Hàng năm, vào mùa Đông, nhiều tr.ẻ e.m háo hức mong chờ hình ảnh Ông già Noel xuất hiện vào đêm Giáng sinh, len lỏi qua ống khói để đặt những món quà dưới cây thông lấp lánh.
Nhưng với các bậc phụ huynh, câu chuyện thần thoại này đặt ra một câu hỏi khó: Liệu nói dối về Ông già Noel có phải là cách nuôi dạy con đúng đắn?
Nhiều nhà triết học và tâm lý học cho rằng việc nói dối tr.ẻ e.m về sự tồn tại của Ông già Noel có thể gây ra những vấn đề về đạo đức và tâm lý.
Theo bà Gail Heyman, giáo sư tâm lý học tại Đại học California, San Diego, việc nói dối để kiểm soát hành vi của tr.ẻ e.m là một hình thức “nuôi dạy bằng dối trá”. Một nghiên cứu của bà cho thấy 80% bậc phụ huynh thừa nhận đã nói dối con cái để tác động đến cảm xúc hoặc hành vi của chúng.
Trước tiên, nói dối trẻ về Ông già Noel có thể xem là hành động thao túng. Thay vì khuyến khích trẻ làm điều tốt vì lý do chính đáng, cha mẹ lại dọa rằng Ông già Noel sẽ không tặng quà nếu trẻ không ngoan. Điều này ngăn cản trẻ hiểu rõ giá trị thật sự của hành vi đúng đắn.
Thứ hai, nói dối làm suy giảm niềm tin. Trẻ nhỏ thường có niềm tin tuyệt đối vào cha mẹ. Khi sự thật về Ông già Noel bị phơi bày, trẻ có thể cảm thấy bị lừa dối, dẫn đến sự mất lòng tin vào lời nói của cha mẹ trong tương lai.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu cho rằng tác động lâu dài của việc “nuôi dạy bằng dối trá” có thể dẫn đến mối quan hệ kém gắn kết giữa cha mẹ và con cái khi trẻ trưởng thành. Một số nghiên cứu cho thấy rằng tr.ẻ e.m được nuôi dạy bằng sự trung thực thường có tâm lý ổn định hơn khi lớn lên.
Trẻ phản ứng ra sao khi biết sự thật?
Năm 1994, một nghiên cứu với 52 tr.ẻ e.m không còn tin vào Ông già Noel cho thấy, trung bình trẻ phát hiện sự thật khi lên 7 tuổ.i
Khoảng một nửa cảm thấy buồn, thất vọng hoặc bị lừa. Tuy nhiên, cũng có 60% trẻ cảm thấy vui, chủ yếu vì chúng biết rằng dù không có Ông già Noel, chúng vẫn sẽ nhận được quà.
Ba mươi năm sau, một nghiên cứu tương tự với 48 trẻ từ 6 đến 15 tuổ.i cho kết quả tương đồng: khoảng một nửa cảm thấy tiêu cực, trong khi một nửa còn lại cảm thấy nhẹ nhõm hoặc hài lòng vì đã đoán đúng.
Video đang HOT
Điều đáng chú ý là không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc tin vào Ông già Noel là cần thiết để trẻ tận hưởng Giáng sinh, phát triển trí tưởng tượng hay tư duy phản biện.
Cây thông xanh được trang trí với những quả châu màu bạc trước TTTM Terminal 21 trên đường Sukhumvit, Thái Lan. Ảnh: Đỗ Sinh P/v TTXVN tại Bangkok
Có nên từ bỏ câu chuyện Ông già Noel?
Một số phụ huynh lo lắng rằng nếu nói sự thật, con mình sẽ làm mất niềm vui của những đứ.a tr.ẻ khác hoặc khiến cha mẹ khác phật ý.
Tuy nhiên, trong một xã hội đa văn hóa, tr.ẻ e.m từ các nền tảng khác nhau vẫn có thể hòa hợp với nhau. Chẳng hạn, một đứ.a tr.ẻ có thể nói: “Nhà mình không tin vào Ông già Noel” giống như cách trẻ khác nói: “Nhà mình không tin vào Chúa”.
Bà Heyman cho rằng, thay vì dựng lên câu chuyện dối trá, cha mẹ có thể tạo ra một Giáng sinh huyền diệu mà mọi người đều hiểu Ông già Noel chỉ là một nhân vật tưởng tượng. Trẻ vẫn có thể tận hưởng không khí lễ hội mà không cần bị đán.h lừa.
Lời khuyên cho cha mẹ
Nếu bạn đang “lỡ” kể câu chuyện về Ông già Noel, đừng quá lo lắng. Hầu hết tr.ẻ e.m nhanh chóng vượt qua sự thật mà không bị tổn thương lâu dài. Điều quan trọng là bạn cần biết cách giải thích nhẹ nhàng và phù hợp với lứa tuổ.i.
Giáng sinh không chỉ xoay quanh Ông già Noel.
Điều quan trọng nhất vẫn là không khí gia đình đầm ấm và tình yêu thương. Vậy nên, hãy cân nhắc lựa chọn cách kể chuyện để mang đến một mùa lễ đầy ý nghĩa mà không cần đến những lời nói dối.
Khám phá những truyền thống Giáng sinh độc đáo trên thế giới
Giáng sinh là dịp lễ được chào đón nồng nhiệt trên khắp thế giới, nhưng mỗi quốc gia lại có những phong tục và truyền thống riêng, đôi khi kỳ lạ và thú vị.
Hãy cùng du hành qua các quốc gia để khám phá những nét đặc sắc trong mùa lễ hội này!
