Giấm vải Kim Ngân của cô giáo dạy Hóa học có gì ngon mà đạt OCOP 4 sao?
Giấm vải Kim Ngân được lên men từ trái vải tự nhiên của thủ phủ vải Bắc Giang. Sự kết hợp giữa vải với mật ong cho lên men một cách tự nhiên đã tạo ra đời giấm vải có mùi thơm đặc trưng, có nét độc đáo riêng của sản phẩm OCOP 4 sao – giấm vải Kim Ngân.
Sản phẩm giấm “made in Vietnam”
Là một cô giáo dạy hoá nên mong muốn tạo ra những loại thực phẩm độc đáo, không hoá chất, không chất bảo quản có lợi cho sức khoẻ con người là điều mà của cô giáo Bạch Thị Kim Ngân dạy môn Hóa học tại Trường THCS thị trấn Chũ (Bắc Giang) luôn trăn trở.
Sản phẩm giấm vải Kim Ngân được bày bán trên nhiều tại các hội chợ.
Kể về câu chuyện làm lên loại giấm có một không hai trên thị trường, chị Ngân cho biết: là người con Bắc Giang, chứng kiến tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, cảnh bà con quê mình lận đận trong việc tìm đầu ra cho quả vải, cô luôn đau đáu cần phải làm điều gì đó cho quê hương. Ý tưởng làm giấm từ quả vải ấp ủ trong cô cũng bắt đầu từ đó.
Với kiến thức về hoá học cộng niềm đam mê, chị đã tự nghiên cứu, mày mò công thức thử làm giấm, sau hàng trăm lần thử nghiệm thất bại cuối cùng chị cũng đã nghiên cứu, sản xuất thành công.
Đặc biệt chị Ngân đã thành công với loại giấm mà người khác chưa từng nghĩ đến, đó là sản phẩm giấm được làm từ quả vải – đặc sản của Bắc Giang.
Quy trình sản xuất giấm vải Kim Ngân.
“Ngay từ khi nghiên cứu sản phẩm, mình đã xác định hướng đi cho sản phẩm là phải hoàn toàn tự nhiên. Để có được sản phẩm chất lượng tốt nhất thực sự rất khó khăn, có những lúc tưởng như không trụ nổi” – cô giáo Kim Ngân nhớ lại.
Song, luôn kiên trì xây dựng thương hiệu chính cái tâm của mình, qua thời gian rút kinh nghiệm, cuối cùng chị cũng đã thành công với các loại dấm có mùi vị thơm ngon, độ chua vừa phải và kèm theo vị ngọt nhẹ mà người dùng có thể cảm nhận ngay từ lần thử đầu tiên
Tới nay giấm mang thương hiệu Kim Ngân đã bắt đầu ghi được dấu ấn riêng và có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng với 5 dòng sản phẩm: giấm vải thiều, giấm táo xanh, giấm táo mèo, giấm mơ, giấm tỏi ớt.
Hành trình khởi nghiệp của cô giáo vùng quê này với mục đích nâng cao giá trị nông sản Việt, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm giấm hoa quả made in Vietnam có mặt ở thị trường trong nước và trên thế giới.
Video đang HOT
Các sản phẩm giấm của Công ty TNHH Thương mại Kim Ngân không chỉ xuất hiện trên kệ hàng các siêu thị lớn như Vinmart, Aeon, Fivimart… mà còn có mặt tại 15 quốc gia khó tính như Australia, Anh, Mỹ, Nhật Bản, Philippines…và được người tiêu dùng đón nhận, đánh giá cao.
Bí quyết trở thành sản phẩm OCOP 4 sao
Công ty TNHH Thương mại Kim Ngân hiện có 4 sản phẩm giấm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao của tỉnh Bắc Giang năm 2020. Trong đó nổi bật nhất là sản phẩm giấm vải có mùi thơm rất đặc trưng.
Bí quyết có được tiêu chuẩn này, chi Ngân chia sẻ, để làm ra sản phẩm giấm đạt chất lượng ngon nhất chị đã sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên 100% từ vải thiều Lục Ngạn và mật ong cộng với công nghệ lên men tĩnh, lão hóa trong sản xuất giấm khiến mùi vị của giấm để càng lâu càng thơm như rượu vang.
4 sản phẩm giấm Kim Ngân đạt chuẩn OCOP 4 sao.
Cũng theo chị Ngân: Nhờ vào cách lên men thủ công từ con giấm và quá trình thanh lọc tiệt trùng nên sản phẩm giấm vải Kim Ngân luôn đạt chất lượng cao, độ chua vừa phải và kèm theo vị ngọt nhẹ, rất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài làm gia vị cho các món salad thì giấm vải có thể trở thành một món giải khát với hương thơm cùng mùi vị đặc biệt.
