Giàn khoan Hải Dương 981: Cơ hội cho Việt Nam
Ở một góc nhìn khác, tiến sĩ Nguyễn Nhã lại cho rằng Việt Nam được nhiều hơn mất trong sự việc Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương-981 vào biển Đông.
“Giàn khoan-981 hay Hoàng Sa, Trường Sa luôn là chất men khơi gợi lòng yêu nước của toàn dân để từ đó có thể Việt Nam sẽ thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc”, tiến sĩ Nguyễn Nhã nói.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã
Nhiều lần làm khổ Việt Nam
- Thưa tiến sĩ, tại sao ông lại cho rằng, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam là cơ hội cho chúng ta?
Với việc đặt giàn khoan ở biển Đông, Trung Quốc cho rằng đó là thời cơ của họ. Tại vì bên ngoài những đối thủ của họ như Mỹ, các nước phương Tây đang có nhiều vấn đề phải lo như vấn đề Ukraine.
Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc ở vùng biển Việt Nam
Tiếp nữa Trung Quốc nghĩ rằng việc họ kéo giàn khoan, cũng như bao lần trước Việt Nam sẽ phản ứng yếu ớt. Rồi trong nội tại Trung Quốc đang có nhiều mâu thuẫn, họ nghĩ việc kéo giàn khoan vào biển Đông để tạo sự đoàn kết trong nội bộ của họ. Cuối cùng họ muốn thực thi được lưỡi bò biến biển Đông thành ao nhà của họ.
Việc kéo giàn khoan này cũng là dịp để Trung Quốc muốn “nhắc nhở” Việt Nam. Sau thời điểm 30.4.1975, Tổng bí thư Lê Duẩn đã không theo Trung Quốc nên Trung Quốc đã có một số trả đũa như cắt chi viện hay ủng hộ Pôn Pốt chiếm đảo Thổ Chu của Việt Nam, tạo ra chiến tranh biên giới Tây Nam. Họ muốn nhắc nhở sẽ cho Việt Nam “một bài học” tương tự như vậy.
Tàu Trung Quốc hung hăng đâm tàu kiểm ngư đang làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa
Vì sao tôi lại cho rằng đây là cơ hội cho Việt Nam. Bởi việc Trung Quốc kéo giàn khoan ra biển Đông khiến ta không còn mơ hồ gì nữa về mối quan hệ anh em này từ đó thúc đẩy lòng yêu nước trong nhân dân. Nhân cơ hội này ta có thể khẳng định rằng Việt Nam không phải là sân sau của Trung Quốc như một số ý kiến đã nêu.
Phân tích tìm hiểu kỹ, tôi thấy Trung Quốc chỉ theo chủ nghĩa cực quyền Đại Hán và nhiều lần làm khổ Việt Nam. Như cải cách ruộng đất ảnh hưởng Trung Quốc đã làm khổ hàng triệu người Việt, rồi họ giúp mình thời kỳ 1954 để sau đó đưa Việt Nam lên bàn cân trong hội nghị Giơnevơ, rồi năm 1972 họ cũng làm khổ ta, rồi năm 1974 họ chiếm Hoàng Sa…
Video đang HOT
Ông Lê Duẩn đã từng nói Trung Quốc chưa bao giờ muốn Việt Nam mạnh mà chỉ muốn Việt Nam quy phục, thuần phục Trung Quốc. Và sự thực có một giai đoạn Trung Quốc chi phối Việt Nam quá đáng. Tất cả các học tập, trải nghiệm của nhiều cơ quan của Việt Nam đều sang Trung Quốc…
Trung Quốc không ngờ chính thời điểm đặt giàn khoan sau 30.4.2014 là khơi dậy tinh thần yêu nước vốn có của người Việt Nam lên cao chưa từng thấy, tạo thời cơ cho Việt Nam khẳng định Việt Nam không là sân sau của Trung Quốc
Nghị sĩ Mỹ bóc trần chiến lược “gặm nhấm” Biển Đông của TQ
Tranh thủ sự ủng hộ của thế giới
- Thưa tiến sĩ, trước mắt và lâu dài, Việt Nam cần làm gì trước những diễn biến mới này?
Riêng về giàn khoan, ta phải trường kỳ kháng chiến chống lại việc Trung Quốc đang xâm phạm khu đặc quyền kinh tế của mình. Chúng ta cần khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Khi kiện ra tòa thì Trung Quốc sẽ phải đối mặt với luật pháp quốc tế. Nếu anh bất chấp tuân thủ luật pháp thì về lâu dài thế giới sẽ không ai chấp nhận anh cả.
Súng trên tàu Trung Quốc mở bạt và chĩa thẳng về tàu Việt Nam ở biển Hoàng Sa
Ngược lại hành động không tuân thủ luật pháp của Trung Quốc sẽ khiến thế giới, các nước mạnh ủng hộ Việt Nam.