Khúc gỗ "ị" ở Catalonia, Tây Ban Nha
Tại vùng Catalonia, người dân có truyền thống về "Tió de Nadal" hay còn gọi là "Caga Tió" - một khúc gỗ được vẽ mặt cười và đội mũ đỏ. Trong suốt tháng 12, tr.ẻ e.m sẽ "nuôi" khúc gỗ bằng cách cho ăn và giữ ấm. Đến đêm Giáng sinh, các em sẽ dùng gậy đậ.p vào khúc gỗ, hát những bài ca truyền thống để khúc gỗ "thải" ra kẹo và quà tặng.
Khúc gỗ "ị" ra quà tại Tây Ban Nha. Ảnh: Wiki
Gà rán KFC trong bữa tiệc Giáng sinh ở Nhật Bản
Mặc dù Giáng sinh không phải là ngày lễ truyền thống ở Nhật Bản, nhưng từ những năm 1970, nhờ một chiến dịch quảng cáo thành công của KFC, việc thưởng thức gà rán vào dịp này đã trở thành một phong tục phổ biến.
Nhiều gia đình Nhật Bản đặt trước các suất gà rán từ KFC để đảm bảo có món ăn đặc biệt trong ngày lễ.
Trượt patin đến nhà thờ ở Caracas, Venezuela
Tại thủ đô Caracas, người dân có thói quen trượt patin đến nhà thờ vào sáng sớm trong suốt mùa lễ. Để đảm bảo an toàn, các con đường dẫn tới nhà thờ thường được hạn chế phương tiện lưu thông, tạo không khí lễ hội vui tươi và độc đáo.
Trang trí cây thông bằng mạng nhện ở Ukraine
Người dân Ukraine thường trang trí cây thông Noel bằng nhện và mạng nhện giả, họ tin rằng điều này sẽ mang lại may mắn. Phong tục này bắt nguồn từ một câu chuyện cổ kể về một bà lão nghèo không có tiề.n mua đồ trang trí, nhưng vào đêm Giáng sinh, nhện đã giăng tơ trên cây thông của bà, biến nó trở nên lộng lẫy.
Ông kẹ Krampus ở Áo và Đức
Ở Áo và Đức, truyền thuyết về Krampus, một sinh vật đáng sợ xuất hiện cùng thời điểm với ông già Noel, rất phổ biến. Trong khi ông già Noel thưởng quà cho trẻ ngoan, thì Krampus sẽ trừng phạt những đứ.a tr.ẻ hư, tạo nên một phần không thể thiếu của mùa lễ hội tại đây.
Mari Lwyd - Ngựa ma ở Xứ Wales
Tại Xứ Wales, theo truyền thống "Mari Lwyd", một người mang hộp sọ ngựa thật được trang trí đi đến các nhà và tham gia vào các cuộc thi hát đối. Mục tiêu là giành quyền vào nhà và được chủ nhà mời đồ ăn, thức uống, tạo nên không khí vui vẻ và gắn kết cộng đồng.
Befana - Phù thủy tặng quà ở Italy
Hình ảnh phù thủy Befana tại Italy. Ảnh: Trường Dụy - P/v TTXVN tại Italy
Tại Italy, theo truyền thống, Befana - một bà phù thủy tốt bụng cưỡi chổi - sẽ mang quà tặng cho tr.ẻ e.m vào đêm trước lễ Hiển Linh (5/1). Truyền thuyết cho rằng bà đang tìm kiếm Chúa Hài Đồng và để lại quà cho những đứ.a tr.ẻ ngoan trên hành trình của mình.
Mèo Yule khổng lồ ở Iceland
Mèo Yule tại Iceland. Ảnh: Getty images
Theo truyền thuyết Iceland, mèo Yule là một con mèo khổng lồ sẽ ăn thịt những ai không nhận được quần áo mới trước Giáng sinh. Do đó, người dân thường tặng nhau quần áo mới để tránh khỏi số phận không may mắn này.
Ông già Noel khỏ.a thâ.n ở San Francisco, Mỹ
Tại San Francisco (Mỹ), sự kiện thường niên "SantaCon" thu hút hàng nghìn người mặc trang phục ông già Noel tham gia diễu hành. Đặc biệt, một số người còn chọn cách tham gia trong tình trạng... khỏ.a thâ.n, tạo nên một cảnh tượng độc đáo và thu hút sự chú ý.
Cây chuối Noel ở Ấn Độ
Với tỷ lệ người theo đạo Thiên Chúa thấp, người dân Ấn Độ thường sáng tạo bằng cách trang trí cây chuối hoặc cây xoài thay cho cây thông truyền thống trong dịp Giáng sinh, mang đến màu sắc địa phương độc đáo cho lễ hội.
Mỗi quốc gia đều có những truyền thống Giáng sinh riêng biệt, phản ánh văn hóa và lịch sử độc đáo của họ. Dù ở đâu, tinh thần chung của mùa lễ hội vẫn là sự đoàn kết, yêu thương và chia sẻ niềm vui với mọi người xung quanh.
Người dân Mỹ hối hả mua sắm dịp nghỉ lễ cuối năm Đêm Giáng sinh năm nay rơi vào Chủ nhật giúp người dân Mỹ tận dụng ngày cuối tuần để mua sắm trước kỳ nghỉ lễ. Công ty nghiên cứu Sensormatic Solutions dự đoán ngày 23/12 là ngày mua sắm bận rộn nhất trong năm, sau Black Friday. Người dân mua sắm chuẩn bị cho lễ Giáng sinh và Năm mới tại California, Mỹ....