Giám sát chặt khách từ châu Phi và các nước có biến chủng Omicron đến Việt Nam
Đó là yêu cầu của cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam với các hãng hàng không, cảng vụ hàng không trong chỉ thị tăng cường phòng chống COVID-19, ngăn nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam.
Giám sát thân nhiệt hành khách đến sân bay Nội Bài bằng máy đo thân nhiệt tự động – Ảnh: TUẤN PHÙNG
Để chủ động ứng phó và kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trong nước, đồng thời ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng Omicron vào Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không khẩn trương tăng cường các biện pháp phòng chống dịch theo yêu cầu của Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải…
Trường hợp phát hiện nhân viên dương tính, các đơn vị hoạt động tại sân bay phải báo cáo cơ quan y tế, chính quyền địa phương để kịp thời xử lý; các nhân viên tiếp xúc gần (F1) phải được xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp PCR và khai báo y tế đầy đủ theo quy định.
Cục trưởng Cục Hàng không yêu cầu các hãng hàng không tăng cường kiểm soát, giám sát chặt chẽ hành khách đến, đi qua các quốc gia tại châu Phi hoặc các quốc gia có biến chủng Omicron nhập cảnh vào Việt Nam để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến thể này; kịp thời báo cáo cơ quan y tế và báo cáo Cục Hàng không chỉ đạo, xử lý.
Các cảng vụ hàng không phải báo cáo Cục Hàng không những trường hợp hành khách đến, đi qua các quốc gia tại châu Phi hoặc những quốc gia có biến chủng Omicron nhập cảnh vào Việt Nam.
Video đang HOT
Trung tâm Y tế hàng không được yêu cầu cập nhật thường xuyên các thông tin, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng để nắm bắt tình hình dịch bệnh, chủ động lên kế hoạch về công tác phòng chống dịch bệnh.
Trước đó, Cục Hàng không đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng cho phép không thực hiện các chuyến bay, bao gồm cả chuyến bay cứu trợ, từ 10 quốc gia châu Phi đến Việt Nam gồm: Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Zimbabwe, Malawi, Angola và Zambia.
Cấm nhập cảnh đối với hành khách có lịch sử đi qua các quốc gia này trong vòng 30 ngày trước khi vào Việt Nam. Có ý kiến và đề nghị Bộ Y tế để có hướng dẫn cụ thể về kiểm soát y tế đối với hành khách đến từ một số quốc gia đã xuất hiện Omicron như Hàn Quốc, Nhật Bản…
Trong 'vùng trũng tăng trưởng', năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 7,6% của Singapore
Trong khi chất lượng, năng suất lao động còn thấp, đầu tư đổi mới sáng tạo còn hạn chế khiến cho năng lực cạnh tranh của Việt Nam không nhiều cải thiện, thì việc chưa có gói hỗ trợ đủ lớn khiến Việt Nam ở trong vùng trũng tăng trưởng.
Việt Nam đang trong "vùng trũng tăng trưởng" có phải do chưa có gói hỗ trợ đủ lớn theo khuyến nghị của các chuyên gia tại diễn đàn - Ảnh: NAM TRẦN
Quan điểm trên được ông Bùi Quang Tuấn, viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế VN 2021: Phục hồi và phát triển bền vững, do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế trung ương, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày 5-12.
Theo ông Tuấn, GDP đã đạt mức tăng trưởng thấp nhất được xem là "cú sốc" do tác động của làn sóng dịch bệnh. Đến nay, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng dịch bệnh chưa kiểm soát được hoàn toàn, biến chủng mới Omicron xuất hiện, các ca mắc mới ngày càng tăng... là mối đe dọa đáng quan ngại với phục hồi.
Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp đối diện với nhiều khó khăn khi tỉ lệ tạm ngừng kinh doanh tháng 11 tăng 27,1% so với năm 2020, doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể tăng, lại thiếu nguồn vốn tín dụng trầm trọng, tiếp cận tín dụng khó khăn.
"Ta đang ở trong "vùng trũng tăng trưởng" liệu có phải do chưa có gói hỗ trợ đủ lớn?" - ông Tuấn đặt câu hỏi khi nêu ra thực tế là Việt Nam còn đối mặt với những vấn đề như chất lượng tăng trưởng còn hạn chế khi chỉ số ICOR, năng suất thấp và có nguy cơ tụt hậu, vấn đề chuyển đổi số, tiếp cận cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mới chỉ dừng lại ở chủ trương, chính sách.
