Giảm tiếp lãi suất vay, ổn định vị thế đồng tiền Việt Nam
Dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia kinh tế cũng như dư luận, năm 2013 không bớt nóng với lĩnh vực điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực, kiên định trong điều hành, nhiều chính sách đã đi vào cuộc sống.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình.
Nhìn lại và chia sẻ thông điệp đầu năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: Sau khi đã vượt qua được những áp lực và đạt được những thành công nhất định, điều chúng tôi – Ngân hàng Nhà nước “chiêm nghiệm” được là, nếu chúng ta làm chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân thì sẽ còn nhiều áp lực, trăn trở. Nhưng khi chúng ta đã đáp ứng được thì người dân tin tưởng và sẽ đồng tình ủng hộ.
Vừa qua, NHNN có cuộc khảo sát về tâm lý và kỳ vọng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại và doanh nghiệp thì thấy rằng các tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ giảm 1-2% tùy lĩnh vực. Kế hoạch năm 2014, đối với ngành Ngân hàng là tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức 12-14%, tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Không khuyến khích cho vay dưới chuẩn.
Lãi suất năm 2014 cơ bản giữ như mặt bằng lãi suất năm 2013, nếu CPI có tín hiệu CPI thấp hơn thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ có điều chỉnh phù hợp. Lãi suất cho vay sẽ trên cơ sở khả năng tài chính của từng ngân hàng và sẽ có mức lãi suất phù hợp hơn với từng DN. Về tỷ giá năm 2014, sẽ điều chỉnh không quá 2%. Năm qua, NHNN chủ động điều chỉnh tăng hơn 1%. Hiện nay, tỷ giá thị trường 21.100 VND/USD thấp hơn tỷ giá NHNN mua vào, thị trường đang điều chỉnh theo NHNN.
Video đang HOT
Xuyên suốt trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN từ năm 2011 đến nay và cho những năm tới là luôn giữ ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam và nâng cao vị thế của đồng tiền Việt Nam trong các kênh đầu tư. Đến nay, chúng ta đã thành công một bước vững chắc và có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc ổn định giá trị và nâng vị thế của VND.
Trong 2 năm vừa qua, những ai có tiền gửi bằng VND vào hệ thống ngân hàng đều có lãi và rất an toàn. Do vậy, với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong thời gian tới, nếu người dân nào đã có tiền gửi VND, nên tiếp tục gửi. Người dân nào còn đang băn khoăn, chúng tôi đề nghị hãy nên gửi VND vào hệ thống ngân hàng. Vì đây thực sự là kênh đầu tư an toàn nhất và đảm bảo được quyền lợi của người gửi.
Tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng là quá trình kéo dài liên tục trong nhiều năm. Khi đã xử lý được những ngân hàng là những mắt xích yếu nhất thì chúng ta dần nâng cấp nó lên. Nhưng so với các quy định mới về hoạt động ngân hàng của chúng ta hiện nay thì còn phải tiếp tục “cuốn chiếu” quá trình xử lý ngân hàng yếu kém, để đảm bảo rằng, những mục tiêu trung hạn đến năm 2015 và dài hạn là năm 2020 của Đề án được hoàn thiện. Niềm tin vào VND được củng cố khiến nguồn vốn huy động bằng VND tại các ngân hàng tăng mạnh”.
VietinBank: Tín dụng tăng, nợ xấu giảm Theo ông Phạm Huy Hùng – Chủ tịch HĐQT VietinBank, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2013, ngân hàng này vẫn đạt những kết quả rất khả quan: Giá trị tổng tài sản tăng 13%; tín dụng tăng 11%; nợ xấu giảm, còn 0,9%; lợi nhuận đạt 7.700 tỷ đồng, cao nhất ngành ngân hàng. Thu nhập của khoảng 20.000 cán bộ nhân viên VitinBank được giữ vững. Ngân hàng dành 1.000 tỷ đồng để làm công tác an sinh xã hội. L.V
Theo Khánh Huyền
Tiền Phong
Miền Trung thiệt hại 28.000 tỷ đồng do bão lũ
28.000 tỷ đồng là con số thống kê mới nhất về thiệt hại do bão lũ tại miền Trung vừa qua được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên thông tin.
Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 2/12, khi điểm các nội dung Chính phủ thảo luận trong phiên họp tháng 11, tân Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, Chính phủ bàn về hướng khắc phục bão lũ vừa qua tại miền Trung. Thông tin từ các lãnh đạo Chính phủ trở về từ vùng bão lụt, công tác ứng phó, chỉ đạo phải bám từng giờ, từng phút theo diễn biến thiên tai, khó có thể dự báo, nói trước vấn đề gì.
Tính đến thời điểm này, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, thiệt hại do bão lũ gây ra khoảng 28.000 tỷ đồng. Chính phủ tập trung bàn bạc để có hướng phòng chống tốt hơn đối với thiên tai như kịch bản chống bão, ngăn lũ, xây nhà cho người dân vùng lũ...
Phố cổ Hội An ngập sâu trong nước lũ
Ông Nên thông tin, Thủ tướng nhắc nhiều công tác quản lý thủy điện. Cụ thể, Thủ tướng nhắc, tiềm năng thủy điện và hồ chứa nước cần được khai thác vì nhiều nước không có mà Việt Nam lại khai thác được thì đó là nguồn năng lượng mạnh, giá trị cao, không nên vì vấn đề ở chỗ này chỗ khác mà bỏ qua tiềm năng thủy điện.
Tuy nhiên, khi khai thác tiềm năng, Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc không được làm thiệt hại đến người dân. Với những hồ, đập đã làm xong, cần có kịch bản cụ thể mùa mưa phải làm gì, trước và sau bão, lũ phải thực hiện quy trình tích, xả nước sao để không có chuyện vận hành vì lợi ích riêng của công trình mà hành động tùy tiện, gây thiệt hại đến sự an toàn của người dân. Vấn đề khác Thủ tướng lưu ý là cần làm rõ việc quy trách nhiệm.
"Ngoài ra, cần làm sao để người dân cũng được tham gia và giám sát hoạt động của thủy điện. Nếu làm không chặt chẽ, thiếu trách nhiệm hoặc có gì tắc trách thì những thiệt hại xảy ra sẽ không thể lường hết được. Vấn đề an toàn hồ đập thủy điện Thủ tướng và Chính phủ hết sức quan tâm" - ông Nên trao đổi.
Về chính sách hỗ trợ đối với những hộ dân bị thiệt hại do lũ lụt liên tiếp vừa qua khiến nhiều đầm tôm ngập trắng, lúa mất, cao su gãy nát, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến thông tin thêm, ngành hiện đang phối hợp để đánh giá những thiệt hại của bà con liên quan đến các khoản vay đầu tư sản xuất kinh doanh. NHNN đã có chỉ đạo tiếp tục dành vốn cho người dân vay mới để phục hồi sản xuất khắc phục khó khăn về sản xuất.
Sơ tính, đến nay, 10 tỉnh có thiệt lại liên quan đến các khoản vay là 1.500 tỷ đồng, ngành ngân hàng đã phân loại theo hệ thống, giao địa phương cơ cấu lại nhiều khoản nợ (300 tỷ đồng), khoanh nợ trên 200 tỷ đồng, miễn giảm lãi với các khoản nợ bị thiệt hại... Đồng thời, NHNN cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại triển khai cho vay mới để hỗ trợ khắc phục thiệt hại, tổ chức lại sản xuất, đời sống.
Theo ông Tiến, cuối tuần qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng đã vào làm việc tại Quảng Bình, nơi thiệt hại nặng nề nhất sau bão lũ, cùng lãnh đạo 5 ngân hàng thương mại lớn để trực tiếp đánh giá tình hình. Thống đốc đã có chỉ đạo và NHNNN sẽ sớm ban hành văn bản để tiếp tục có chỉ đạo, điều hành kịp thời các vấn đề phát sinh. Nếu có vướng mắc vượt quá thẩm quyền giải quyết của NHNN, đơn vị sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng để kịp thời tháo gỡ.
P.Thảo
Theo Dantri
Thống đốc cấm Ngân hàng tăng lương, thưởng Ngày 29/11/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 8986/NHNN-TTGSNH về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng. Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro...