Gián đoạn chuỗi cung ứng của Apple làm tổn thương các công ty Trung Quốc
Gián đoạn chuỗi sản xuất và biện pháp kiểm soát chi phí của Apple đang gây sức ép lên các nhà cung cấp Trung Quốc.
Tờ Securities Daily của Trung Quốc vừa đưa tin, cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng Apple đã ảnh hưởng đến tài chính của nhiều nhà cung cấp và nhà phân phối ở đại lục. Điều này “gióng lên hồi chuông cảnh báo” cho các công ty “quá phụ thuộc” vào hãng công nghệ Mỹ.
Rõ ràng việc trở thành nhà cung cấp của Apple không còn đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh doanh xuất sắc. Trong số các nhà cung cấp Trung Quốc của Apple, Lens Technology niêm yết tại Thâm Quyến báo cáo lợi nhuận ròng giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 988,8 triệu nhân dân tệ (khoảng 155,3 triệu USD) trong quý từ tháng 7 đến tháng 9.2021.
Công ty Shenzhen Sunway Communication Company có lãi ròng là 305 triệu nhân dân tệ, giảm 26,8% trong cùng kỳ. Trong khi đó, công ty điện tử Shenzhen Deren Electronic Company ghi nhận khoản lỗ ròng 65 triệu nhân dân tệ, tương đương 227% so với cùng kỳ năm trước trong quý 3/2021. Công ty sản xuất Suzhou Victory Precision Manufacture Company có khoản lỗ ròng 30 triệu nhân dân tệ.
Video đang HOT
Sản lượng iPhone 13 đã giảm 20% so với kế hoạch ngay cả khi Apple ưu tiên tất cả các thành phần cần thiết cho dòng điện thoại thông minh mới nhất
“Trong bối cảnh giá nguyên vật liệu tăng và cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng, Apple đã tiếp tục nén biên lợi nhuận của các nhà cung cấp để giảm chi phí. Điều này gây áp lực chi phí lớn hơn cho các nhà cung cấp”, Lin Zhi, chuyên gia phân tích chính của Wit Display, nói.
Kết quả thu nhập của các công ty Trung Quốc được công bố vào tháng 10.2021, thời điểm Apple đang thiếu hụt hàng triệu sản phẩm so với mục tiêu sản xuất ban đầu. Nguyên nhân là do khủng hoảng chuỗi cung ứng gây ra bởi tình trạng phong tỏa vì dịch Covid-19 ở nhiều quốc gia, cắt giảm năng lượng ở Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị Mỹ – Trung gia tăng.
Theo báo cáo của Nikkei, trong tháng 9 và tháng 10.2021, sản lượng iPhone 13 đã giảm 20% so với kế hoạch trước đó ngay cả khi Apple ưu tiên tất cả các thành phần cần thiết cho dòng điện thoại thông minh mới nhất. Lượng sản xuất của iPad cũng thấp hơn khoảng 50% so với kế hoạch trong cùng thời điểm. Dự báo sản lượng cho các thế hệ iPhone cũ giảm khoảng 25% do Apple phân bổ lại thành phần và nguồn lực.
Theo Securities Daily, một nhà phân phối iPhone cho biết những năm trước họ sẽ hạ giá một số mẫu iPhone để thúc đẩy doanh số bán hàng dịp cuối năm. Tuy nhiên, không có khả năng sẽ giảm giá trong năm nay do nguồn cung khan hiếm.
Apple đã thêm nhiều nhà cung cấp từ Trung Quốc hơn bất kỳ nơi nào khác vào danh sách các nhà cung cấp của công ty trong ba năm qua. Theo phân tích của South China Morning Post về danh sách nhà cung cấp của Apple cho năm 2017 và 2020, gần một phần ba các công ty mới được đưa vào danh sách đến từ đại lục.
200 công ty trong danh sách nhà cung cấp năm 2020 của Apple chiếm 98% chi tiêu trực tiếp của công ty vào vật liệu, sản xuất và lắp ráp sản phẩm trên toàn thế giới. Gần 80% các nhà cung cấp này có ít nhất một địa điểm sản xuất ở Trung Quốc.
Sốc: Apple lần đầu tiên trong lịch sử ngừng sản xuất iPhone
Lần đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, những hạn chế trong chuỗi cung ứng đã buộc Apple phải tạm dừng sản xuất dòng iPhone của mình.
Theo báo cáo từ Nikkei, dẫn nguồn tin trong ngành cho biết Apple đã phải dừng dây chuyền lắp ráp iPhone lần đầu tiên sau hơn 10 năm, mặc dù chỉ trong vài ngày, do những hạn chế của chuỗi cung ứng và việc Trung Quốc liên tục hạn chế quyền lực.
iPad mini (2021) được ra mắt cùng giai đoạn với iPhone 13.
Nikkei giải thích rằng tuần này thường là thời điểm hoạt động sản xuất của Apple tăng ca để đáp ứng nhu cầu toàn cầu cho mùa mua sắm cuối năm, nhưng thay vì được tăng ca và lịch sản xuất 24 giờ, các công nhân lại được nghỉ.
Một giám đốc chuỗi cung ứng nói với Nikkei rằng: "Do số lượng linh kiện và chip có hạn, việc làm thêm giờ vào ngày nghỉ và trả thêm tiền cho nhân viên tuyến đầu là điều vô nghĩa. Điều đó chưa từng xảy ra trước đây. Trước đây, kỳ nghỉ lễ vàng của Trung Quốc luôn là thời điểm hối hả nhất khi tất cả các nhà lắp ráp đang chuẩn bị sản xuất".
Apple đã cắt giảm dự báo sản xuất iPhone 13 trong tháng 10. Thậm chí vào tháng 11, công ty đã phải từ bỏ các lô hàng iPad để tiếp tục sản xuất iPhone 13, và điều đó vẫn không đủ để ngăn việc sản xuất ngừng hoạt động. Mục tiêu ban đầu của Apple là sản xuất 95 triệu mẫu iPhone 13 vào năm 2021, nhưng con số đó đã giảm xuống còn khoảng 83-85 triệu chiếc vào đầu tháng 12.
Theo Nikkei, việc sản xuất các mẫu iPhone 13 trong tháng 9 và tháng 10 không đạt 20% so với mục tiêu ban đầu. Trong khi đó, sản lượng iPad chỉ đạt 50% sản lượng dự kiến trong cùng khung giờ. Sản lượng iPhone cũ giảm 25% và tình hình không khá hơn khi tháng 11 bắt đầu.
Báo cáo đầy đủ từ Nikkei cung cấp thông tin chi tiết hơn về các nhà cung cấp linh kiện riêng lẻ của iPhone 13 và lý do cho sự chậm trễ của họ. Sự chậm trễ là do vô số vấn đề, bao gồm các biện pháp giãn cách xã hội của Malaysia và Việt Nam, hạn chế nguồn điện đột xuất ở Trung Quốc, tình trạng thiếu hụt, tắc nghẽn sản xuất, tăng thời gian bán linh kiện,....
BOE cung cấp 50 triệu màn hình OLED cho iPhone vào năm sau Nhà sản xuất màn hình Trung Quốc BOE được cho là sẽ tham gia vào chuỗi cung ứng iPhone vào năm tới, với việc công ty cung cấp 50 triệu màn hình OLED cho Apple. Theo GizChina, báo cáo cho biết thêm ngoài BOE, Samsung Display sẽ cung cấp 150 triệu màn hình OLED cho Apple vào năm tới, trong khi LG Display...