Pháp hỗ trợ thành phố Điện Biên Phủ hơn 26 triệu euro chống lũ
Việt Nam và Pháp ký thỏa ước tài trợ dự án tăng khả năng phòng chống lũ của thành phố Điện Biên Phủ nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Phó tổng giám đốc Cơ quan phát triển Pháp (AFD) Bertrand Walckenaer và Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng ký hai thỏa ước tài trợ cho dự án tăng cường khả năng phòng chống lũ lụt của thành phố Điện Biên Phủ nhân chuyến thăm chính thức Pháp ngày 3-5/11 của Thủ tướng Phạm Minh Chính, theo thông cáo của đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.
AFD và Liên minh châu Âu, thông qua Quỹ Quản lý nước và tài nguyên (WARM), sẽ hỗ trợ thành phố Điện Biên Phủ giải quyết vấn đề ngập lụt và tăng cường khả năng chống chịu thông qua dự án mới với khoản vay 24,65 triệu euro cho hạng mục cơ sở hạ tầng và khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 1,5 triệu euro dành cho hỗ trợ kỹ thuật.
Nước sông dâng cao do lũ ở tỉnh Điện Biên hồi năm 2017. Ảnh: Hoàng Thành.
Video đang HOT
Dự án sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2022-2026 nhằm nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của tỉnh Điện Biên, đặc biệt là ứng phó với lũ sông Nậm Rốm, góp phần giảm sạt lở bờ sông và ngập lụt đô thị, cải thiện điều kiện sống của người dân ven sông.
Dự án sẽ hỗ trợ xây dựng và vận hành các công trình thủy lợi dọc sông Nậm Rốm, đồng thời giúp thành phố Điện Biên Phủ ứng dụng giải pháp kỹ thuật thuận theo tự nhiên nhằm tăng khả năng trữ nước trên sông tại thời điểm lũ dâng cao.
“Chúng tôi rất vui mừng được ký thỏa thuận tài trợ cho dự án này, khẳng định khả năng của AFD trong hỗ trợ cải thiện khả năng chống chịu của các tỉnh dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu ở Việt Nam, phù hợp với chiến lược đầu tư của Việt Nam cũng như các cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong khuôn khổ hội nghị COP26 và cam kết quốc tế của Pháp”, giám đốc AFD tại Việt Nam Herve Conan cho hay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Paris hôm 3/11, bắt đầu chuyến thăm song phương chính thức đầu tiên tới một quốc gia châu Âu kể từ khi nhậm chức. Đây cũng là chuyến thăm mới nhất của lãnh đạo cấp cao Việt Nam sang Pháp từ năm 2019.
Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ ngày 12/4/1973, ký tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược từ tháng 9/2013. Pháp hiện là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ năm của Việt Nam. Kim ngạch thương mại năm 2020 đạt 4,81 tỷ USD, giảm 10% so với 5,3 tỷ USD năm 2019.
Hungary tặng 100.000 liều vắc xin, 670.000 liều của Pháp về Việt Nam cuối tháng 8
Chính phủ Hungary sẽ tặng Việt Nam 100.000 liều vắc xin Covid-19. Trong khi đó, lô vắc xin 670.000 liều AstraZeneca mà Pháp viện trợ cho Việt Nam thông qua COVAX dự kiến về Việt Nam cuối tháng 8 đầu tháng 9.
Việt Nam đang nhận được nhiều sự hỗ trợ vắc xin Covid-19 từ các nước. ẢNH NGỌC DƯƠNG
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 11.8, Chính phủ Hungary đã quyết định tặng Chính phủ Việt Nam 100.000 liều vắc xin AstraZeneca và 100.000 bộ xét nghiệm kháng thể nhanh để đối phó với đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục phức tạp với sự xuất hiện của những biến chủng mới với mức độ nguy hiểm cao và lây lan nhanh, Chính phủ Việt Nam đã xác định việc tiếp cận được nhiều nguồn vắc xin và nhanh chóng tiêm chủng diện rộng là giải pháp quan trọng và cấp bách hiện nay.
Việc Chính phủ Hungary quyết định hỗ trợ vắc xin và bộ xét nghiệm kháng thể nhanh cho Việt Nam là nghĩa cử quý báu minh chứng cho mối quan hệ "Đối tác toàn diện" tốt đẹp giữa Việt Nam và Hungary trong hơn 70 năm qua, đồng thời thể hiện sự chia sẻ lẫn nhau trong lúc khó khăn, quyết tâm cùng chung sức đồng lòng đẩy lùi đại dịch Covid-19 trên toàn cầu.
Ngày 12.8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đăng tải trên Twitter thông tin Pháp quyết định chia sẻ cho Việt Nam 670.000 liều vắc xin Astra Zeneca thông qua cơ chế Covax.
Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội cho biết, số vắc xin này sẽ được vận chuyển và bàn giao cho Việt Nam trong thời gian sớm nhất có thể, dự kiến vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 tới.
Việc Chính phủ Pháp quyết định tăng số lượng vắc xin trên cho Việt Nam thể hiện Pháp coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, đồng thời đáp lại những cử chỉ tốt đẹp của Chính phủ và người dân Việt Nam trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh Covid-19 gây những hậu quả nghiêm trọng tại Pháp. Trong khu vực châu Á, Việt Nam là quốc gia thứ 2 sau Indonesia được phía Pháp hỗ trợ khẩn cấp vắc xin đợt này.
Các hoạt động hỗ trợ vắc xin này nằm trong cam kết của Pháp dành khoảng 30 triệu liều để giúp các nước đang phát triển bị tác động nặng nề do dịch bệnh Covid-19, thông qua cơ chế COVAX từ nay đến cuối năm 2021.
Tới nay, Việt Nam đã nhận được gần 10 triệu liều vắc xin Covid-19 từ các nước thông qua cơ chế COVAX.
Có 'ngọn hải đăng' EVFTA chỉ đường, vải thiều Việt ùn ùn vào EU Theo đài RFI , đầu tháng 6/2021, lần đầu tiên quả vải thiều Việt Nam được đưa vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) theo đường chính ngạch, bắt đầu là Czech và sau đó là Pháp, Bỉ, Hà Lan. Vải thiều Thanh Hà, Hải Dương được xuất khẩu sang châu Âu. (Nguồn: VTC) Việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam...