‘Giám sát phải xác định được trách nhiệm người đứng đầu’
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu hoạt động giám sát của Quốc hội phải đến nơi đến chốn, xác định được trách nhiệm người đứng đầu.
Sáng 4/11, hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022 được tổ chức trực tuyến với 63 đoàn đại biểu.
Năm 2022, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát bốn chuyên đề, gồm: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021; Công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực; Tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021; Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu giám sát phải có hiệu quả và hiệu lực, làm đến nơi đến chốn, theo tận cùng vấn đề. Phương pháp giám sát từ tổng thể đến chi tiết, huy động tổng lực cơ quan chức năng.
“Phải có bằng chứng cụ thể, đưa ra kiến nghị, đề xuất sắc sảo và theo dõi việc tổ chức thực hiện. Thông qua hoạt động giám sát phải xác định được trách nhiệm giải trình của các tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. Như vậy mới hy vọng tạo được chuyển biến căn bản trong lĩnh vực được giám sát, đáp ứng yêu cầu của nhân dân”, ông Huệ nói.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị sáng 4/10. Ảnh: Hiếu Duy
Theo lãnh đạo Quốc hội, chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 rất rộng, phạm vi giám sát từ sử dụng đất đai, tài nguyên đến biên chế tổ chức… Hàng năm, Kiểm toán Nhà nước đều làm việc này, nhưng khi giám sát thì Kiểm toán Nhà nước được giao tổng kết, đánh giá 5 năm bên cạnh chuyên đề kiểm toán năm 2022.
Nhấn mạnh thất thoát, lãng phí đôi khi còn lớn hơn cả tham nhũng, ông Huệ cho biết lần này Quốc hội yêu cầu kiểm toán nguồn lực cho chống dịch Covid-19, qua đó làm rõ vấn đề dư luận quan tâm. Nếu phát hiện sai phạm thì cơ quan giám sát sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng chứ không chỉ nêu ý kiến. Do đó, cán bộ tham gia “phải có bản lĩnh, làm đến nơi đến chốn để phát triển đất nước chứ không có mục tiêu nào khác”.
Theo kế hoạch giám sát chi tiết, chuyên đề này do Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương làm trưởng đoàn, sẽ giám sát Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; TAND tối cao, VKSND tối cao; Kiểm toán nhà nước; HĐND, UBND các tỉnh, thành; doanh nghiệp nhà nước…
Nội dung giám sát là việc ban hành, thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên phạm vi cả nước trong khu vực công. Về quản lý tài sản nhà nước, đoàn sẽ tập trung giám sát việc quản lý, sử dụng, sắp xếp lại nhà, đất công vụ, trụ sở làm việc; việc quản lý, sử dụng tài sản gắn liền với đất và chuyển đổi quyền sử dụng tài sản gắn liền với đất; mua sắm, quản lý, sử dụng máy móc, phương tiện đi lại, đầu tư trang thiết bị; quản lý, khai thác, sử dụng tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước…
Thời gian giám sát từ 1/1/2016 đến 31/12/2021 và thời kỳ trước, sau có liên quan.
Thủ tướng: Đây là thời điểm thích hợp đổi mới cách quản trị kinh tế-xã hội
Thủ tướng khẳng định tại Hội thảo phát triển địa phương, đây là thời điểm thích hợp để chúng ta đổi mới tư duy, cách vận hành, cách quản trị kinh tế-xã hội, cùng chung tay quản lý sự thay đổi.
Chia sẻ trên được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội thảo phát triển địa phương với chủ đề "Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt an toàn với đại dịch Covid-19: Khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương", chiều 13/10.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các đại biểu dự hội thảo (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội thảo do Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các cơ quan liên quan phối hợp tổ chức, được kết nối trực tuyến giữa điểm cầu Hà Nội với đầu cầu 63 tỉnh ủy, thành ủy trong cả nước.
Tại hội thảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bộ ngành tiếp thu đầy đủ các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu để tham khảo khi xây dựng chính sách trong thời gian tới. Thủ tướng lưu ý, các chính sách trước khi đề xuất các cấp thẩm quyền ban hành phải nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng, chắc chắn, có tính khả thi, đánh giá kỹ tác động, đảm bảo an toàn và hiệu quả, nhất là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo tinh thần kết luận của Trung ương.
Ngoài đề nghị các địa phương xây dựng lộ trình phù hợp để thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, Thủ tướng cũng chia sẻ một số giải pháp tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể, Thủ tướng đề xuất khôi phục thị trường lao động; giảm chi phí đầu vào; đẩy mạnh khai thác các hiệp định thương mại tự do, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Đồng thời phải thực hiện tốt các chính sách về an sinh, giữ vững ổn định chính trị-xã hội và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
"Đây là thời điểm thích hợp để chúng ta đổi mới tư duy, cách vận hành, cách quản trị kinh tế-xã hội, cùng chung tay quản lý sự thay đổi", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thông tin tới hội thảo về việc triển khai các Nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 75/NQ-CP và 107/NQ-CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương để tổ chức tham vấn cùng các đơn vị xây dựng dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023. Dự thảo Chương trình tiếp cận cả về phía cung, phía cầu và các khâu kết nối; bao gồm các giải pháp về y tế, kinh tế, xã hội để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động sớm vượt qua khó khăn và phục hồi sau đại dịch.
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia đại diện các tổ chức quốc tế, cơ quan nước ngoài tại Việt Nam đã có nhiều ý kiến thể hiện sự lạc quan vào tương lai phát triển của Việt Nam. Theo Giám đốc WorldBank tại Việt Nam, bà Carolyn Turk, dù kinh tế Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, nhưng những thông số căn bản vẫn vững chắc và WB vẫn khá lạc quan về quỹ đạo tăng trưởng tương lai của Việt Nam.
"Các nhà đầu tư có phản ứng rất tích cực với việc tốc độ tiêm vaccine khá nhanh của Việt Nam và việc Chính phủ đã ban hành Nghị quyết mới về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tạo khung khổ chính sách nhất quán hơn trên toàn quốc", Giám đốc WB cho hay.
Bộ VHTT&DL đưa ra đề xuất mới về ứng xử của nghệ sĩ khi làm từ thiện Tại Dự thảo, Bộ VHTT&DL yêu cầu nghệ sĩ khi tham gia hoạt động xã hội cần công khai, minh bạch, giữ uy tín, trách nhiệm, danh dự người hoạt động nghệ thuật. Câu chuyện người nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật đi làm từ thiện đang được rất nhiều người quan tâm. Tại Dự thảo Quy tắc ứng xử của người...