Giám sát chặt nếu gia hạn giải ngân gói 30.000 tỉ đồng
Gói 30.000 tỉ đồng đã được Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ gia hạn giải ngân hết cho người dân vay mua nhà giá thấp, nhà ở xã hội được nhiều chuyên gia bất động sản đồng tình vì đây là chủ trương hợp tình, hợp lý.
Tại tọa đàm “Hậu gói 30.000 tỉ đồng và dòng tiền cho bất động sản” vừa tổ chức, chuyên gia tài chính, ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra gói 30.000 tỉ đồng thì đã có dự trù giải ngân hết cũng như chuẩn bị nguồn lực để tái cấp vốn cho các ngân hàng cho vay trong gói này.
“Đây cũng là việc làm phù hợp với thông lệ quốc tế, vì trên thế giới chưa có trường hợp nào hợp đồng tín dụng do giải ngân chưa hết thì lãi suất phải được điều chỉnh để giải ngân tiếp”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, phương án kéo dài thời hạn giải ngân hết gói 30.000 tỉ đồng của Ngân hàng Nhà nước đưa ra là hợp tình, hợp lý, nếu không doanh nghiệp và người dân sẽ “bắt tay” nhau để tìm cách tăng tốc giải ngân cho kịp thời hạn trước ngày 1.6.
Để tình trạng “bắt tay” này xảy ra, người dân sẽ phải chịu phần rủi ro nếu dự ánbị chậm tiến độ hoặc ngưng triển khai, còn trong trường hợp các chủ đầu tư hứa bù lãi suất cho người mua nhà cũng không chắc chắn.
Video đang HOT
Liên quan đến gói 30.000 tỉ đồng, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc công ty TNHH Thương mại, Xây dựng Lê Thành, đề nghị Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt việc giải ngân gói hỗ trợ, nguyên nhân sự tăng tốc giải ngân gần đây do có thêm nhiều dự án đầu tư mới, phù hợp, còn có dấu hiệu “lách luật” của một số chủ đầu tư khi “bắt tay” với khách hàng “phù phép” các hợp đồng mua nhà với các căn hộ có giá trên 1.050 tỉ đồng nhằm trục lợi từ gói 30.000 tỉ đồng…
Một doanh nghiệp cho rằng, kéo dài thời hạn giải ngân gói 30.000 tỉ đồng chỉ nên dành cho những hợp đồng đã vay vốn, không dành cho những hợp đồng vay mới, vì đến nay cam kết cho vay đã đạt hơn 98%, tương đương trên 29.500 tỉ đồng.
Đồng tình với quan điểm nêu trên, chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), ông Lê Hoàng Châu khẳng định, việc gia hạn giải ngân gói 30.000 tỉ đồng không hỗ trợ gì thêm cho thị trường bất động sản, vì hiện nay thị trường bất động sản và các doanh nghiệp đã vượt qua giai đoạn khó khăn bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.
Theo Lao động
Thời hạn cho vay thuê, mua nhà ở xã hội là 15 và 20 năm
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành thông tư số 25/2015/TT - NHNN hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Thời hạn vay tối đa là 15 và 20 năm tương ứng với từng loại dự án nhà ở xã hội xây chỉ để cho thuê hoặc xây để cho thuê mua, bán.
Cụ thể, đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê, mức vay tối đa bừng 80% tổng mức đầu tư dự án, thời hạn vay tối thiểu là 15 năm và tối đa là 20 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Đối với dự án nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán, mức cho vay tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư dự án, thời hạn vay tối thiểu là 10 năm và tối đa là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Đối với khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn ngắn hơn thời hạn cho vay tối thiểu quy định thì được thỏa thuận với tổ chức tín dụng cho vay về thời gian vay cụ thể.
Về giá trị khoản vay, đối với khách hàng vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà.
Đối với khách hàng vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay mà không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Về lãi suất vay: Lãi suất cho vay ưu đãi không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ. Trong đó, lãi suất cho vay ưu đãi đối với các đối tượng xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thấp hơn đối tượng xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán.
Quy trình, thủ tục cho vay vốn gồm:
- Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng chuẩn bị và gửi cho tổ chức tín dụng được chỉ định nơi muốn vay hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng đó.
- Trên cơ sở hồ sơ vay vốn cho khách hàng cung cấp, tổ chức tín dụng thực hiện thẩm định và quyết định cho vay theo quy định tại Thông tư này.
Cũng theo thông tư mà Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành, tổ chức tín dụng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng thông báo bằng văn bản cho khách hàng lý do từ chối cho vay khi khách hàng có yêu cầu.
Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội vừa được Chính phủ ban hành quy định: Đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở gồm: Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Theo Báo Đầu Tư
Nhà ở xã hội thiếu... hấp dẫn "Chương trình phát triển nhà ở xã hội chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển BĐS do thiếu tính hấp dẫn, cơ chế chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội còn rườm rà, qua nhiều tầng nấc", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TPHCM nhận...