Gian nan quả bưởi Việt Nam sang Nga
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, quả bưởi của Việt Nam đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, nhưng mới xuất khẩu sang Nga với số lượng lớn cuối năm 2019, đầu năm 2020.
Để có thể xuất khẩu một lượng lớn bưởi Việt Nam sang LB Nga là cả một quá trình không hề đơn giản và thực hiện được điều đó lại là một doanh nghiệp trẻ cùng người chủ cũng rất trẻ về tuổi đời.
Chúng tôi đến địa chỉ văn phòng kiêm nhà kho của doanh nhân rất trẻ Dương Quang Minh, chủ Công ty TNHH Du lịch và Tư vấn Việt – Nga ở thủ đô Moskva. Anh Minh cho biết từ lâu anh đã nung nấu ý tưởng thành lập một doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối để mở rộng giao thương và dịch vụ giữa hai nước Việt Nam và LB Nga, và doanh nghiệp của anh chính thức khai trương đầu năm 2019. Cũng trong năm đó, lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là du lịch. Tuy nhiên đại dịch COVID-19 ập đến, đồng thời nhận thấy hoa quả nhiệt đới Việt Nam như là xoài, chôm chôm, dừa, thanh long rất được ưa chuộng tại thị trường LB Nga nên anh Minh chuyển sang kinh doanh xuất khẩu trái cây Việt Nam sang LB Nga.
Anh Minh nhớ lại: “Vào Hè 2020 có lệnh cấm rau củ quả Trung Quốc liên quan đến bưởi, chanh. Khi đó thị trường bưởi mới mở rộng ra các nước khác. Lúc đó em mới bắt đầu tìm hiểu về mặt hàng bưởi Việt Nam, đặc biệt là bưởi năm roi và bưởi da xanh. Container đầu tiên tôi đưa sang Nga vào tháng 10/2020 và được bán khá chạy vì thị trường đang khan bưởi. Mùa Đông, tháng 10, 11, 12, tháng 1, 2 thị trường Nga tiêu thụ bưởi rất là tốt vì đó là món ăn yêu thích trên bàn các gia đình Nga vào thời điểm Tết”.
Sau khi bưởi Việt Nam vào được thị trường Nga, doanh nghiệp của anh Minh đã nhận được những đơn hàng khá lớn, trong tháng 12/2020 và đầu tháng 1/2021, doanh nghiệp của anh Minh đã xuất khẩu sang Nga hơn 200 tấn bưởi. Anh cho biết hiện trên thị trường Nga, bưởi Việt Nam cũng đã có vị trí song chưa lớn và vẫn phải cạnh tranh với bưởi của các nước khác, đặc biệt là bưởi Trung Quốc vốn đã hàng chục năm duy trì vị thế số một tại thị trường Nga.
Video đang HOT
Anh Minh phân tích: “Hàng bưởi Việt Nam rất mới, sang đây thị trường cũng chưa tiếp nhận được như bưởi Trung Quốc, vốn tồn tại trên thị trường này từ 10 đến 15 năm nay. Bưởi Trung Quốc có đặc điểm là da vàng, vỏ rất mỏng nên ruột nhiều hơn bưởi Việt Nam, nhưng vị của nó sẽ khác. Tâm lí khách hàng khi vào trong cửa hàng họ thích màu vàng, màu đỏ hơn, nghĩ rằng đó là màu chín. Màu xanh bưởi Việt Nam khi bóc ra mới thấy là bưởi ngon. Nhưng để trên kệ, màu xanh mọi người chưa thể thích nghi”.
Hành trình để quả bưởi Việt Nam từ cảng Thành phố Hồ Chí Minh tới Moskva cũng khá đặc biệt, đó là đi qua cảng Vladivostok ở Viễn Đông của nước Nga. Anh Minh giảng giải: “Như cảng St. Petersburg là cảng lớn nhất tại Nga và nó nhận rất nhiều hàng từ tất cả các nước trên thế giới. Khi tôi làm về hàng hoa quả tươi, tôi phát hiện nếu đi từ Thành phố Hồ Chí Minh sang Vladivostok thời gian được rút ngắn rất nhiều từ 10-15 ngày so với đi đường St. Petersburg. Đây là con đường mà nhiều nhà xuất khẩu chưa nghĩ đến vì thị trường họ muốn xuất sang Nga là Moskva hoặc St. Petersburg, những nơi tiêu thụ lớn nhất của cả nước Nga”.
Như vậy, có thể thấy để quả bưởi Việt Nam hiện diện trên các kệ hàng ở thủ đô Moskva không hề đơn giản. Thêm vào đó, doanh nghiệp và các đối tác Nga của anh Minh còn đối mặt với nhiều khó khăn hơn nữa. Theo anh Minh, cuối tháng 12/2020 giá thành vận chuyển tăng lên rất nhiều, ví dụ như đi (từ Việt Nam) đến St. Petersburg, trước đó giá vận chuyển chỉ tầm 3.500 – 4.000 USD/container thì nay có những thời điểm giá vận chuyển lên đến 16.000 – 18.000 USD/container 40 feet. Đi Vladivostok giá trước là 1.500 – 2.500 USD thì nay là 5000-6000 USD/container, cộng thêm sự cố mới đây tại kênh đào Suez khiến cho dòng luân chuyển container bị tắc nghẽn. Ngoài ra còn có tình trạng giá mua bưởi tại Việt Nam không ổn định do cạnh tranh của thương lái Trung Quốc; tình trạng đồng ruble mất giá; hay cũng xuất hiện tình trạng bưởi Trung Quốc đội lốt bưởi Việt Nam để có thể lọt vào Nga.