"Yêu cầu cần đặt ra là củng cố nguồn lực cho tăng trưởng dài hạn như đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ, thúc đẩy tăng trưởng xanh. Việt Nam đang ở vùng trũng trong chính sách hỗ trợ cho nền kinh tế, đầu tư động lực cho tăng trưởng còn thấp" - ông Tuấn phân tích.
Dẫn chứng về chất lượng tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 chưa được cải thiện, ông Tuấn cho hay về năng suất lao động Việt Nam dù đã được cải thiện song vẫn bị tụt hậu, thấp so với nhiều nước trong khu vực.
Cụ thể, năng suất lao động của Việt Nam năm 2019 theo giá hiện hành đạt 110,5 triệu đồng/lao động (tương đương 4.792 USD/lao động), chỉ bằng 7,64% so với Singapore; bằng gần 20% của Malaysia; gần 38% của Thái Lan và gần 46% so với Indonesia theo đánh giá của WB.
"Trong cuộc đua đường trường người ta ăn nhau ở năng suất, tốc độ nhưng chúng ta vẫn còn tụt hậu thì khả năng đuổi kịp các nước trong khu vực là thách thức rất lớn. Đây là điểm nghẽn lớn khi bàn tới tăng trưởng dài hạn" - ông Tuấn chỉ ra.
Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của Việt Nam của hai giai đoạn 2012 và 2019, về thể chế vẫn không cải thiện được nhiều, khi giữ nguyên mức xếp hạng. Một số chỉ số còn tụt hậu như lao động, đổi mới sáng tạo... đặt ra thách thức khi Việt Nam hướng tới tăng trưởng dựa trên năng lực cạnh tranh và đổi mới sáng tạo.
Đặc biệt, tỉ lệ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ ngày càng giảm trong khi nhiều nước có xu hướng tăng, chỉ đạt 0,64% GDP, so với năm 2012 gần như giữ nguyên nên hầu như không có thay đổi. Việc chi cho R&D cũng thấp hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực; năng lực đổi mới sáng tạo so với Ấn Độ, Thái Lan... đều kém hơn.
Tuy vậy, ông Tuấn nhận định nền kinh tế số của Việt Nam được đánh giá là cơ hội vàng và có tiềm năng khi năm 2021 đạt 21 tỉ USD thì năm 2025 dự báo đứng thứ 2 trong ASEAN. Do đó, ông cho rằng cùng với việc nghiên cứu có gói kinh tế với quy mô từ 6-8% GDP, thì cần hỗ trợ thúc đẩy kinh tế số, đổi mới sáng tạo.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Khương, phó giám đốc phụ trách nghiên cứu và trưởng khoa tài chính - kiểm toán - kế toán tại Trường Kinh doanh IPAG, cho rằng COVID-19 đặt ra thách thức cho đổi mới sáng tạo khi suy giảm nhu cầu, phải tập trung vào dự báo nhu cầu tương lai, cần có hành lang và chính sách không gian cho thử nghiệm, mở rộng đầu tư R&D để xây dựng nền tảng trực tuyến...
Do đó Nhà nước cần hỗ trợ đào tạo, nhân lực, tài chính, vốn, chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp để ứng phó với các thách thức là thay đổi mô hình kinh doanh, đầu tư vào công nghệ và dữ liệu lớn, chủ thể số, dịch vụ lưu động, nền tảng dùng chung, nguồn lực con người.
Dự báo tăng trưởng năm 2021 2% GDP, cần quyết đoán cải cách
Với các biện pháp kiểm soát dịch, đẩy mạnh tiêm chủng, kinh tế dần phục hồi trở lại vào quý 4, ông Francois Painchaud, trưởng đại diện mới của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), cho rằng Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP 2,5% trong năm 2021 và 6,6% trong năm 2022.
Song đại dịch tiếp tục ảnh hưởng thu nhập, việc làm của người dân, đặc biệt là những lao động phi chính thức, hộ gia đình, có thể làm gia tăng bất bình đẳng... Do đó ông khuyến nghị cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, gắn đẩy mạnh thực hiện cải cách một cách quyết đoán và nhanh chóng.
Lãnh đạo Kiên Giang khẳng định tin đồn Phú Quốc có biến thể Omicron là bịa đặt Ngày 5-12, trả lời báo Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Lưu Trung, phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết tin đồn trên các trang mạng xã hội về việc Phú Quốc có người nhiễm biến thể COVID-19 mới Omicron là bịa đặt, không đúng sự thật. Phú Quốc đón thành công hơn 200 khách Hàn Quốc đến du lịch theo hình...