Gian nan lộ trình học lái chiến đấu cơ F-16 của phi công Ukraine
Tổng tư lệnh Ukraine đã chỉ trích các đối tác phương Tây vì mong đợi quân Ukraine tiến hành một cuộc phản công quy mô lớn mà không có sức mạnh không quân hiện đại.
Các phi công Ukraine đầu tiên trải qua khóa huấn luyện tiêm kích phản lực F-16 sẽ không sẵn sàng bay cho đến mùa hè năm 2024, tờ Washington Post đưa tin hôm 11/8, trích dẫn các quan chức chính phủ và quân đội Ukraine.
Theo nguồn tin của Washington Post, chỉ có 6 phi công, tương đương 1/2 phi đội, sẽ trải qua đợt huấn luyện đầu tiên. Hai phi công nữa là ứng viên dự bị.
“Mặc dù các phi công đã thông thạo tiếng Anh, nhưng các quan chức cho biết, trước tiên họ phải tham gia một khóa học tiếng Anh kéo dài 4 tháng ở Vương quốc Anh để học các thuật ngữ liên quan đến máy bay phản lực”, tờ báo Mỹ lưu ý.
Do đó, khóa huấn luyện lái F-16 dự kiến sẽ chỉ chính thức bắt đầu vào tháng 1/2024. Một nhóm phi công thứ hai với quy mô tương tự sẽ khởi động vòng huấn luyện tiếp theo vào cuối năm sau. Ngoài ra, 20 phi công khác có kỹ năng tiếng Anh tối thiểu được cho là sẽ sẵn sàng bắt đầu khóa học ngôn ngữ ở Vương quốc Anh trong tháng này.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông hy vọng việc đào tạo phi công Ukraine trên máy bay phản lực F-16 sẽ bắt đầu trong tháng 8.
Trong khi đó, CNN dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, Washington vẫn đang chờ các quan chức châu Âu đệ trình kế hoạch cuối cùng về việc huấn luyện phi công Ukraine lái tiêm kích phương Tây. Các quan chức Mỹ cũng cho biết, quá trình này nên diễn ra trên lãnh thổ của hai thành viên NATO là Romania và Đan Mạch.
Điều phối viên về Truyền thông Chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby trước đó đã tuyên bố rằng Ukraine sẽ nhận được máy bay F-16 trước cuối năm nay.
Video đang HOT
Một phi công Mỹ điều hướng một chiếc máy bay F-16 Fighting Falcon tại căn cứ không quân 86 gần Fetesti, Romania, ngày 17/2/2022. Ảnh: US News
Theo Washington Post, sự chậm trễ làm nổi bật sự chia rẽ giữa phương Tây và Kiev. Trong khi các đồng minh coi F-16 chủ yếu là công cụ đảm bảo an ninh lâu dài cho Ukraine, thì Ukraine hy vọng triển khai các máy bay phản lực hiện đại chống lại các lực lượng Nga càng sớm càng tốt.
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Valerii Zaluzhnyi đã chỉ trích các đối tác phương Tây vì mong đợi quân đội Ukraine tiến hành một cuộc phản công quy mô lớn mà không có sức mạnh không quân hiện đại. Các quan chức Ukraine cho rằng nếu không có các máy bay chiến đấu như F-16, họ không thể cạnh tranh công bằng với Nga trên bầu trời.
Các binh sĩ Ukraine ở tiền tuyến nói rằng các máy bay trực thăng bay thấp của Nga đã thành công trong việc tấn công lực lượng mặt đất của họ một phần vì Ukraine không thể đe dọa họ một cách tương xứng.
Những chiếc tiêm kích F-16 một động cơ được ra đời vào những năm 1970 và đã được cập nhật nhiều lần. Đây là một mẫu chiến đấu cơ được các đối tác của Mỹ trên toàn thế giới đánh giá cao. Theo nhà sản xuất Lockheed Martin, khoảng 3.000 chiếc F-16 với tốc độ tối đa Mach 2 (tương đương 2.400 km/h) đang hoạt động trên toàn cầu.
Tư lệnh không quân Ukraine, Tướng Serhii Holubtsov, cho biết rằng F-16 được trang bị một hệ thống radar mạnh, cho phép Ukraine xác định nhiều mục tiêu hơn và chống lại máy bay, tên lửa và máy bay không người lái của đối phương tốt hơn phi đội máy bay chiến đấu hiện tại của Ukraine, bao gồm MiG-29 và Su-27 thời Liên Xô.
Ukraine cũng có thể triển khai các tên lửa chống hạm Harpoon do Vương quốc Anh cung cấp từ những chiếc F-16 – điều mà Kiev hiện không có – để nhắm vào hải quân Nga vốn thường xuyên phóng tên lửa từ Biển Đen, ông Holubtsov nói.
Vị tư lệnh Ukraine cũng cho biết, các tên lửa chống bức xạ tốc độ cao hay còn gọi là HARM mà Mỹ gửi cho Ukraine năm ngoái cũng có thể được phóng từ các máy bay F-16. “Chúng đã được điều chỉnh để sử dụng trên máy bay chiến đấu MiG-29, nhưng do thiếu hệ thống ngắm nên hiệu quả của chúng bị hạn chế đáng kể”, ông nói.
Tổng tư lệnh quân đội Ukraine vắng họp NATO vì 'tình hình phức tạp'
Tướng Valery Zaluzhny, Tổng thư lệnh Các Lực lượng vũ trang Ukraine đã không thể tham dự cuộc họp cấp cao của NATO cả trực tiếp lẫn trực tuyến, do "tình hình hoạt động phức tạp" ở nước này.