Hiện các đối tác của anh Minh duy trì giá bán bưởi Việt Nam tại Nga khá thấp và hầu như không có lợi nhuận, dường như chủ yếu nhằm chiếm lĩnh thị trường và quảng bá mặt hàng bưởi Việt Nam. Có lẽ chính vì thế, quả bưởi Việt Nam đã hiện diện trong những chuỗi siêu thị lớn ở Nga như Perekretsok, Lenta, Auchan, VkusVill.
Phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào cao đẳng là phương án hiệu quả
Hội thảo "Định hướng phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào cao đẳng" vừa được Phổ thông Cao đẳng (PTCĐ) - FPT Polytechnic Hà Nội tổ chức.
Đây là hoạt động đầy ý nghĩa dành cho phụ huynh và học sinh lớp 9, nằm trong chuỗi hội thảo được PTCĐ triển khai toàn quốc, cùng quốc gia đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.
Đồng hành với Hội thảo tại Hà Nội là diễn giả Nguyễn Lê Minh, nguyên Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng Ban Chương trình Quốc gia về việc làm, Trưởng Tiểu ban Lao động của Việt Nam trong ASEAN; đại diện lãnh đạo nhà trường, ông Bùi Quang Hùng - Giám đốc CT Phổ thông Cao đẳng...
Phân luồng là phương án hiệu quả
Chuỗi hội thảo "Định hướng phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào cao đẳng" nhằm giải quyết vấn đề hóc búa xoay quanh việc lựa chọn nghề nghiệp cho các em học sinh. Qua đó, giúp phụ huynh đưa ra quyết định đúng đắn nhất khi cùng con lựa chọn con đường các bạn sẽ đi trong tương lai. Chọn một công việc phù hợp với năng lực và tính cách của bản thân, nhiều cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc tốt và an toàn.
Việc định hướng phân luồng giúp các bạn học sinh có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn và phù hợp với bản thân, được trải nghiệm môi trường học tập tại Phổ thông Cao đẳng, được tư vẫn kỹ năng cần thiết về tâm lý, sức khỏe, nhu cầu nhân lực trong tương lai...
Phụ huynh đặc biệt quan tâm đến chương trình học tại Phổ thông Cao đẳng.
TS Nguyễn Lê Minh chia sẻ:"Theo thống kê của Bộ LĐ - TB - XH, tình trạng thất nghiệp, làm trái ngành tại Việt Nam tăng cao qua mỗi năm. Câu chuyện "thừa thầy - thiếu thợ", lãng phí chi phí và thời gian đào tạo cho người lao động đã đặt ra vấn đề cấp bách về việc phân luồng, sử dụng hợp lý nguồn lao động. Hơn hết, giải pháp phân luồng lao động, đặc biệt là đối tượng sau tốt nghiệp THCS là phương án hiệu quả, phù hợp và được các ban ngành lãnh đạo, các chuyên gia lao động đánh giá cao".
Bên cạnh đó, Việt Nam đang trên đà hội nhập, mở cửa, mở rộng giao thương với thế giới. Điều đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức với lực lượng lao động Việt Nam. Thị trường lao động hiện nay của chúng ta đang thiếu hụt tới hàng vạn lao động có năng lực, chuyên môn tốt đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đặc biệt, với xã hội hiện đại ngày nay, vấn đề bằng cấp đã là quan niệm xưa cũ và cần phải thay đổi".
Tôn chỉ đào tạo "Học nhanh - làm sớm"
Phổ thông Cao đẳng FPT theo đuổi mô hình 9 đã được các nước tiên tiến trên thế giới như Đức, Nhật Bản... áp dụng từ rất lâu và cho thấy những kết quả rất đáng mừng từ học sinh, phụ huynh đặc biệt là từ doanh nghiệp đánh giá rất cao.
Sinh viên tốt nghiệp THCS theo học chương trình Phổ thông Cao đẳng có thể rút ngắn thời gian đào tạo bằng việc học song song học học văn hóa và chuyên ngành.
Với tôn chỉ đào tạo chú trọng thực hành, nâng cao kỹ năng mềm, chủ động phương pháp tư duy, sinh viên sau 4 năm học có thể tốt nghiệp ở tuổi 19 với tấm bằng Cao đẳng chính quy. Sau đó, sinh viên có thể lựa chọn làm việc ngay tại doanh nghiệp hoặc hướng tới các bậc đào tạo cao hơn.
Được hưởng thuế suất ưu đãi chưa từng có, dừa, bưởi, thanh long Bến Tre "rủ nhau" xuất sang châu Âu Lô hàng đầu tiên của tỉnh Bến Tre chính thức xuất khẩu sang châu Âu theo hiệp định EVFTA gồm 20.000 trái dừa vào thị trường Anh, 12 tấn bưởi da xanh vào thị trường Đức và 3 tấn thanh long đi vào Hà Lan. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cùng các đại biểu cắt băng lễ xuất khẩu trái cây...