Giãn ruột ở trẻ sơ sinh và những vấn đề mẹ không nên bỏ qua
Giãn ruột ở trẻ sơ sinh là một trong những quá trình phát triển trong giai đoạn mới chào đời của trẻ. Ngoài cách gọi này, dân gian vẫn thường gọi là giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh.
Trung bình, bé sẽ đi ngoài rất nhiều lần trong ngày, khoảng từ 4-5 lần/ngày. Tuy vậy, bắt đầu bước sang tuần thứ 8 thì bỗng nhiên mẹ sẽ thấy bé không đi thường xuyên mỗi ngày nữa, thậm chí, 4-5 ngày vẫn chưa thấy bé đi ngoài khiến không ít mẹ bị lo ngại con mình bị táo bón. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, thường được gọi là thời kỳ giãn ruột của trẻ sơ sinh.
Giãn ruột ở trẻ sơ sinh là một giai đoạn phát triển sinh lý bình thường. (Ảnh minh họa)
Hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh là gì?
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, hiện giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh có nghĩa là quá trình phát triển và tăng thể tích của ruột hơn ở mức bình thường. Cách gọi thông thường là giãn ruột sinh lý hay hiện tượng giãn ruột của trẻ.
Hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh thường sẽ xảy ra sau 2 tháng chào đời, có thể sớm hoặc muộn. Có nhiều bé xuất hiện khá sớm, ngay từ khi mới bắt đầu bước sang tháng thứ 2 và cũng có thể lệch lên 2,5-3 tháng tùy theo từng bé.
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh thường kéo dài bao lâu?
Đối với hiện tượng giãn ruột sinh lý của trẻ sơ sinh, cha mẹ không cần quá lo lắng bởi đây hoàn toàn là vấn đề bình thường. Thời kỳ giãn ruột sinh lý của mỗi trẻ sơ sinh là không giống nhau, tùy theo sự phát triển của các bé. Thông thường, giai đoạn giãn ruột sinh lý này sẽ kéo dài khoảng 2-3 tháng.
Đối với hiện tượng giãn ruột sinh lý của trẻ sơ sinh, cha mẹ không cần quá lo lắng. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Trẻ sơ sinh giãn ruột mấy lần? Dù chưa biết chắc chắn nhưng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh có thể sẽ kéo dài tối thiểu 2 tháng và tối đa 3 tháng kể từ khi xuất hiện hiện tượng giãn ruột sinh lý này.
Trẻ hơn 1 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài có sao không?
3 ngày bé mới đi ị một lần không phải là tình trạng đáng báo động, miễn là em bé vẫn vui vẻ và hoạt động các hoạt động bình thường hàng ngày. Trên thực tế, có khá nhiều trẻ sơ sinh vẫn bú sữa mẹ bị táo bón bởi sữa mẹ luôn được đánh giá là loại thuốc “nhuận tràng” tự nhiên tốt không chỉ trong giai đoạn sơ sinh.
Đối với trẻ sơ sinh sử dụng sữa công thức, rất giàu thành phần chất đạm thì sau 4 ngày bé không đi ngoài thì mẹ mới tìm cách hỗ trợ để giúp bé dễ đi hơn.
Giãn ruột ở trẻ sơ sinh có gây nên hiện tượng táo bón không?
Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu bé sơ sinh được bằng sữa mẹ hoàn toàn sẽ rất hiếm khi bị táo bón nên mẹ không cần phải quá lo lắng. Còn đối với các bé được nuôi bằng các loại sữa công thức thường sẽ có phần phân bị cứng hơn nhưng cha mẹ cũng không nên cho bé sử dụng thuốc nhuận tràng, trừ khi có các chỉ định của bác sĩ.
Nếu bé sơ sinh được bằng sữa mẹ hoàn toàn sẽ rất hiếm khi bị táo bón nên mẹ không cần phải quá lo lắng. (Ảnh minh họa)
Đôi khi mẹ có thể sẽ thấy bị rặn và gồng mình lên khi đi ị nhưng đây không phải nguyên nhân bé đang bị táo bón mà chỉ đơn thuần là do phần cơ bụng của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên vẫn rơi vào tình trạng căng thẳng trong mỗi lần đi ị. Ngoài ra, đây cũng có thể được cho là phần bài tập giúp bé xây dựng tốt cơ bụng của mình hơn.
Trẻ bị táo bón thường sẽ xuất hiện vào thời kỳ ăn dặm, khi mà mẹ thấy phân của bé bị khô cứng, kết thành cục màu xanh hoặc màu đen. Mỗi lần đi, bé sẽ bị rát hoặc đau phần hậu môn.
Như vậy, có thể thấy, hiện tượng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là hoàn toàn bình thường trong hệ tiêu hóa của trẻ, các mẹ không cần phải quá lo lắng về vấn đề này.