Tổng Tư lệnh Các Lực lượng Vũ trang Ukraine, Valery Zaluzhny. Ảnh: AFP / VP báo chí Tổng thống Ukraine
Theo đài RT, Tổng tư lệnh Các Lực lượng vũ trang Ukraine, Valery Zaluzhny, người được mệnh danh là "thiết tướng quân", đã quyết định không tham dự cuộc họp cấp cao của NATO trong ngày 10/5 do "tình hình hoạt động phức tạp" ở nước này.
Ông Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban quân sự của NATO, đã đề cập đến sự vắng mặt của vị tướng này trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp của các chỉ huy quốc phòng NATO. Ông Bauer nói rằng ông đã nhận được lá thư từ "người bạn của chúng tôi" Zaluzhny vào ngày 9/5, giải thích rằng ông ấy "không thể" tham gia trực tiếp hoặc qua liên kết video.
Quan chức NATO giải thích lý do dẫn đến quyết định của Tướng sZaluzhny là "tình hình hoạt động phức tạp" trong cuộc xung đột đang diễn ra giữa Ukraine và Nga.
Ukraine đã lên kế hoạch cho một cuộc phản công quy mô lớn chống lại lực lượng Nga trong nhiều tháng qua, nhưng đã trì hoãn việc khởi động chiến dịch, trong bối cảnh các quan chức Kiev phàn nàn về thời tiết xấu, thiếu đạn dược và việc phương Tây vẫn chưa cung cấp máy bay chiến đấu.
Một báo cáo của Politico vài tuần trước tuyên bố rằng Mỹ, người ủng hộ chính của Ukraine, lo ngại rằng tác động của cuộc tấn công Ukraine có thể không như mong đợi.
Nói về cuộc xung đột ở Ukraine, ông Bauer lưu ý rằng chiến sự đã "ở tháng thứ 15" và ghi nhận "khả năng phục hồi mạnh mẽ và tài chiến thuật xuất sắc của quân đội Ukraine, được hỗ trợ bởi 50 quốc gia trên thế giới".
Nga chưa bao giờ đặt ra mốc thời gian cho hoạt động quân sự của mình ở Ukraine, nói rằng nó sẽ tiếp tục cho đến khi Moskva đạt được tất cả các mục tiêu theo kế hoạch.
Cuộc họp mà Tướng Zaluzhny đã bỏ lỡ tập trung vào các kế hoạch và cách thức của NATO "nhằm bảo vệ những vị trí quan trọng và có liên quan trong liên minh của chúng ta trước hai mối đe dọa... là Nga và các nhóm khủng bố" - theo phát biểu của ông Bauer. Quan chức NATO nói thêm rằng việc hoàn thành những kế hoạch đó sẽ đòi hỏi "nhiều binh sĩ hơn và sự sẵn sàng cao độ trong toàn liên minh".
Nga đã cảnh báo trong nhiều năm nay rằng họ coi việc NATO mở rộng về phía đông tới biên giới của mình là một 'lằn ranh đỏ'. Mong muốn của Kiev được gia nhập khối do Mỹ lãnh đạo đã được Moskva nêu bật trong số những lý do chính để triển khai lực lượng tới Ukraine hơn một năm trước.
Trong một diễn biến khác, ngày 9/5, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres nói với tờ El Pais của Tây Ban Nha rằng cả Kiev và Moskva đều tin rằng họ có thể đảm bảo một chiến thắng quân sự và do đó không sẵn sàng thỏa hiệp. Do vây ông cho rằng, có rất ít cơ hội để Ukraine và Nga sớm ngồi vào bàn đàm phán.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ El Pais, ông Guterres nói: "Thật đáng tiếc, tôi tin rằng các cuộc đàm phán hòa bình là không thể vào lúc này". Ông giải thích rằng Nga dường như không sẵn lòng "vào thời điểm này rút khỏi các vùng lãnh thổ mà nước này kiểm soát" trong khi "Ukraine đang hy vọng chiếm lại chúng" bằng vũ lực.
Nhà ngoại giao này nói thêm rằng - bất chấp tình hình hiện tại - LHQ vẫn đang làm tất cả những gì có thể để khiến Kiev và Moskva ngồi vào bàn đàm phán.
Người đứng đầu LHQ trích dẫn thỏa thuận ngũ cốc - mà tương lai của nó đang ở thế bấp bênh khi Nga từ chối gia hạn sau ngày 18/5 - là "sáng kiến quan trọng nhất" cho đến nay. Theo ông Guterres, các đại diện cấp cao đang làm việc để sắp xếp một cuộc họp của các bên liên quan tại Istanbul nhằm gia hạn thỏa thuận.
Trước đó, phát biểu với đài Haberturk TV của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 7/5, ông Ibrahim Kalin, cố vấn hàng đầu của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ về chính sách đối ngoại, cho rằng: "Cuộc chiến này sẽ không kết thúc với lợi ích về vị trí, mà với một thỏa thuận an ninh mới giữa hai khối toàn cầu". Ông lập luận rằng cuộc xung đột hiện tại thực sự là cuộc xung đột giữa Nga và tập thể phương Tây.
Tướng lĩnh Ukraine tuyên bố không từ bỏ thành phố Bakhmut Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết các chỉ huy quân sự hàng đầu của Ukraine tuyên bố sẽ tiếp tục bảo vệ thành phố Bakhmut - nơi Nga đang hy vọng sẽ đạt được bước tiến lớn đầu tiên trong hơn nửa năm qua. Binh sĩ Ukraine chuẩn bị khai hỏa từ một khẩu lựu pháo ở tiền tuyến. Ảnh: Reuters Theo hãng...