Giảm thêm 0,5% lãi suất điều hành nhưng tác động thực tế sẽ hạn chế
BVSC cho rằng quyết định giảm lãi suất điều hành thêm 0,5% của NHNN không có quá nhiều tác động đối với mặt bằng lãi suất hiện nay trên thị trường.
Kể từ ngày hôm nay 1/10/2020, lãi suất tái cấp vốn sẽ được giảm từ 4,5%/năm xuống 4,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 3,0%/năm xuống 2,5%/năm; lãi suất chào mua giấy tờ có giá thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) giảm từ 3%/năm xuống 2,5%/năm.
Đối với trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 4,25%/năm xuống 4%/năm còn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên vẫn do TCTD ấn định trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường.
Đối với trần lãi suất cho vay ngắn hạn với các lĩnh vực ưu tiên, NHNN cũng ban hành Quyết định số 1730/QĐ-NHNN giảm mức lãi suất này từ 5%/năm xuống 4,5%/năm.
Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, đây là lần thứ ba NHNN có quyết định giảm lãi suất điều hành với biên độ mỗi lần giảm đều khá lớn (0,5%).
Tuy vậy, BVSC cho rằng tác động thực tế tới nền kinh tế của các lần cắt giảm lãi suất điều hành càng về sau càng hạn chế. Lý do là thanh khoản hệ thống ngân hàng kể từ tháng 5 đến nay luôn ở trạng thái tích cực, khiến lãi suất liên ngân hàng giảm sâu về mức thấp kỷ lục nên các ngân hàng không có nhiều nhu cầu vay vốn qua kênh OMO hay tái chiết khẩu từ NHNN.
Điều này đồng nghĩa với việc giảm lãi suất cho vay qua các kênh vay mượn trên sẽ không có quá nhiều tác dụng trong việc giảm thêm lãi suất.
Trong khi đó, đối với trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng, lãi suất huy động thực tế của các NHTM trên thị trường tại các kỳ hạn này hiện cũng đều dưới 4%/năm, tức dưới mức trần mới mà NHNN ban hành.
Video đang HOT
Việc lãi suất huy động kỳ hạn ngắn tại các NHTM giảm chủ yếu do thanh khoản dư thừa khi tăng trưởng tín dụng đang ở mức thấp (đến 22/09 mới tăng 5,12%).
Tựu chung lại, BVSC cho rằng quyết định giảm lãi suất điều hành thêm 0,5% của NHNN không có quá nhiều tác động đối với mặt bằng lãi suất hiện nay trên thị trường. Động thái này phần nhiều phản ánh nỗ lực đồng hành, hỗ trợ nền kinh tế của NHNN nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP trong quý cuối năm.
Về cơ bản, trong bối cảnh hiện nay, chính sách tiền tệ nới lỏng có tác động tương đối hạn chế tới tổng cầu. Thay vào đó, BVSC cho rằng chính sách tài khóa nên đóng vai trò chính trong việc kích thích nền kinh tế.
Tương tự, VDSC cũng cho rằng động thái này là một trong số các biện pháp của NHNN nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dư thừa thanh khoản của hệ thống ngân hàng (lãi suất liên ngân hàng tiếp tục ở thấp kỷ lục – 0,14% tại thời điểm ngày 29/09) và nhu cầu tín dụng ở mức thấp (tính đến ngày 22/09, tín dụng chỉ tăng 5,12% tính từ cuối năm 2019 so với mức tăng 10,3% trong 9 tháng 2018 và 9,4% trong 9 tháng 2019), đợt cắt giảm lãi suất này có thể sẽ không có tác động nhiều.
Thị trường chứng khoán: Cơ hội "lướt sóng" vẫn hiện hữu
Theo đánh giá của giới phân tích, cơ hội lướt ngắn hạn vẫn hiện hữu đối với những cổ phiếu có tín hiệu kỹ thuật tốt.
Ảnh; TL.
VN-Index đang mở rộng xu hướng tăng
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (28.8), các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam đều tăng điểm.
Trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index tiếp tục duy trì đà tăng 4,27 điểm và đóng cửa tại ngưỡng 878,98 điểm. Ở sàn HNX và UPCoM cũng đồng loạt tăng điểm, kết phiên giao dịch 28.8 tăng điểm lần lượt 0,92 điểm và 0,28 điểm.
Chỉ số đại diện cho nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30-Index cũng chốt phiên cuối tuần với mức tăng 7,38 điểm. Nhiều cổ phiếu trong nhóm VN30 đạt mức tăng ấn tượng trong phiên giao dịch vừa qua. Tiêu biểu như MWG, BID, PNJ, EIB. Trong khi đó, các cổ phiếu khác như VIC, PLX, SAB và KDH lại không theo kịp thị trường và đóng cửa giảm điểm. Đi cùng nhịp thị trường, các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ trên sàn HOSE cũng ghi nhận đà tăng ấn tượng, tiêu biểu như PET, TTF, VDS, ELC, TAC.
Khác với nhịp tăng của thị trường chung, khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng với giá trị lên tới 1.230 tỉ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, sàn HOSE bị bán ròng nhiều nhất với con số 1.227,5 tỉ đồng, chủ yếu ở các cổ phiếu vốn hóa lớn như CTG, VCB, HPG và VHM. Sàn HNX với mức bán ròng nhẹ 9,79 tỉ đồng và tập trung vào VCS, SHS, VCG....Ở sàn UPCoM, mức bán ròng chỉ với 2,81 tỉ đồng, chủ yếu ở các cổ phiếu như BSR, WSB và VEA.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết họ vẫn duy trì quan điểm lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, VDSC khuyến nghị nhà đầu tư có thể nắm giữ cổ phiếu trong thời điểm hiện tại, tận dụng tối ưu nhịp tăng tích cực của thị trường chung.
Ở khía cạnh phân tích kỹ thuật, VN-Index bật tăng vượt cản 878 điểm ngay từ đầu phiên giao dịch 28.8 nhưng có tín hiệu hạ nhiệt vào cuối phiên. Chỉ báo kỹ thuật MACD tiếp tục tăng, RSI nhích nhẹ lên sau vài phiên lưỡng lự. "Điều này cho thấy VN-Index đã vượt vùng thử thách 870-878 điểm và tạo tín hiệu mở rộng xu hướng tăng", VDSC nhận định. Tuy nhiên theo VDSC, tín hiệu này chưa thuyết phục do áp lực cản vẫn đang lớn, chúng ta cần chờ dấu hiệu xác nhận trong ít phiên tới. Vùng hỗ trợ của chỉ số đang là vùng 875-878 điểm.
Do vậy, về mặt phân tích kỹ thuật VDSC khuyến nghị nhà đầu tư có thể giữ ổn định danh mục và chờ dấu hiệu cụ thể của thị trường, đồng thời vẫn còn cơ hội lướt ngắn hạn tại các cổ phiếu đang tín hiệu kỹ thuật tốt.
VN-Index hướng đến 895-905 điểm
Phiên giao dịch 28.8, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm tích cực ở đầu phiên, tuy nhiên, áp lực chốt lời tại vùng cản quanh dải BB trên (tương ứng 883 điểm) đẩy chỉ số xuống và đóng cửa sát giá mở cửa, hình thành cây nến bearish pin bar. Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), sự hình thành cây nến pin bar tại đường kháng cự là một dấu hiệu không mấy tích cực, cho thấy khả năng giảm điểm của chỉ số trong phiên giao dịch kế tiếp.
Các mẫu hình nến pin bar. Ảnh: Fx24.net.
Trong khi đó, trên đồ thị tuần, cây nến dài kèm theo khối lượng gia tăng cho thấy xu hướng đi lên của chỉ số có thể sẽ tiếp tục trong một vài tuần tới. Các chỉ báo MACD và Stochastic Oscillator trên đồ thị này cũng duy tri trên đường tín hiệu, ủng hộ cho xu hướng tăng điểm của chỉ số.
Trên đồ thị ngày, MACD-Histogram vẫn đang cho tin hiệu phân kỳ, cho thấy xu hướng đi lên của đường MACD vẫn được duy trì và chỉ số vẫn còn dư địa tăng điểm. Trong khi đó, chỉ báo Stochastic Oscillator đã rơi vào trạng thái quá mua, cho thấy thị trường sẽ đối mặt với rủi ro giảm điểm trong một vài phiên giao dịch kế tiếp. Chỉ số vẫn đang di chuyển phía trên đường SMA200 và SMA10. Do đó, trong trường hợp giảm điểm, chỉ số sẽ nhận được sự hỗ trợ từ 2 đường trung binh động này, tương ứng vùng 860-870 điểm.
BVSC dự báo VN-Index sẽ điều chỉnh trong một vài phiên đầu tuần. Chỉ số có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ gần 860-868 điểm. Sau một nhịp tăng điểm mạnh từ vùng đáy 780-800 điểm, chỉ số hiện đang tiếp cận các vùng kháng cự mạnh trong bối cảnh nhiều nhóm cổ phiếu đã đi vào trạng thái quá mua. Điều này có thể sẽ khiến thị trường xuất hiện các phiên rung lắc, điều chỉnh mạnh trong giai đoạn này.
Dựa trên những phân tích này, BVSC khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỉ trọng ở mức 50% cổ phiếu. Áp lực điều chỉnh ngắn của thị trường ở vùng điểm hiện tại đang hiện hữu. Do đó, nhà đầu tư nên cân nhắc bán trading giảm tỉ trọng các vị thế ngắn hạn trong danh mục. Các nhà đầu tư đã thực hiện bán tại vùng 878-883 điểm, tạm thời đứng ngoài thị trường
Kỳ vọng VN-Index phục hồi kỹ thuật trong bối cảnh rủi ro cao "Dự báo trong phiên giao dịch tới, thị trường có thể tiếp tục quán tính giảm vào đầu ngày để các chỉ số hai sàn kiểm định lại khu vực hỗ trợ phía dưới, đối với chỉ số VN-Index đó là mốc 815-825 điểm. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng lực cầu giá thấp vẫn sẽ được thúc đẩy từ vùng hỗ trợ...