Sản phẩm giấm vải Kim Ngân chính thức ra mắt thị trường vào năm 2015. Đến nay Công ty TNHH Thương mại Kim Ngân sản xuất 20-30 ngàn lít giấm/tháng để cung cấp cho thị trường. Mỗi năm giúp bà con nông dân Bắc Giang tiêu thụ trung bình 50- 60 tấn cùi vải để sản xuất giấm.
Để đạt chất lượng OCOP 4 sao bên cạnh sản phẩm phải có chất lượng tốt thì mẫu mã cũng rất quan trọng, bắt mắt cả về chất lượng lẫn hình thức. Ngoài ra, việc hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý phải đầy đủ.
Đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP gồm nhiều mảng, nên cần chú ý làm theo hướng dẫn các các cơ quan ban ngành, bám sát theo thang điểm hoàn thiện. Chị Kim Ngân chia sẻ thêm.
"Bà trùm" cá thát lát ở Hậu Giang có 8 sản phẩm OCOP, được các siêu thị lớn tìm đến tận nơi đặt hàng
Trong lúc dịch bệnh Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân, nhưng ở tỉnh Hậu Giang có một HTX có 8 sản phẩm OCOP từ cá thát lát vẫn hoạt động kinh doanh ổn định, đặc biệt dù đang trong lúc dịch bệnh vẫn được siêu thị lớn tìm đến tận nơi đặt hàng.
"Bà trùm" cá thát lát có 8 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
"Bà trùm" đó là chị Nguyễn Kim Thùy - Giám đốc HTX Kỳ Như, (có địa chỉ ấp tại Tầm Vu 1, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang), được người dân trong vùng gọi là "bà trùm" cá thát lát vì HTX của chị có 8 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao, thì trong đó có 7 sản phẩm từ cá thát lát.
Chị Nguyễn Kim Thùy - Giám đốc HTX Kỳ Như, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. (Ảnh: Hồng Cẩm)
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, chị Thùy cho biết: Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách xã hội, lúc đầu HTX Kỳ Như có gặp một chút khó khăn về việc vận chuyển, nhưng khi quy định về vận chuyển hàng hóa theo luồng xanh thì hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX cũng dần ổn định trở lại.
Để việc kinh doanh ổn định trong mùa dịch, theo chị Thùy chia sẻ tất cả là nhờ HTX có 8 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao, nên được các đại lý, hệ thống siêu thị lớn nhỏ trong cả nước tín nhiệm hợp tác ổn định từ nhiều năm nay.
8 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao của HTX Kỳ Như, gồm: cá thát lát rút xương tẩm gia vị, cá thát lát rút xương tẩm gia vị sả ớt, chả cát thát lát tẩm gia vị, chả cá thát lát tươi, cá thát lát nạo, bánh phồng cá thát lát, khổ qua rừng dồn chả cá thát lát và khô cá sặc rằn một nắng (khô lạc).
Công nhân tại HTX Kỳ Như đang phân loại cá thát lát. (Ảnh: Hồng Cẩm)
Để có được 8 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao được thị trường đón nhận như ngày nay là cả một quá trình dài, trong đó có cả thành công và thất bại của chị Thuỳ.
Chị nhớ lại, chị gắng bó với nghề nuôi cá hơn 20 năm và cũng từng nhiều lần thất bại nhưng vì yêu thích nghề nuôi cá mà sau nhiều lần thất bại chị vẫn bám giữ. Khoảng năm 2000, sau khi thua lỗ đợt cá rô đầu vuông và cá thát lát chị gần như sạch vốn.
Nhờ sự giúp đỡ của người thân, chị Thùy đã chuyển sang mở quán ăn. Quán của chị chuyên phục vụ các món từ cá, trong đó món chả cá thát lát tẩm gia vị và cá thát lát rút xương tẩm gia vị được thực khách rất yêu thích. Từ phục vụ tại quán, chị làm thêm sản phẩm để khách mang về, nhận đặt hàng phục vụ đám tiệc...
Chả cá thát lát tươi đạt chuẩn OCOP 4 sao của HTX Kỳ Như. (Ảnh: HTX Kỳ Như)
Đến năm 2015, sau khi tìm hiểu các tiêu chuẩn, chị quyết tâm đăng ký thương hiệu độc quyền cá thát lát Kỳ Như với một số sản phẩm đặt thù: Chả cá thát lát, cá thát lát nạo, chả cá tẩm gia vị, cá thát lát rút xương tẩm gia vị...
Và từ đó chị bắt đầu hành trình tiếp thị, chào hàng sản phẩm của mình tại các cửa hàng đặc sản, siêu thị, hội chợ... Nhưng lúc này những đối tác còn e dè, chỉ đặt hàng số lượng ít, chủ yếu là cá thát lát nạo.
Cá thát lát rút xương tẩm gia vị của HTX Kỳ Như là một trong những sản phẩm được thực khách ưa chuộng. (Ảnh: HTX Kỳ Như)
Năm 2018, sau khi đi tham quan mô hình sản phẩm OCOP tại Bến Tre, chị Thùy đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu và năm 2019 chị thành lập HTX Kỳ Như với 11 thành viên ban đầu.
Đến năm 2020 khi tỉnh phát động tham gia sản phẩm OCOP, chị Thùy mạnh dạn đăng ký 5 sản phẩm trong đợt 1 và 3 sản phẩm trong đợt 2 và tất cả 8 sản phẩm (7 sản phẩm từ cá thát lát, 1 sản phẩm cá sặc rằn) của chị đều được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao.
Được siêu thị lớn, nhỏ tìm đến đặt hàng cá thát lát
Chị Thùy cho biết, hiện nay HTX Kỳ Như đang hợp tác và cung ứng cho khoảng 20 đại lý, cửa hàng đặc sản trong cả nước và hệ thống các siêu thị Coopmart, Bách hóa xanh, Mega, Vinmart, Tứ Sơn... với sản lượng khoảng 400 tấn (sản phẩm các loại từ cá thát lát, cá sặc rằn)/năm.
Theo chị Nguyễn Kim Thùy các sản phẩm của HTX Kỳ Như được đối tác tin tưởng đặt hàng là nhờ được công nhận đạt chuẩn OCOP. (Ảnh: Hồng Cẩm)
"Phải thừa nhận một điều từ ngày 8 sản phẩm của HTX được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao thì sản lượng tăng rõ rệt. Đặc biệt, các hệ thống cửa hàng đặc sản và siêu thị lớn nhỏ cả nước tự tìm đến mình đặt hàng với số lượng lớn và ổn định, chứ mình không còn phải vất vả chạy đi chào hàng như trước kia"- chị Thùy chia sẻ.
Về nguồn nguyên liệu, Giám đốc HTX Kỳ Như, cũng cho biết: HTX Kỳ Như hiện có 31 thành viên, với diện tích nuôi cá thát lát nguyên liệu phục vụ sản xuất là 5,7ha. Trung bình mỗi tháng cung ứng từ 30-35 tấn cá thát lát nguyên liệu để phục vụ chế biến thành 11 dòng sản phẩm các loại.
Thêm sản phẩm khô cá lóc một nắng của HTX Kỳ Như sắp đăng ký sản phẩm OCOP. (Ảnh: Hồng Cẩm)
Cá thát lát nguyên liệu được các thành viên HTX chủ yếu nuôi bằng thức ăn tự nhiên như cá tạp, ốc. Trong phòng trị bệnh chỉ sử dụng những loại thuốc trong danh mục cho phép và có cách ly thức ăn, thuốc một thời gian trước khi bắt để chế biến các món ăn. Vì vậy, sản phẩm làm ra từ cá thát lát đều tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chị Thùy cũng cho biết thêm, trong tháng 7 vừa qua, mặc dù đang trong tình hình dịch bệnh khó khăn, nhưng đại diện siêu thị Mega Cần Thơ đã đến HTX, trực tiếp gặp chị đặt hàng một số dòng sản phẩm mới, như: Ếch, cá điêu hồng, cá lóc...
Để đáp ứng nguồn hàng theo kế hoạch, chị đã quy hoạch thêm vùng nuôi tại huyện Phong Điền (TP.Cần Thơ). Kế hoạch của HTX Kỳ Như là từ nay đến cuối năm 2021 sẽ đăng ký VietGAP cho các dòng sản phẩm mới này để đáp ứng điều kiện ký kết hợp tác với đối tác.
Đằng sau một cánh cổng "ảo", 2.000 hợp đồng bán nông sản đã được ký kết, trị giá 300 tỷ đồng Lần đầu tiên có một cổng thương mại điện tử ứng dụng công nghệ Blockchain dành cho các hợp tác xã (HTX) giới thiệu, giao dịch các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP. Đó là OCOP Gate. Trao đối với phóng viên Dân Việt, ông Lê Đức Thịnh (ảnh) - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn...