Giận cá chém thớt
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý vừa qua của Hà Lan đã bác bỏ hiệp ước liên kết giữa EU và Ukraine. Hà Lan là thành viên duy nhất của EU đến nay chưa phê chuẩn hiệp ước ấy.
Người dân Hà Lan đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý vừa qua – Ảnh: Reuters
Dù không bị ràng buộc về kết quả trên, nhưng chính phủ nước này chắc chắn không dám bất chấp. Hiệp ước được ký kết hồi tháng 5.2014 và có hiệu lực ngay, trước khi quá trình phê chuẩn ở 28 nước thành viên EU hoàn tất vì EU chủ ý tranh thủ Ukraine, thể hiện sự hậu thuẫn Kiev trong cuộc đối địch với Nga.
Dù vậy, tác động chính trị của kết quả cuộc trưng cầu trên vẫn rất đáng kể đối với cả Hà Lan lẫn EU. Ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng cử tri Hà Lan muốn tận dụng sự kiện đó để biểu lộ thái độ không đồng tình với EU.
Hà Lan là một trong những nước sáng lập nên EU, nhưng cũng đồng thời là một trong những thành viên EU mà dư luận dân chúng bất bình sớm nhất với EU.
Năm 2005, hơn hai phần ba cử tri nước này đã bác bỏ Hiến pháp chung của EU. Cử tri Hà Lan giáng cú đòn vào uy danh và thể diện EU. Chính phủ Hà Lan càng mất mặt hơn khi nước này hiện còn là đương kim chủ tịch luân phiên của EU.
EU sẽ khó khăn và khó xử hơn trước trong mọi chuyện, từ khủng hoảng tài chính và nợ công đến vấn đề tỵ nạn, từ quan hệ với Ukraine đến với Nga, từ cuộc trưng cầu dân ý tới đây ở Anh về việc nước này tiếp tục ở trong hay sẽ ra khỏi EU đến chuyện kết nạp thành viên mới. Nhưng phe cánh bất lợi đối với EU trong các nước thành viên EU giờ được khích lệ như diều gặp thêm gió.
Video đang HOT
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Kẹt cửa vào EU, Ukraine trút giận lên Nga
Cuộc trưng cầu dân ý dự kiến không mang tin vui cho Ukraine, Thủ tướng cấm nhập dầu mỏ Nga, Tổng thống kêu gọi Nhật Bản gây áp lực với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk ngày 6/4 tuyên bố nước này có kế hoạch cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Moskva cũng như dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với ô tô đã qua sử dụng, trừ ô tô của Nga.
"Tôi yêu cầu Bộ Kinh tế chuẩn bị một cơ chế để cấm mua các sản phẩm dầu lửa từ đất nước của kẻ xâm lược - đó là Liên bang Nga", Thủ tướng Yatseniuk nói.
Tuyên bố trên là động thái mới nhất trong cuộc chiến thương mại hiện nay giữa Nga và Ukraine, nổ ra sau khi Moskva sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014.
Tổng thống Ukraine và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Trong khi đó, trong cuộc gặp Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima hôm 6/4, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngỏ lời kêu gọi quốc hội Nhật Bản gây áp lực với Nga để thả các tù nhân chính trị Ukraine.
"Hai bên đã thảo luận tình hình ở Donbass. Ông Poroshenko kêu gọi quốc hội Nhật Bản tham gia các nỗ lực của cộng đồng quốc tế gây sức ép với Nga để thả các tù nhân chính trị Ukraine như Nadezhda Savchenko, Oleg Sentsov và những người khác", tuyên bố từ Phòng truyền thông của Tổng thống Ukraine khẳng định.
Bản Thông cáo cũng nói rằng Tổng thống Ukraine cám ơn Nhật Bản đã hỗ trợ to lớn để khắc phục hậu quả xung đột ở Donbass, tăng cường các thể chế dân chủ và cải cách kinh tế.
Nỗ lực trừng phạt Nga của Ukraine nằm trong chuỗi hành động phản ứng với cuộc trưng cầu dân ý tại Hà Lan diễn ra cùng ngày. Cuộc trưng cầu dân ý này chỉ mang tính chất tham khảo, nghĩa là Chính phủ Hà Lan không bắt buộc phải thực hiện theo kết quả của cuộc bỏ phiếu.
Nếu tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ít hơn 30% thì cuộc trưng cầu ý dân được coi la không hợp lệ.
Nếu tỷ lệ này lớn hơn 30% thì kết quả sẽ thuộc về câu trả lời của hơn 50% số cử tri bỏ phiếu.
Trong khi câu hỏi được đưa ra bỏ phiếu :"Bạn ủng hộ hay phản đối việc phê chuẩn Hiệp ước liên kết giữa EU và Ukraine ?".
Các cuộc thăm dò ý kiến cử tri cho tới ngày 2/4 cho thấy có tới 51% số người được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu phản đối hiệp ước liên kết giữa EU và Ukraine, trong khi chỉ có 37% số người được hỏi sẵn sàng bỏ phiếu ủng hộ hiệp ước này, còn 12% số người được hỏi chưa có quyết định.
Trước thềm cuộc trưng cầu ý dân, những người ủng hộ và phản đối hiệp định đều đã tiến hành các chiến dịch tuyên truyền trong cử tri.
Các em học sinh tham gia chào mừng ngày bỏ phiếu cho phép Ukraine gia nhập vào EU ở Hà Lan. Ảnh: RT
RT đưa tin từ cuộc trưng cầu dân ý này dẫn lời ông Willem Ruitenberg, là người vận động việc đánh dấu "Không" cho hay: "Tôi không tin tưởng vào EU nữa vì chương trình nghị sự bí mật của họ là đầu tiên để có được thứ lớn hơn mình, thứ hai là để có quan hệ gần hơn với Ukraine".
Harry van Bommel, chính khách Đảng Xã hội của Hà Lan nhận định: "Việc Ukraine gia nhập EU sẽ không giúp đỡ được các công dân bình thường của họ. Nó sẽ giúp các đầu sỏ chính trị như Poroshenko và nhiều người khác. Tôi và người Hà Lan sẵn sàng giúp đỡ người Ukraine và có thể làm điều này thông qua các chính sách khu vực và tất cả các loại quỹ còn lại.
Một người đàn ông tên Jan Roos cho hay, "Sẽ ít có sự thông thương giữa Hà Lan và Ukraine. Những người Ukraine rất nghèo, họ không mua tuy lip của tôi và cả pho-mát của chúng tôi. Điều tốt nhất cho người dân Ukraine là họ sống trong hòa bình. Có một cuộc chiến tranh xảy ra ở đó, mà là do thỏa thuận liên kết này".
Đông Phong (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Người Anh sẽ mất hơn 1.000 USD/năm nếu rời EU Rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay "Brexit" đồng nghĩa với việc mức sống của người dân Anh đi xuống. Nước Anh đang chia rẽ trong ý kiến về chuyện đi hay ở lại EU - Ảnh: Shutterstock Theo CNN, thu nhập từ thương mại giảm sẽ kéo thu nhập hộ gia đình đi xuống ít nhất là 850 bảng Anh, tương...