Giang hồ cản trở TTGT bắt xe quá tải
Thanh tra Sở GTVT tỉnh Bình Thuận ngày 19-8 đã có báo cáo khẩn gửi Công an tỉnh Bình Thuận về việc một nhóm giang hồ cản trở lực lượng thanh tra giao thông (TTGT), cảnh sát giao thông (CSGT) truy bắt xe quá tải trên quốc lộ 1A.
Theo báo cáo, lúc 23 giờ 50 ngày 17-8, lực lượng TTGT, CSGT phát hiện xe tải 85C-017.41 có dấu hiệu chở quá tải. Khi lực lượng tuần tra chuẩn bị ra hiệu lệnh dừng thì tài xế vội rẽ vào trạm xăng dầu số 9 (gần vòng xoay phía Bắc Phan Thiết) lẩn trốn. Lực lượng tuần tra lập tức thông báo cho Đội TTGT số 2 làm nhiệm vụ chống xe quá tải né trạm theo dõi để xử lý.
Đến 1 giờ 45 ngày 18-8, xe tải trên rời cây xăng chạy về hướng Ninh Thuận. Lập tức Đội TTGT số 2 cho xe đặc chủng rượt theo để kiểm tra. Tuy nhiên, lúc này xuất hiện bốn thanh niên bịt mặt điều khiển mô tô (che kín biển số) liên tục lạng lách, đánh võng trước đầu xe tuần tra trong khoảng 10 km từ khu vực cây xăng đến cầu Phú Long (Hàm Thuận Bắc). Trước việc làm manh động này, nhận thấy nếu tiếp tục đuổi theo xe tải có khả năng xảy ra tai nạn nên lực lượng tuần tra đành quay trở về.
Người thanh niên vào tận trạm cân đe dọa “xử chém” nhân viên kỹ thuật. (ảnh cắt từ clip)
Ngoài ra, lúc 22 giờ 22 ngày 17-8, khi lực lượng TTGT, CSGT đang làm nhiệm vụ trên quốc lộ 1A thì một thanh niên dừng mô tô trước trạm kiểm tra tải trọng Bình Thuận. Người này bước vô khu vực đặt máy kiểm tra tải trọng, chỉ vào mặt một nhân viên kỹ thuật đe dọa sẽ “xử chém” nếu trạm cân còn bắt xe quá tải, quá khổ rồi ra xe chạy đi. Do sự việc diễn ra quá nhanh, số cán bộ, nhân viên có mặt tại trạm cân không kịp phản ứng. Tuy nhiên, camera của trạm cân đã quay lại toàn bộ diễn biến này. (Mời bạn đọc xem clip trên phapluattp.vn)
Video đang HOT
Hiện vụ việc cản trở lực lượng tuần tra và video clip người thanh niên đe dọa nhân viên trạm cân đang được Công an tỉnh Bình Thuận xác minh, làm rõ.
Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, hiện tại khu vực gần trạm cân Bình Thuận có hai nhóm “cò” hoạt động cả ngày lẫn đêm để dắt xe quá tải, quá khổ né trạm. Mỗi xe muốn được nhóm “cò” này đưa đường phải chung chi từ 3 triệu đến 5 triệu đồng/chiếc tùy theo mức độ quá khổ, quá tải. Cuối năm 2014, các trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Bình Thuận đã tạm giữ hành chính năm “cò” đang dẫn đường cho một đoàn xe quá tải né trạm cân trên quốc lộ 1A. Năm người bị kiểm tra (có một phụ nữ) đều cùng một gia đình, ngụ Hàm Đức, Hàm Thuận Bắc và TP Phan Thiết. Tại PC45, những người này thừa nhận phân công túc trực trước trạm cân. Hằng đêm họ bám theo xe tuần tra của lực lượng CSGT và TTGT trên từng cây số và gọi điện thoại báo tin để “tổng chỉ huy” điều người dẫn đường cho xe né trạm. Theo PC45, do nhóm “cò” này không có hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ hoặc móc nối đưa hối lộ nên PC45 chỉ xử phạt mỗi người 750.000 đồng về hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ (theo Nghị định 167/2013).
PHƯƠNG NAM
Theo_PLO
Cấm xe quá tải vào cao tốc Long Thành
Từ 23-7, hai đầu của tuyến cao tốc Long Thành có trạm cân tự động để phát hiện và ngăn xe quá tải lưu thông.
"Từ 5 giờ ngày 23-7, Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E - đơn vị quản lý, khai thác tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây) sẽ từ chối cho các xe quá tải lưu thông vào đường cao tốc. Các xe bị xác định quá tải sẽ được yêu cầu quay đầu tại các trạm thu phí của tuyến cao tốc này" - chiều 22-7, bà Nguyễn Thị Hoài Phương, Phó Giám đốc VEC E, khẳng định.
Cân "tàng hàng" điểm danh xe quá tải
Theo bà Phương, hiện hệ thống cân đã được lắp đặt tại Trạm thu phí Long Phước (TP.HCM, trên làn đường hướng từ TP.HCM đi Dầu Giây) và Trạm thu phí Dầu Giây (Đồng Nai, trên làn đường hướng từ Dầu Giây đi TP.HCM).
Hệ thống cân tải trọng bao gồm hai thanh cảm biến thạch anh (theo công nghệ Thụy Sĩ), được gắn chặt phía dưới nền đường. Khi hai bánh cuối cùng của xe đi qua các thanh cảm biến, các dữ liệu như hình ảnh, biển số và tải trọng xe sẽ được hiện lên màn hình. Hệ thống máy tính của trạm cũng tự truy cập vào dữ liệu của cơ quan đăng kiểm để đối chiếu và kết luận xe có quá tải hay không, mức độ ra sao.
"Các thanh cảm biến thạch anh được chôn dưới mặt đường nên xe đi qua không nhận ra. Ưu điểm của cân này là không sợ các tài xế phá hoại. Ngoài ra, công nghệ thạch anh còn không bị phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm của môi trường nên mức sai số luôn ổn định" - đại diện VEC E cho hay.
Có mặt tại Trạm thu phí Long Phước trước giờ "G", PV nhận thấy rất nhiều tài xế tỏ ra bất ngờ khi bị nhân viên của trạm nhắc nhở xe đã chở quá tải. "Ban đầu tôi không tin tưởng vì chẳng thấy họ cân xe. Nhưng khi nhân viên đưa tờ phiếu, trên đó các thông số hiển thị khớp với dữ liệu của xe và số hàng hóa thì tôi phải tin thôi" - ông Nguyễn Thế Lâm, tài xế một xe đầu kéo, nói.
Kết quả cân xe sẽ được hiển thị trên màn hình và in ra phiếu (ảnh nhỏ) để tài xế "tâm phục, khẩu phục". Ảnh: P.TĨNH
Quá tải sẽ bị buộc quay đầu
Theo bà Nguyễn Thị Hoài Phương, hệ thống cân tải trọng tự động đã được vận hành thử nghiệm từ ngày 20-7. Trong những ngày đầu tiên, có khoảng 17% lượng xe được cân cho kết quả quá tải (gần 200 đến hơn 300 xe/ngày đêm - NV) nhưng bước đầu các tài xế chỉ bị nhắc nhở. "Nhưng từ ngày 23-7, chúng tôi sẽ từ chối phục vụ những xe quá tải. Nghĩa là các xe sẽ bị buộc quay đầu, không tiếp tục lưu thông trên tuyến cao tốc này" - bà Phương khẳng định.
Do thẩm quyền xử phạt hay tạm giữ xe quá tải thuộc các cơ quan chức năng nên VEC E đã xây dựng kế hoạch phối hợp với Cục CSGT (C67) Bộ Công an và công an các địa phương để kiểm soát xe quá tải 24/24 giờ. Các thông tin về xe quá tải sẽ được VEC E cung cấp cho CSGT làm cơ sở xử phạt.
Ông Nguyễn Viết Tân, Giám đốc VEC E, cho biết thêm hiện lưu lượng xe lưu thông qua cao tốc Long Thành - Dầu Giây xấp xỉ mức thiết kế (hơn 30.000 lượt xe/ngày đêm). Trong những ngày cuối tuần hay lễ, tết, lượng xe tăng cao nên việc buộc các xe quá tải quay đầu sẽ gặp khó khăn. "Trường hợp nếu yêu cầu xe quay đầu có thể dẫn đến ùn tắc thì VEC E sẽ thông báo để CSGT đứng ở vị trí thuận lợi, thông thoáng (như tại nút giao với quốc lộ 51) lập biên bản xử phạt" - ông Tân nói.
Đang chờ ý kiến từ Bộ Công an Chiều 22-7, VEC E cùng các đơn vị liên quan đã họp về kế hoạch phối hợp kiểm tra, xử phạt xe quá tải lưu thông trên tuyến cao tốc Long Thành. Theo Thượng tá Phạm Đăng Đức - Phó Trưởng phòng Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc, Đội trưởng Đội tuần tra số 6 (C67), ở hai đầu của tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã thực hiện việc kiểm soát tải trọng lâu nay. Việc có thêm trạm cân ở tuyến cao tốc này là rất tốt. Tuy vậy, thông tin từ các phiếu cân này có được xem là cơ sở để phạt nguội hay không thì đội đang chờ thông báo chính thức từ C67. 2 tỉ đồng là giá trị đầu tư của hai trạm cân tự động. Theo VEC E, các cân này đã được Viện Đo lường Việt Nam kiểm định về độ chính xác. Đây được cho là hệ thống cân tải trọng tự động hiện đại nhất của cả nước. Nhiều tài xế đã đối phó Ở mỗi trạm thu phí chỉ có một làn có cân tải trọng nên nhân viên của VEC E sẽ yêu cầu các xe chở hàng có dấu hiệu quá tải đi vào làn này để cân. Sau khi cân, chúng tôi đề nghị tài xế cung cấp sổ đăng kiểm để kiểm tra sự chính xác. Nếu họ từ chối thì chúng tôi căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan đăng kiểm để kết luận xe có quá tải hay không. Trong các ngày thử nghiệm, một số tài xế đã không chấp hành hiệu lệnh của nhân viên, cố tình đánh lái vào các làn đường khác. Chúng tôi cũng dự kiến khi buộc các xe quá tải quay đầu thì có thể một số tài xế phản ứng, chống đối nên đã phối hợp với CSGT, với công an các địa phương để hỗ trợ. Bà NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG, Phó Giám đốc VEC E
PHƯỚC TĨNH - GIA NGHĨA
Theo_PLO
Xe quá tải rú ga vượt trạm cân, đâm nát đầu xe CSGT Khi lực lượng chức năng đang tiến hành cưỡng chế, bất ngờ tài xế này điều khiển xe tải lao thẳng vào lực lượng CSGT, đâm móp xe CSGT. Khi lực lượng chức năng đang tiến hành cưỡng chế, bất ngờ tài xế này điều khiển xe tải lao thẳng vào lực lượng CSGT, đâm móp xe CSGT. Tổ liên ngành kiểm tra...