Bé cần bú mẹ trong bao lâu là tốt nhất? Càng gần tuổi này, bé càng thông minh, sáng dạ
Nhiều bà mẹ có ý định cai sữa cho bé sau khi bé tròn 6 tháng vì không đủ điều kiện cho con bú và nghĩ rằng sữa mẹ sau khi con được 6 tháng sẽ không nhiều chất dinh dưỡng như trước nữa.
Bé đã ăn dặm, mẹ cai sữa cho bé được không?
Khi bé tròn 6 tháng tuổi, nhiều người mẹ cho bé ăn thức ăn dặm. Thấy bé hợp tác, nhiều người mẹ có ý định cai sữa cho con. Vì sau khi trẻ tròn 6 tháng, người mẹ quay trở lại với công việc. Họ không có điều kiện cho con bú.
Hơn nữa, một số người mẹ nghĩ rằng sữa mẹ sau 6 tháng không còn nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia đều khuyên mẹ nên cho trẻ bú sữa càng lâu càng tốt, ít nhất là khi trẻ được 1 tuổi và có thể kéo dài khi trẻ được 2 tuổi. Sữa mẹ trải qua thời gian sẽ có sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển của trẻ.
Uống sữa mẹ, con có chỉ số IQ cao hơn?
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo: "Trong điều kiện cho phép, mẹ nên cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi bú mẹ, đặc biệt, trẻ từ 0-6 tháng tuổi cần bú mẹ hoàn toàn." Ai cũng biết rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho cơ thể và sự phát triển của trẻ nhưng trên thực tế, sữa mẹ cũng rất hữu ích cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Các nhà nghiên cứu Canada đã thực hiện một nghiên cứu theo dõi trong 6 năm trên một số trẻ sơ sinh. Kết quả cho thấy điểm trung bình của bài kiểm tra trí thông minh của trẻ được bú sữa mẹ cao hơn 4,9 điểm so với trẻ không được bú sữa mẹ .
Sữa mẹ đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ sơ sinh. Mặc dù trẻ không bú sữa mẹ vẫn có thể lớn lên nhưng trẻ bú sữa mẹ thường thông minh hơn.
Thời gian bú mẹ vượt quá con số này, trẻ có chỉ số IQ cao hơn
Tạp chí y khoa "The Lancet" đã từng chỉ ra rằng sữa mẹ có ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ, đặc biệt với trẻ dưới 1 tuổi. Vì vậy, để giúp trẻ tăng cường trí thông minh, các bà mẹ nếu có đủ nên cho trẻ bú sữa mẹ đến khi trẻ được 1 tuổi rồi mới cai sữa cho trẻ.
1) Quy luật phát triển trí tuệ của bé
Khác với sự phát triển về thể chất, giai đoạn vàng phát triển trí não của bé là trước 3 tuổi, tức là trước khi bé 3 tuổi, tế bào não và các khớp thần kinh phát triển nhanh nhất. Sữa mẹ có nhiều dưỡng chất hỗ trợ sự phát triển của hệ thống trung tâm và điều hòa tự nhiên của bé.
2) Axit béo trong sữa mẹ
Nhà nghiên cứu Horta cho biết: Các axit béo không no chuỗi dài trong sữa mẹ có tác động rất lớn đến sự phát triển trí não của trẻ, tuy nhiên tác động này sẽ bị yếu đi sau 1 tuổi. Vì vậy theo quan điểm khoa học, mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất một năm đầu.
Ngoài thời gian cho con bú, chất lượng sữa mẹ cũng quan trọng không kém. Trong thời kỳ cho con bú, mẹ cần chú ý đến 3 điều sau:
Không hút thuốc và uống rượu
Mẹ không nên hút thuốc và uống rượu trong thời kỳ cho con bú. Cả nicotin và rượu đều có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mẹ uống rượu trong thời kỳ cho con bú gây ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ sơ sinh.
Tâm trạng vui vẻ
Cảm xúc trong thời kỳ cho con bú cũng rất quan trọng. Khi người mẹ tức giận, cơ thể họ sẽ tiết ra một loại độc tố có thể tác động đến trẻ.
Chế độ ăn uống hợp lý
Muốn cải thiện chất lượng sữa mẹ, mẹ cần ăn uống đủ chất, đặc biệt là thực phẩm giàu chất đạm chất lượng cao.
Khi nào trẻ uống sữa tươi, khi nào trẻ uống sữa bột? Mặc dù đều được chế biến từ sữa bò nhưng tại sao trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ phải uống sữa bột mà không phải là sữa tươi? Trẻ độ tuổi nào thì được uống sữa tươi? Câu trả lời đơn giản là vì trẻ sơ sinh không thể tiêu hóa sữa tươi một cách hoàn toàn hay dễ dàng như khi trẻ tiêu...