Giãn, xóa nợ cho người dân và doanh nghiệp bị thiệt hại do mưa lũ và bão số 9
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn như giãn, hoãn, xóa nợ… cho người dân và doanh nghiệp bị thiệt hại do mưa lũ lớn.
Quân đội và chính quyền địa phương đang cùng với người dân khẩn trương cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm nạn nhân tại các khu vực bị sạt lở tại Nam Trà My, Quảng Nam – Ảnh: NGỌC HIỂN
Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp Thường trực Chính phủ về các biện pháp khắc phục thiệt hại do mưa lũ, sạt lở và bão số 9 gây ra tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Theo thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp, để khẩn trương hỗ trợ người dân, các ngành, các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành thực hiện hàng loạt biện pháp cấp bách như:
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tăng cường lực lượng, phương tiện đến các khu vực bị sạt lở có người bị vùi lấp, khu vực bị cô lập do mưa lũ để phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện cứu hộ, cứu nạn.
Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai khẩn trương chủ trì tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai cho các địa phương theo quy định.
Đặc biệt, Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn (giãn, hoãn, xóa nợ…) cho người dân và doanh nghiệp bị thiệt hại do mưa lũ lớn và bão số 9 gây ra theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng cũng giao các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia chủ động xuất cấp hàng từ nguồn dự trữ quốc gia theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định xuất cấp kịp thời cho các địa phương, đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất.
“Các mặt hàng xuất cấp bảo đảm chất lượng, phân bổ đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích; vận chuyển kịp thời đến các địa phương được cứu trợ, hỗ trợ” – Thủ tướng lưu ý.
Video đang HOT
Nhiều khu vực tại miền Trung bị sạt lở do mưa lũ – Ảnh: MINH HÒA
Chủ đập thủy điện phải tham gia cắt, giảm, làm chậm lũ, đảm bảo an toàn cho hạ du
Liên tục kiểm tra, đánh giá tình trạng đập, các thiết bị, công trình xả lũ, cửa nhận nước… và khắc phục kịp thời các khiếm khuyết (nếu có) để có biện pháp và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời đảm bảo an toàn công trình, hạn chế tối đa áp lực cho các công trình ở hạ du khi phải xả lũ.
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công thương đã có chỉ đạo như trên đối với các chủ đập thủy điện.
Theo đó, Bộ Công thương yêu cầu các chủ đập thủy điện phải tổ chức quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn để chủ động báo cáo cấp thẩm quyền, phối hợp với các cơ quan có liên quan vận hành hồ chứa an toàn, hiệu quả.
Các chủ đập thủy điện phải tham gia cắt/giảm/làm chậm lũ, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du; nghiêm túc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ chứa thủy điện đã được phê duyệt, đặc biệt là khi xuất hiện các tình huống bất thường; vận hành đảm bảo an toàn công trình.
Đồng thời, các chủ đập thủy điện cũng phải triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực hạ du, đặc biệt là hệ thống thông tin liên lạc, quan trắc, cảnh giới tại khu vực nguy hiểm (hệ thống loa, còi, phát thanh, đèn, cột thủy trí, biển báo…).
Các chủ đập thủy điện phải đảm bảo cảnh báo kịp thời đến chính quyền, người dân khu vực chịu ảnh hưởng, nhất là trong các tình huống xả lũ khẩn cấp.
Bộ Công thương cũng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị quản lý vận hành công trình thủy điện trực thuộc tập đoàn thực hiện các nội dung nói trên.
Bão số 9: Mưa bão triền miên, người dân lo nhà cửa hỏng nặng, không có tiền sửa chữa
Chiều 26/10, nhiều người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã gia cố nhà cửa. Họ lo nhà cửa hỏng nặng trong đợt mưa lũ vừa qua sẽ khó trụ vững nếu bão số 9 đổ bộ.
Tại xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng những ngày qua sau khi nước lũ rút cũng là lúc người dân bận rộn với công việc dọn dẹp lại nhà cửa, sửa chữa các vật dụng trong nhà. Mọi việc còn chưa xong, người dân nơi đây lại phải tiếp tục hứng chịu thiên tai khi cơn bão được dự đoán là "siêu bão" đang hình thành trên biển sẽ hướng về miền Trung những ngày sắp tới.
Người dân gấp rút chèn chống nhà cửa đón bão số 9.
Nghe tin bão, anh Nguyễn Văn Thuận (trú xã Hòa Tiến, huyên Hoà Vang) đang vội vã cùng mọi người trong gia đình chèn chống nhà cửa.
"Nghe thông tin trên báo đài, cả nhà tôi đã gấp rút chèn chống nhà cửa, gia cố lại mọi đồ vật trong nhà. Đối với cơn bão được dự đoán là rất mạnh, chúng tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần trước, chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết, lương thực, thực phẩm để đề phòng trường hợp xấu xảy ra.
Năm nay thiên tai thật đáng sợ, những ngày Đà Nẵng mưa lớn, khu tôi sống cũng ngập nặng, dọn dẹp nhà cửa vừa xong thì bây giờ lại tiếp tục đón bão", anh Thuận nói.
Người dân lo nhà cửa hỏng nặng trong đợt mưa lũ vừa qua sẽ khó trụ vững nếu bão số 9 đổ bộ.
Bà Nguyễn Thị Hà (trú phường Mân Trà, quận Sơn Trà) thuộc tổ dịch vụ kinh doanh số 5 biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) cũng đang cùng nhiều người khác tất bật đưa dù, bàn ghế... lên bờ để tránh bão.
Bà Nguyễn Thị Hà cho rằng năm nay mưa lũ triền miên khiến các hộ kinh doanh lao đao.
"Bữa nay nghe mưa bão là sợ lắm. Nghe thông tin bão lớn nên chúng tôi gấp rút dọn dẹp, đưa các vật dụng lên bờ. Đợt mưa bão vừa rồi cũng đã hư rất hại rất nhiều, tôi lo đến ngủ không được, bây giờ mà hư hại thì cũng không có tiền để tu sửa. Dịch, bão, lụt... một thời gian dài chúng tôi không có khoản thu, hộ kinh doanh nào cũng trong tình trạng "đói". Khổ lắm con ơi...", bà Hà than thở.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, Lúc 16h ngày 26/10, bão số 9 (Molave) cách đảo Song Tử Tây khoảng 500 km về phía đông đông bắc. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc này, bão có sức gió mạnh nhất cấp 12-13, giật cấp 15. So với 6 giờ trước, cường độ bão mạnh lên một cấp.
Đêm nay và ngày mai, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc với vận tốc 20-25 km/h và tiếp tục mạnh lên. Chiều 27/10, tâm bão cách bờ biển Đà Nẵng - Phú Yên khoảng 400 km về phía đông, sức gió mạnh nhất cấp 13, giật cấp 16. Đây có thể là lúc cơn bão đạt cường độ cực đại.
Từ sáng đến trưa 28/10, bão giữ vận tốc hướng và di chuyển, đi vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Thời điểm vào đất liền, bão có sức gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 14.
16h cùng ngày, tâm bão nằm trên đất liền khu vực bắc Tây Nguyên. Sức gió giảm còn cấp 8, giật cấp 10.
Ảnh hưởng của bão, khu vực bắc và giữa Biển Đông, bao gồm vùng biển phía nam quần đảo Hoàng Sa và vùng biển phía bắc quần đảo Trường Sa có mưa bão. Gió mạnh cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-13, giật cấp 16. Sóng biển cao 8-10 m.
Từ chiều mai (27/10), vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến Phú Yên (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh cấp 9-11, sau tăng lên cấp 12-13, giật cấp 15. Sóng biển cao từ 6-8 m, biển động dữ dội.
Ảnh hưởng của hoàn lưu phía bắc cơn bão kết hợp với không khí lạnh, vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế có gió đông bắc cấp 8-9, giật cấp 11. Sóng biển cao 4-6 m.
Cơ quan khí tượng cảnh báo khu vực ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định có khả năng xảy ra nước dâng do bão cao 0,5-1,5 m. Các vùng trũng, cửa sông, đầm phá ven biển từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi có nguy cơ ngập úng.
Từ đêm 27/10 đến ngày 29/10, các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên có mưa lớn. Tổng lượng phổ biến 200-400 mm, phía bắc Tây Nguyên mưa 100-200 mm/đợt.
Ngày 28-31/10, khu vực từ Quảng Trị đến Nghệ An mưa lớn với tổng lượng phổ biến 200-400. Riêng phía nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa đặc biệt lớn với tổng lượng phổ biến 500-700 mm/đợt.
Bất chấp nguy hiểm, người Hà Tĩnh liều mình vớt củi trên sông Ngàn Phố Bất chấp nguy hiểm, nhiều người dân ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) liều mình chèo thuyền ra giữa dòng nước lũ vớt củi từ thượng nguồn đổ về. Video: Nước sông Ngàn Phố chảy cuồn cuộn Chiều 29/10, trả lời VTC News, Nguyễn Trọng Danh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết, chính quyền...