Song song đó Việt Nam cần tìm mọi cách phát triển kinh tế mạnh như Nhật Bàn, Hàn Quốc, Singapore… để tránh bị lệ thuộc. Khi kinh tế mạnh lên, không phụ thuộc vào ai thì tự nhiên mình thoát thôi. Lúc đó việc hợp tác giữa hai bên trên cơ sở hai bên đều có lợi trên quan hệ sòng phẳng chứ không lệ thuộc.
- Trong những giải pháp ông đưa ra đáng chú ý là giải pháp phát triển kinh tế biển, từ đó biến Việt Nam thành cường quốc biển. Ông có thể phân tích thêm về giải pháp này?
Việt Nam có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế biển. Tiêu biểu như cảng Vân Phong là cảng nước sâu vào loại sâu nhất thế giới, có nhiều thế mạnh để phát triển thành cảng quốc tế thu hút tàu bè nước ngoài rồi thu ngoại tệ. Rồi cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn… cũng có nhiều lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực. Ở đây mình cần tập trung phát triển cảng nào có nhiều lợi thế chứ không phải làm dàn trải, địa phương nào cũng có cảng như thời gian qua.
Dù ở trong vùng biển của Việt Nam nhưng tàu cá Trung Quốc (tàu to, bìa trái) ngang nhiên đánh bắt và đe dọa tàu cá Việt Nam
Rồi Việt Nam còn có hơn 20 thành phố “mặt tiền” bờ biển có thể phát triển du lịch, nuôi trồng thủy hải sản. Nhân đây tôi cũng muốn nói tiếng Việt của ta rất hay. Trong khi từ Hán Việt gọi đất nước là giang sơn, tức là chỉ có sông và núi thì người Việt Nam mình gọi là đất nước. Ở đây khái niệm đất nước được thể hiện đầy đủ và toàn diện hơn, gồm cả đất, nước, sông, núi, hồ, biển…
Trung Quốc đang tự cô lập mình
- Theo ông Việt Nam được gì, mất gì sau gần 2 tháng Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam?
Việt Nam được nhiều hơn mất. Cái được lớn nhất là lòng yêu nước của toàn dân được thể hiện. Tiếp nữa là Việt Nam đã rất thành công trên mặt trận ngoại giao. Bây giờ Trung Quốc có nói cái gì thế giới cũng không tin vì Trung Quốc chỉ giỏi nói mà không có bằng chứng. Trung Quốc có nói tàu Việt Nam đâm va tàu Trung Quốc hàng ngàn lần mà không có lấy một hình ảnh thì ai tin. Trong khi ngược lại hình ảnh của Việt Nam đưa ra rất nhiều. Nếu cứ như vậy Trung Quốc sẽ tự bị cô lập trên toàn thế giới.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Việt Nam sẽ không cô đơn
Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Đông không chỉ là cơ hội cho Việt Nam thoát Trung mà còn là cơ hội để các nước cùng chung mối nguy Trung Quốc sẽ liên minh, liên kết với nhau. Việt Nam sẽ không bao giờ cô đơn trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.
Hiện nay có nhiều nước đề nghị liên minh an ninh biển với Việt Nam, trong đó đáng chú ý nhất là Nhật Bản và Ấn Độ. Đây là hai nước từ trước đến nay luôn ở thế đối trọng với Trung Quốc mà Việt Nam cần quan tâm. Hai nước này đủ sức để đương đầu với Trung Quốc.
Theo Thanh Niên
Trung Quốc toan tính gì với bản đồ "nuốt" biển Đông?
TQ đang phủ nhận mọi nỗ lực ngoại giao trong khu vực bằng cách xuất bản tấm bản đồ mới "nuốt chửng" Biển Đông, gồm 10 đoạn bao trọn các ranh giới lượn sát bờ biển của hầu hết quốc gia Đông Nam Á.
Tấm bản đồ này củng cố yêu sách chủ quyền của TQ với các đảo mà họ đang tranh chấp hoặc ngang nhiên khẳng định chủ quyền bất chấp sự chồng lấn với VN, Philippines, Malaysia và Brunei.
Mục tiêu kép
Trong khi nhà xuất bản Bản đồ Hồ Nam tuyên bố, tấm bản đồ mô tả rõ ràng hơn các khu vực tranh chấp thuộc chủ quyền TQ thì GS Lee Yunglung thuộc Đại học Hạ Môn (TQ) nhận định bản đồ đã đưa vấn đề Biển Đông lên ngang tầm với Hoa Đông và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
GS này cho hay bản đồ "nâng tầm hiểu biết của người dân về chủ quyền TQ" với Biển Đông. Còn ở phạm vi quốc tế, bản đồ mang lại "nhìn nhận toàn diện hơn về biện minh lịch sử cho yêu sách chủ quyền TQ" với khu vực tranh chấp.
TQ vẽ bản đồ dọc, với đường 10 đoạn &'nuốt' hết Biển Đông. Ảnh: Xinhua
Tung bản đồ nuốt trọn Biển Đông: Cuộc xâm lăng mới của Trung Quốc
Bản đồ mới được gọi là bản đồ "dọc", mang tên "bản đồ nước CHND Trung Hoa". Nó khác với các bản đồ ngang truyền thống, vốn tập trung vào vùng đất liền rộng lớn và thể hiện Biển Đông bằng một ô riêng biệt tỉ lệ nhỏ hơn.
Bản đồ mới nêu bật các tính năng trong vùng biển với tỉ lệ tương đương như các khu vực đất liền, đưa gần như toàn bộ các vùng biển đảo ở Biển Đông vào trong phạm vi cái gọi là "chủ quyền" mà Bắc Kinh yêu sách; xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển Biển Đông, trong đó có VN.
Theo ông Lee, bằng cách cho phép một nhà xuất bản cấp tỉnh xuất bản bản đồ mới, Bắc Kinh đang tiến hành một "phép thử trên biển".
Như thế, họ có cơ hội đánh giá phản ứng của các nước khác, và nếu cần thiết, có thể thay đổi để giảm thiểu hậu quả từ hành động của mình. Nhưng GS này nhận định, với căng thẳng leo thang gần đây ở Biển Đông, việc xuất bản bản đồ trực tiếp của chính quyền trung ương có thể dẫn tới xung đột.
Bản đồ đường 10 đoạn: Chiêu thử lửa của Trung Quốc ở Biển Đông
Gây bão ngoại giao
Một số người coi xuất bản những bản đồ kiểu dạng như vậy thật "lố bịch", chỉ gây thêm căng thẳng. Như 2 năm trước, một tấm bản đồ cũng thể hiện trong hộ chiếu mới của TQ đã gây ra "bão ngoại giao" trong khu vực.
Cư dân mạng Philippines đăng tải hình ảnh một tấm bản đồ có tên gọi "bản đồ lãnh thổ mới của Philippines" với lời nhắn: &'TQ vẽ được thì chúng tôi cũng vẽ được".
Tấm bản đồ tự chế đã mở rộng phần lãnh thổ thực tế của Philippines bao trùm toàn bộ phần đất liền TQ cũng như Hong Kong. Bản đồ này gọi phần diện tích đất liền là "tỉnh hành chính đặc biệt" của Philippines; Bắc Kinh được đánh dấu là "thành phố thủ đô", nhưng với tên mới là Rizal.
Roilo Golez, một cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines cảnh báo, TQ có thể chuẩn bị cho việc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines với bản đồ 10 đoạn mới.
Ông cũng hy vọng Malaysia và Indonesia sẽ phản đối bản đồ mới của TQ, khi đường 10 đoạn có cả ranh giới lượn sát đảo Borneo (Malaysia) và lấn sâu vào quần đảo Natuna (Indonesia).
Trong khi đó, quan chức Bắc Kinh lại cố gắng làm dịu chỉ trích khi nói rằng bản đồ "chỉ phục vụ người dân TQ".
Việc xuất bản bản đồ mới diễn ra sau hàng loạt hành động khiêu khích của TQ nhằm củng cố yêu sách chủ quyền tại Biển Đông và với các đảo tranh chấp.
Tháng trước, TQ đã đơn phương triển khai một giàn khoan lớn ngay ở vùng đặc quyền kinh tế của VN và gần đây công bố tiếp tục đưa thêm 4 giàn khoan ra Biển Đông.
Philippines còn cáo buộc kể từ tháng 1 năm nay, TQ đã vận chuyển vật liệu xây dựng và khối lượng cát khổng lồ ra một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của VN nhằm cải tạo các đảo này hoặc lập đảo nhân tạo.
Động thái này được cho là một nỗ lực thay đổi hiện trạng và các tính năng trong vùng biển thiên về phía có lợi cho TQ.
Theo VietNamNet
Lính nhà giàn sẵn sàng bảo vệ từng tấc biển Nhân dịp 25 năm thành lập tiêu đoan DK1, Vùng 2 hải quân (5/7/1989-5/7/2014), trao đổi với Tuổi Trẻ, thượng tá Nguyễn Thế Dĩnh, chính trị viên tiểu đoàn cho biết: Sau 25 năm thành lập, đến nay tiểu đoàn DK1 có nhiều đổi thay quan trọng, phát triển cả về quy mô, hình thức tổ chức cũng như tính chất nhiệm vụ...