Giáng sinh đau buồn giữa đại dịch cúm Tây Ban Nha
Tháng 12/1918, nước Anh chuẩn bị cho Giáng sinh đầu tiên không có tiếng súng sau 4 năm Thế chiến I, nhưng lại đối mặt một đại dịch tồi tệ.
Tương tự Covid-19 hiện nay, đại dịch cúm Tây Ban Nha hồi đầu thế kỷ 20, liên quan đến virus cúm H1N1, cũng xảy ra theo từng đợt. “Làn sóng” thứ hai chết chóc nhất bắt đầu vào mùa thu năm 1918, đến cuối tháng 11 đạt đỉnh và tiếp tục hoành hành trong những tuần đầu tiên của tháng 12, khiến hàng trăm triệu người nhiễm và hàng chục triệu người chết trên toàn thế giới.
1/4 dân số Anh nhiễm virus và 225.000 ca tử vong, hầu hết trong thời gian trước Giáng sinh. Tuy nhiên, trong khi Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 19/12 ban lệnh phong tỏa thủ đô London và khu vực đông nam vì biến chủng mới của nCoV, giới chức Anh vào năm 1918 lại khuyên người dân cố gắng tiếp tục đối mặt với một đại dịch ngày càng leo thang mà không áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt.
Arthur Newsholme, giám đốc y tế của Anh khi đó, đã ban hành bản ghi nhớ chính thức đầu tiên vào tháng 10/1918, khuyến nghị một loạt biện pháp nhằm kiềm chế đại dịch như cách ly người nhiễm, đóng cửa trường học và rạp chiếu phim, súc miệng bằng nước sát khuẩn, tránh tụ tập đông người.
Tuy nhiên, không có biện pháp nào là bắt buộc. Trách nhiệm thực hiện cũng thuộc về chính quyền địa phương, nhưng họ lại triển khai theo những cách khác nhau. Đeo khẩu trang không nằm trong số các khuyến nghị được chính phủ đưa ra.
Các bệnh nhân Mỹ, hầu hết đang điều trị cúm Tây Ban Nha, tại một bệnh viện quân đội ở Glasgow, Scotland, hồi tháng 11/1918. Ảnh: Universal History.
Tại thủ đô London, giới chức y tế và chính quyền địa phương áp dụng các biện pháp chống dịch không đồng đều, khi chỉ một số rạp chiếu phim và trường học bị đóng cửa. Ngược lại, ở thành phố Manchester, tiến sĩ James Niven lại phát triển kế hoạch phòng ngừa và điều trị quyết liệt, dường như đã giúp kiềm chế dịch tốt hơn.
Tình trạng các biện pháp không được áp dụng một cách có hệ thống xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Giới chuyên gia y tế khi đó chưa làm rõ được những thông tin về đại dịch, bao gồm đối tượng nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất, bản chất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, hay phương thức hoạt động của virus khác với những gì đã biết về bệnh cúm như thế nào.
Video đang HOT
Thái độ của người dân cũng là một yếu tố quan trọng. Phần lớn công chúng coi cúm Tây Ban Nha là một căn bệnh nặng hơn bình thường một chút, nhưng hầu như không có tác động to lớn nào. Những người từng chịu đựng 4 năm chiến tranh khó có thể chấp nhận tuân thủ các biện pháp kiểm soát chặt chẽ.
Việc làn sóng cúm Tây Ban Nha thứ hai đạt đỉnh ngay sau khi Thế chiến I kết thúc dường như không phải trùng hợp. Hàng nghìn người đã bất chấp khuyến cáo y tế và tập trung thành những đám đông lớn để ăn mừng tại các quảng trường, đường phố, quán rượu, nhà thờ hoặc nhà riêng trên khắp nước Anh. Những binh sĩ trở về từ chiến trường sau đó khiến virus trỗi dậy không chỉ ở Anh, mà còn lây lan khắp thế giới, từ Ấn Độ đến Australia, Canada, Mỹ và nhiều nước khác.
Suốt tháng 11 và đầu tháng 12/1918, hệ thống bệnh viện tại Anh bị quá tải bởi dòng người bệnh và tử vong. Hầu hết cơ sở y tế thiếu nhân lực vì ít nhất một nửa số y bác sĩ Anh được điều động để phục vụ chiến tranh. Khó khăn càng chồng chất khi không có phương pháp điều trị hiệu quả. Dù được khuyến khích tìm kiếm hỗ trợ y tế, hầu hết người nhiễm cố gắng chịu đựng tại nhà và nhiều ca đã tử vong. Một số nơi thậm chí ngừng chôn cất thi thể vì thiếu quan tài.
Đầu tháng 12/1918, ngày càng nhiều trường học bị đóng cửa, nhằm đề phòng đại dịch hoặc các giáo viên và học sinh đã nhiễm virus. Cũng giống như hiện nay, học sinh khi đó bị coi là nhân tố lây truyền virus, nhưng việc đóng cửa trường học vẫn là biện pháp gây tranh cãi. William Hamer, giám đốc y tế tại London, phản đối đóng cửa trường học bởi “động thái này chỉ đơn giản là khiến trẻ em được tự do tụ tập ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao hơn”.
Bất chấp điều đó, thành phố Manchester quyết định đóng cửa tất cả trường tiểu học cho đến năm mới. Tuy nhiên, biện pháp này lại trở thành “con dao hai lưỡi” đúng như Hamer lo ngại, khi những đứa trẻ cuối cùng lại tụ tập chơi trên đường phố và công viên thay vì bị yêu cầu ở nhà như hiện nay, từ đó khiến virus lây lan thêm.
Đến ngày Giáng sinh, làn sóng virus thứ hai phần lớn đã lắng xuống. Tuy nhiên, “nốt trầm” giữa đại dịch lại tạo ra khoảng thời gian để mọi người nhìn lại những gì đã qua, với đủ cảm xúc từ đau buồn do mất mát, phẫn nộ đến hy vọng. “Khủng hoảng kép” vì đại dịch và hệ quả chiến tranh khiến Giáng sinh năm 1918 trở nên khác thường.
Phần cáo phó trên báo chí quốc gia và địa phương, vốn bị phủ kín bằng tên những người chết trong chiến tranh, dần chứa đầy thông tin những cái chết vì đại dịch. Nhiều thanh niên sống sót trở về từ mặt trận phía Tây lại gục ngã vì bệnh cúm. “Phần lớn mọi người bình thản trước dịch bệnh này, nhưng nó dường như chết chóc gấp 5 lần so với chiến tranh. Theo ước tính, khoảng 6 triệu người đã chết vì cúm và viêm phổi trong 12 tuần qua”, tờ The Times khi đó viết.
Con số này thấp hơn nhiều so với thực tế. Vài tuần sau, The Times điều chỉnh lại là 12 triệu người đã chết vì cúm Tây Ban Nha trên toàn cầu, nhưng vẫn quá xa so với số liệu chính xác. Một phóng viên tại Manchester của tờ Guardian đánh giá đại dịch “đã phơi bày sự bất lực của ngành y tế dự phòng khi đối mặt với các bệnh truyền nhiễm nhất định”.
Nhận xét này nằm trong số hàng loạt phản ứng tức giận trút lên giới chức y tế. Giám đốc y tế Anh Newsholme là mục tiêu hàng đầu, bởi không điều phối được hoạt động ứng phó dịch. Chính phủ còn được kêu gọi thành lập một cơ quan nhằm cải thiện hệ thống phòng dịch quốc gia.
Những lời chỉ trích gay gắt nhất nhắm vào việc khuyến nghị y tế không bao gồm sử dụng khẩu trang để ngăn virus lây lan. Giới phê bình thắc mắc tại sao chính phủ không yêu cầu đeo khẩu trang trên tàu, xe buýt và nơi công cộng, biện pháp mà thành phố San Francisco của Mỹ đã áp dụng và thành công. Tuy nhiên, giữa cơn thịnh nộ, một số người vẫn lạc quan rằng điều tồi tệ nhất đã qua và đặt hy vọng vào loại vaccine mới được phát triển.
Làn sóng dịch cúm Tây Ban Nha tiếp theo trỗi dậy một lần nữa ngay sau năm mới và virus được cho là âm thầm lây lan từ kỳ nghỉ Giáng sinh. Mặc dù mức độ nghiêm trọng và quy mô nhỏ hơn trước đó, làn sóng thứ ba này dường như là lời nhắc nhở rõ ràng rằng cúm Tây Ban Nha vẫn luôn chực chờ tấn công.
Cuối cùng, người dân Anh cũng như toàn thế giới đã phải học cách “sống chung” với đại dịch. Tương tự Covid-19, điều này có nghĩa là họ phải đương đầu với mất mát đau thương, thừa nhận những sai lầm theo hệ thống và phát triển các biện pháp kiểm soát dịch mới.
Nước Anh và các quốc gia khác trên thế giới hiện nay đang sở hữu những điều kiện tốt hơn nhiều so với năm 1918 để ứng phó với một đại dịch ập đến chớp nhoáng. Tuy nhiên, bài học từ hơn 100 năm trước cho thấy ngay cả với những loại dược phẩm và kiến thức khoa học hiện đại nhất có sẵn, xã hội vẫn phải học cách sống tốt giữa dịch bệnh.
Đây là điều rất ít người chịu chấp nhận vào năm 1918, để lại hậu quả là 50-100 triệu người chết vì cúm Tây Ban Nha trên toàn cầu, tương đương 3-5% dân số thế giới tại thời điểm đó.
Italy ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc
Chính phủ Italy hôm 18/12 ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc, kéo dài gần hết kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới ở nước này để ngăn chặn đại dịch Covid-19 lây lan.
Toàn bộ Italy sẽ được áp dụng quy định đối với "vùng đỏ" trong ba giai đoạn của kỳ nghỉ này, bao gồm ngày 24-27/12, ngày 31/12-3/1/2021, và ngày 5-6/1/2021.
Theo đó, các cửa hàng không thiết yếu, nhà hàng, quán bar sẽ phải đóng cửa. Người dân chỉ được phép di chuyển để đi làm, đi bệnh viện hoặc vì mục đích khẩn cấp khác, theo BBC.
Mỗi gia đình cũng bị giới hạn số khách đến thăm nhà là hai người cùng lúc. Giờ giới nghiêm vẫn được duy trì từ 22h đến 5h sáng hôm sau.
Các quy định được nới lỏng hơn vào ngày 28-20/12 và ngày 4/1/2021. Vào những ngày này, người dân được phép rời khỏi nhà nhưng quán bar và nhà hàng vẫn phải đóng cửa.
Lệnh phong tỏa toàn quốc sẽ được áp dụng ở Italy trong hầu hết kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới. Ảnh: AP.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte gọi đây là "quyết định không hề dễ dàng".
"Các chuyên gia của chúng tôi quan ngại sâu sắc số ca Covid-19 có thể tăng vọt sau Giáng sinh. Vì vậy chúng tôi phải hành động", ông Conte nói trong cuộc họp báo hôm 18/12.
Ông Conte cho biết cuối tháng này, chính phủ sẽ bắt đầu tiêm chủng vaccine Covid-19 và "chấm dứt cơn ác mộng này".
Tuyên bố phong tỏa toàn quốc được đưa ra sau nhiều tranh cãi trong nội bộ chính phủ Italy. Một số quan chức muốn đóng cửa cả nước, trong khi số còn lại chỉ muốn phong tỏa một phần để giúp các doanh nghiệp sống sót trong đại dịch và các thành viên gia đình vẫn có thể gặp nhau.
Italy hiện ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 cao nhất châu Âu, với gần 68.000 người chết vì đại dịch.
WHO ban hành các biện pháp phòng dịch vào dịp lễ Giáng sinh tại châu Âu Ngày 16/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu đã kêu gọi các gia đình đeo khẩu trang trong những cuộc tụ họp vào dịp lễ Giáng sinh sắp tới sau khi cảnh báo nguy cơ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể gia tăng hơn nữa vào đầu năm 2021. Người dân đeo khẩu trang...