Giám sát việc trả tiền lương làm theo giờ
Công đoàn các cấp tăng cường công tác giám sát, tham gia thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trong đó, quan tâm giám sát việc trả tiền lương làm theo giờ đúng quy định.
Đây là lưu ý của Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam trong hướng dẫn công đoàn các cấp triển khai Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.
Công đoàn cơ sở cần tăng cường giám sát doanh nghiệp trả tiền lương theo giờ cho người lao động. Ảnh T.HẰNG
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, tất cả các trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ/năm đều được làm thêm từ hơn 40 – 60 giờ/tháng.
Khi tổ chức thức hiện quy định về số giờ làm thêm vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác về việc làm thêm giờ tại bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn của bộ luật Lao động như: quy định về giới hạn số giờ làm thêm trong ngày, tiền lương phải trả khi làm thêm giờ, các nội dung đồng ý của người lao động tham gia làm thêm giờ, thông báo khi tổ chức làm thêm giờ hơn 200 giờ/năm…
Video đang HOT
Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu công đoàn các cấp tăng cường công tác giám sát, tham gia thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trong đó, quan tâm giám sát việc trả tiền lương làm theo giờ đúng quy định; việc đảm bảo đầy đủ các quy trình quản lý rủi ro có thể phát sinh do việc làm thêm giờ tạo ra. Các cấp công đoàn phải theo dõi các biểu hiện sức khỏe của người lao động trong quá trình làm thêm giờ; việc tổ chức lấy ý kiến đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ…
Đặc biệt là công đoàn cơ sở chú ý một số nội dung đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động khi tổ chức làm thêm giờ tối đa 300 giờ/năm.
Thương lượng về tiền làm thêm giờ
Về tiền lương làm thêm giờ, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị, công đoàn cơ sở nên thương lượng với người sử dụng lao động về mức tiền lương làm thêm giờ cao hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức doanh nghiệp đang chi trả để động viên, khuyến kích và đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người lao động.
Nếu thời gian làm thêm trong 1 ca lớn hơn 3 giờ thì ngoài quy định về thời gian nghỉ giữa ca, tổ chức công đoàn đề nghị người sử dụng lao động cứ sau 90 phút làm việc thêm giờ thì bố trí giải lao ít nhất 10 phút, nhất là đối với người lao động làm việc ở các dây chuyển sản xuất liên tục.
Tổ chức công đoàn phải đề xuất, đối thoại, thương lượng với doanh nghiệp quan tâm cung cấp bữa ăn ca đảm bảo đủ chất, cân bằng dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá trị bữa ăn ca bằng hoặc cao hơn mức tối thiều từ 18.000 – 25.000 đồng/bữa.
Ngoài bữa ăn ca, Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu công đoàn các cấp đề xuất bổ sung bữa ăn phụ, bữa ăn nhẹ cho người lao động sau khi kết thúc làm thêm để phục hồi sức khỏe; đề xuất doanh nghiệp hỗ trợ tiền gửi trẻ cho người lao động, nhất là lao động có con dưới 6 tuổi.
Về điều kiện làm việc, doanh nghiệp phải tăng cường hệ thống thông gió, chiếu sáng theo đúng tiêu chuẩn (giảm nhiệt độ vùng sản xuất về mùa hè bằng việc tăng cường các quạt mát, tăng mức độ thông thoáng trong nhà xưởng); đảm bảo độ rọi, độ chói lóa của hệ thống chiếu sáng theo đúng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị, máy móc công cụ mà người lao động sử dụng hàng ngày để hạn chế tối đa các sự cố có thể gây ra tai nạn trong quá trình làm việc.
Tùy vào tình hình thực tế và ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, người lao động, công đoàn cơ sở tổ chức đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh do việc điều chỉnh thời gian làm thêm giờ, góp phần đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, ổn định an ninh, chính trị tại địa phương.
Các cấp công đoàn phải kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của tập thể người lao động, đặc biệt các vụ việc ngừng việc tập thể, đình công có liên quan đến điều chỉnh thời gian làm thêm giờ.
Hải Phòng: Một khu kinh tế thành lập thêm 40 tổ chức Công đoàn cơ sở
Ngày 17/6, Công đoàn Khu Kinh tế Hải Phòng tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập 40 Công đoàn cơ sở.
Ông Min Sung Soo, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị điện Mirae Vina phát biểu tại Lễ công bố.
Đại diện các doanh nghiệp mới thành lập tổ chức Công đoàn cơ chị Phạm Thu Hà, Chủ tịch Công đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Juraron Industries Hải Phòng cho biết, việc thành lập tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tổ chức Công đoàn sẽ cùng Ban lãnh đạo các doanh nghiệp thực hiện tốt quy chế dân chủ, đảm bảo việc làm, chăm lo, thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho người lao động, từ đó nâng cao sự hài lòng và sự gắn bó của người lao động với công ty, không để xảy ra đình công, ngừng việc tập thể tại doanh nghiệp.
Theo ông Min Sung Soo, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị điện Mirae Vina, quyết định thành lập Công đoàn cơ sở đối với công ty là sự kiện hết sức có ý nghĩa. Đây là cầu nối để người lao động đồng hành, chia sẻ mọi hoạt động với công ty. Việc tổ chức Công đoàn đi vào hoạt động sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
Chúc mừng các tổ chức Công đoàn mới được thành lập, ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế đề nghị, thời gian tới, Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng, Công đoàn Khu Kinh tế tiếp tục rà soát, tăng cường tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện việc thành lập các tổ chức Công đoàn cơ sở theo quy định ngay khi đủ điều kiện để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Ông Lê Trung Kiên mong muốn, tổ chức Công đoàn quan tâm nắm bắt đời sống công nhân, lao động, kịp thời thông tin, phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, đời sống tại cơ sở. Bên cạnh đó, Công đoàn cơ sở phối hợp chặt chẽ lãnh đạo doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động thực hiện tốt quy định pháp luật, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tổ chức tốt các phong trào thi đua lao động sản xuất, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của thành phố.
Lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng và lãnh đạo Liên đoàn Lao động Hải Phòng chúc mừng các doanh nghiệp thành lập tổ chức công đoàn.
Theo ông Lê Trung Kiên, thành phố Hải Phòng đang tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự kiến năm 2022 sẽ thu hút được trên 2,5 tỷ đô la Mỹ. Do số doanh nghiệp tiếp tục tăng, thành phố tiếp tục cần nguồn nhân lực mới. Để thu hút người lao động đến sinh sống, làm việc tại Hải Phòng, thành phố đã quan tâm chăm lo, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng đang phối hợp với Liên đoàn Lao động thành phố và các đơn vị liên quan trình thành phố đề án xây nhà ở hỗ trợ lao động nhập cư. Nếu đề án được thông qua, người lao động trong các doanh nghiệp thuộc Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp sẽ được tiếp cận nhà ở xã hội với giá thấp hơn rất nhiều so với thị trường do được thành phố hỗ trợ về quỹ đất.
Ông Lê Trung Kiên cam kết, Khu Kinh tế Hải Phòng sẽ hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn.
Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng, lũy kế đến nay, Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp Hải Phòng đã thu hút 436 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn tổng vốn đầu tư là 19,8 tỷ USD; 193 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 285.823 tỷ đồng (tương đương 12,4 tỷ USD). Tổng số lao động Việt Nam đang làm việc trong các doanh nghiệp nằm trong khu kinh tế, khu công nghiệp Hải Phòng là 180.184 người, trong đó 174.601 đoàn viên công đoàn, đạt 95,9% tổng số lao động.
Thạch Thất: Thành lập Công đoàn Công ty cổ phần Điện và chiếu sáng An Phú Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã tổ chức Đại hội thành lập Công đoàn Công ty cổ phần Điện và chiếu sáng An Phú. Tham dự Đại Hội có các đồng chí: Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; Nguyễn Minh Hồng - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội...