Giăng màn trồng cà chua Tết, trái xum xuê, bán 1 vụ rủng rỉnh tiền tiêu
Là loại cây trồng cho thu nhập ổn định, vốn đầu tư ban đầu thấp, phù hợp với đại bộ phận người dân, những năm gần đây cây cà chua đã trở thành cây trồng được nhiều nông hộ ở tiểu khu Nà Sản ( xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) lựa chọn trong sản xuất vụ Đông. Đặc biệt, để phòng tránh sương muối, người trồng cà chua đã giăng màn cho cà chua vụ Tết.
Mấy năm trở lại đây, bà con sinh sống ở tiểu khu Nà Sản phấn khởi vì cuộc sống đã bớt khó khăn, từng bước vươn lên làm giàu. Được như vậy là do bà con nông dân đã chuyển diện tích vườn tạp sang trồng cà chua, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Lúc đầu do nhận thức về lựa chọn cây cà chua phát triển kinh tế còn hạn chế, nên cây cà chua chỉ được trồng nhỏ lẻ để phục vụ gia đình là chủ yếu. Nhưng nay cây cà chua đã trở thành hàng hóa, mang lại giá trị kinh tế khá cao, nhất là trong thời điểm giáp Tết Nguyên đán.
Cà chua được nhiều nông hộ ở tiểu khu Nà Sản lựa chọn là cây phát triển kinh tế.
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Quang Hải, tiểu khu Nà Sản, cho biết: Tôi trồng cà chua trên 5.000m2 cũng gần 10 năm nay rồi, giá cả quả cà chua sau khi thu hoạch khá ổn định, thời gian thu hoạch nhanh, xoay vòng vốn cũng nhanh.
Một năm tôi trồng được 3 lứa cà chua, để tạo điều kiện cho vườn cà chua phát triển xanh tốt thường bón chủ yếu bón phân hữu cơ. Trong thời gian chăm sóc cà chua, tôi nói không với các loại chất hóa học, chất bảo quản, chất kích thích có hại cho người tiêu dùng nên sản phẩm của gia đình được nhiều tiểu thương đến mua với giá cao”.
Anh Nguyễn Quang Hải lên luống gieo trồng cà chua trên diện tích 5.000 m2. Cà chua vụ Tết rơi vào những tháng có sương muối nên anh Hải đã giăng màn để che. Việc giăng màn che giúp cà chua phòng, tránh được sương muối gây hư, thối quả, mẫu mã quả cà chua cũng đẹp hơn, bán được giá hơn.
Theo kinh nghiệm của bà con nông dân, khi trồng cà chua phải lên luống rộng 90 – 100 cm, cao 20 – 25cm, rãnh rộng 30 cm. Trên luống trồng hàng đôi với khoảng cách hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 35 – 40 cm, tương ứng với mật độ 1.000- 1.100 cây/sào, bón lót phân chuồng, lân, đạm urê. Khi đến thời kỳ cây ra quả thì nên ngắt ngọn để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả.
Video đang HOT
Anh Hải vui mừng, khi dịp giáp tết này cây cà chua phát triển xanh tốt, hứa hẹn sẽ cho sản lượng cao.
“Kỹ thuật chăm sóc cà chua khá đơn giản, khi trồng chỉ cần cho phân chuồng đã ủ hoai mục, cây lớn lên bón phân hữu cơ. Tốn công sức nhất là khâu bắc giàn, nếu không, khi có quả, cây cà chua sẽ bị gãy cành. Một năm tôi trồng 3 – 4 vụ lứa cà chua. Tôi thấy trồng cà chua phát triển kinh tế khá ổn định, bởi cây trồng không phải đầu tư chi phí nhiều, ít dịch bệnh, lại dễ bán”- anh Nguyễn Quang Hải, tiểu khu Nà Sản chia sẻ.
Hiện giá cà chua được anh Hải bán tại vườn với giá 12.000 – 18.000 đồng, tùy từng loại mẫu mã.
Sau khi thu hoạch cây cà chua được gia đình anh Hải tiêu thụ chủ yếu ở các chợ Trung tâm huyện Mai Sơn, chợ Nà Si, chợ cóc Chiềng Mung. Nếu khách quen nào có nhu cầu thu mua thì gọi điện thoại đặt hàng trước, anh sẽ đóng gói sản phẩm chở đến tận nơi. Với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đặc biệt là cà chua sạch, không dùng thuốc kích thích tăng trưởng, sản lượng hiện tại của gia đình anh Hải chưa đủ cung cấp cho thị trường. Vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều người dân trong vùng còn tìm đến tận gia đình anh mua cà chua, để tránh bị trộn với cà chua nơi khác.
Để đủ cà chua cung cấp ra thị trường, anh Hải tiếp tục mở rộng diện tích trồng cà chua.
Anh Nguyễn Quang Hải, cho biết thêm: Tôi bán cà chua tại vườn với giá dao động từ 12.000 – 18.000 đồng/kg, cao điểm giá lên tới 25.000 đồng/kg như dịp Tết Nguyên đán, trung bình 1.000 m2 thu nhập khoảng 30 triệu đồng. Gia đình tôi trồng 3 vụ cà chua trên 5.000 m2, trừ chi phí thu về 150 triệu đồng.
Loại cà chua của gia đìng tôi trồng ít hạt, cơm dày, nhiều tinh bột, có vị ngọt thanh rất dễ dùng, có thể ăn sống như trái cây, làm sinh tố, hay nấu chín vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng. Cà chua được trồng chủ yếu bằng phân hữu cơ, nên sản phẩm sạch và không ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng”.
Theo Danviet
Sơn La: Trồng đủ loại rau ngon bán Tết, dân sung túc
Gia đình bà Nguyễn Thị Xuyến sinh sống ở tiểu khu Nà Sản (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) trồng các loại rau ngắn ngày trên 1 diện tích đất canh tác, mỗi năm đều cho thu nhập khá giả, cuộc sống ngày càng khấm khá.
Là 1 trong những hộ có thu nhập cao từ trồng rau ngắn ngày, sau mỗi vụ thu hoạch rau bà Xuyến thu lãi hơn 160 triệu đồng.
Từ lâu cây rau ngắn ngày được nhiều nông hộ ở tiểu khu Nà Sả (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn) trồng để tăng cao nguồn thu nhập.
Là một trong những hộ gia đình tiên phong trong trồng các loại rau ngắn ngày ở tiểu khu, bà Nguyễn Thị Xuyến, chia sẻ: "Tôi có 2.000 m2 đất vườn trồng chủ yếu là cải bắp, su hào, hành lá, xà lách, cà chua, đậu cô ve ...Tùy theo từng vụ mùa để lựa chọn hạt giống trồng cho phù hợp...".
So với các loại cây trồng khác, bà Xuyến thấy trồng rau ngắn ngày rất nhàn, không tốn công sức và chi phí đầu tư, thời gian cho thu hoạch nhanh, cứ 2 - 3 tháng là có thể thu hoạch được nên xoay vòng vốn rất nhanh.
Bà Xuyến gắn với nghề trồng rau hơn 12 năm.
Vào vụ đông gia đình bà Xuyến thường trồng nhiều loại rau ngắn ngày phục vụ Tết Nguyên đán. Bà không sử dụng thuốc trừ sâu, không phun chất kích thích mà tận dụng tối đa nguồn phân chuồng, phân ủ hoai mục nên rau của gia đình bà Xuyến được người tiêu dùng lựa chọn.
Trong quá trình chăm sóc rau, bà Xuyến không sử dụng thuốc trừ sâu và các loại thuốc kích thích. Vì vậy sau khi đến vụ thu hoạch, rau của bà luôn được nhiều người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn.
Rau cải bắp, su hào của bà Xuyến xanh mơn mởn, do được chăm sóc tốt.
Theo kinh nghiệm của bà Xuyến: Để có được những luống rau cải, su hào, hành, cải bắp... xanh mơn mởn thì khi rau mọc vượt khỏi mặt đất khoảng chừng 20cm, người trồng không nên bón phân nữa, mà dùng nước tưới tiêu đều đặn vào buổi sáng và buổi chiều tối. Bởi trong thời điểm này, cây rau rất cần lượng nước để phát triển. Vào những ngày giáp tết rất đông tiểu thương đến vườn bà Xuyến thu mua, nên đầu ra cho sản phẩm luôn ổn định.
Gia đình trồng các loại rau ngắn ngăn ngày, như: Cà chua, cải bắp, cải bẹ, su hào, xà lách, hành... để phát triển kinh tế.
Bà Xuyến, cho biết: "Giá cải xanh, cải ngọt vào thời điểm cận tết âm lịch tăng lên 14.000 - 18.000đồng/kg, đậu cove tăng lên khoảng 17.000 đồng/kg, xà lách là 12.000 đồng/kg, cải bắp 14.000 đồng/kg... Đặc biệt có loại rau, quả trước đây bán rẻ thì cận tết tăng chóng mặt như, súp lơ 30.000 đồng/kg, dưa chuột đạt kỷ lục 18.000 đồng/kg,... thương lái về tận vườn giành nhau thu mua".
Bà Xuyến cho hay: "Vào những ngày cận tết âm lịch, nhiều khách quen và tiểu thương vào tận vườn thu mua rau, nên gia đình tôi bán được giá khá cao, so với các vụ khác trong năm".
Theo nhiều hộ dân trồng rau ở tiểu khu Nà Sản, xã Chiềng Mung, lý do giá rau xanh tăng cao là do thời tiết năm nay ít mưa. Trong khi đó, ở các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Phù Yên phải chịu những đợt rét đậm và sương muối khiến cho các loại rau, củ, quả bị ảnh hưởng, năng suất thấp. Vì vậy mặt hàng rau xanh không đủ cung cấp ra thị trường, nên đã đẩy giá rau củ, quả tăng nhẹ trong thời gian giáp tết.
Vào dịp tết, rau là thực phẩm không thể thiếu trong các mâm cỗ của mỗi gia đình.
"Tôi gắn bó với loại rau ngắn ngày hơn 12 năm nay rồi. Cá nhân tôi thấy trồng rau ở đây, so với các tỉnh dưới xuôi thì ít bị cạnh tranh, nên đầu ra cho sản phẩm của người dân chúng tôi tương đối ổn định. Cứ đến vụ thu hoạch rau cận tết, các thương lái vào vườn giành nhau thu mua nên không lo ế hàng. Một năm tôi trồng rất nhiều loại rau, củ ngắn ngày khác, như: Cà rốt, củ cải trắng, su hào, cà chua... cho thu nhập hơn 160 triệu đồng/năm"- bà Xuyến khẳng định.
Theo Danviet
Lạ: Trồng cam, bưởi mà phải tốn cả chục triệu mua gậy chống quả Mới bước sang năm thứ 4 mà vườn cam, bưởi của gia đình anh Phạm Văn Tùng, tiểu khu Nà Sản (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) cây nào, cây nấy cũng sai trĩu cành. Sợ gãy cành, anh Tùng vội vã dùng gậy chống đỡ. Riêng tiền mua cây chống cành cam, bưởi đã tốn cả chục triệu đồng....