Giảm phí dịch vụ chứng khoán đến ngày 30-6-2021
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 70/2020 kéo dài thời gian giảm giá dịch vụ chứng khoán đến hết ngày 30-6-2021, thay vì kết thúc vào ngày 31-8-2020.
Như vậy, 15 loại dịch vụ chứng khoán được tiếp tục miễn, giảm gồm: dịch vụ giao dịch trên thị trường cơ sở, thị trường phái sinh, dịch vụ lưu ký chứng khoán, dịch vụ quản lý vị thế, quản lý tài sản ký quỹ trên thị trường chứng khoán phái sinh, dịch vụ quản lý niêm yết chứng khoán có bảo đảm, dịch vụ thực hiện quyền, dịch vụ chuyển khoản chứng khoán, dịch vụ đấu giá, chào bán cạnh tranh, dịch vụ đăng ký niêm yết, đăng ký chứng khoán, dịch vụ kết nối trực tuyến lần đầu, dịch vụ vay, cho vay chứng khoán qua hệ thống Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD), đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh và đăng ký thành viên bù trừ.
Sau ngày 30-6-2021, mức giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở Giao dịch chứng khoán và VSD được thực hiện theo quy định tại Thông tư 127/2018 của Bộ Tài chính.
Phái sinh: Các hợp đồng tương lai phân hoá nhẹ
3 trong 4 hợp đồng tương lai đóng cửa trong sắc đỏ do áp lực bên mở vị thế Bán tăng vào cuối phiên. Tuy nhiên, thanh khoản phái sinh lại cải thiện khá tốt, trong bối cảnh thị trường mở cơ hội cho cả vị thế Mua và vị thế Bán.
Trên thị trường phái sinh phiên 25/8, các hợp đồng tương lai phần lớn đóng cửa trái chiều với chỉ số cơ sở. Hợp đồng tương lai tháng 9 vận động tăng giá trong phần lớn thời gian giao dịch, tuy nhiên hợp đồng này đã đảo chiều giảm điểm vào cuối phiên do bên Short gia tăng áp lực. Theo đó, hợp đồng VN30F2009 kết phiên giảm -2,5 điểm, ngược với trạng thái của chỉ số cơ sở; qua đó, ghi nhận khoảng cách chênh lệch âm -2,18 điểm. Duy nhất hợp đồng VN30F2012 tăng giá nhưng biên độ chỉ đạt 1,9 điểm, thấp hơn đáng kể so với VN30 ( 5,49 điểm).
Thanh khoản thị trường tương lai cải thiện mạnh so với phiên kế trước, khi cả bên Long và bên Short đều có cơ hội mở vị thế tương đối rõ ràng trong phiên giao dịch. Theo đó, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai tăng 26,1% so với phiên trước, lên 178.869 hợp đồng. Vì thế, giá trị giao dịch cũng cải thiện lên mức 14.668 tỷ đồng. Khối lượng hợp đồng mở gần như không đổi, vẫn đạt 28.169 hợp đồng.
Trên thị trường cơ sở, VN-Index bật tăng ngay từ đầu phiên và duy trì sắc xanh trong toàn bộ thời gian giao dịch. Tuy nhiên, chỉ số trong phiên gặp thách thức bởi áp lực bán gia tăng tại vùng giá cao, khiến biên độ tăng điểm bị hạn chế. VN-Index kết phiên tại 874,12 điểm ( 0,63%).
Sắc xanh vẫn chiếm ưu thế trên HOSE, tuy nhiên đã xuất hiện sự phân hóa. Sàn HOSE ghi nhận 163 mã tăng giá so với con số 139 cổ phiếu giảm điểm. VIC ( 2,2%) là cổ phiếu hỗ trợ nhiều nhất cho chiều đi lên của VN-Index, bên cạnh đóng góp của PLX ( 3,9%), SAB ( 1,91%), MWG ( 4,1%),...
Khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE giảm nhẹ -1,4% về 330 triệu đơn vị, trong khi giá trị khớp lệnh tăng 4,4% lên 5,97 nghìn tỷ đồng. Kênh thỏa thuận tăng trưởng mạnh, giúp tổng giá trị giao dịch trên HOSE tăng 13,5% lên 7,5 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên HOSE với giá trị bán ròng -455,7 tỷ đồng.
Chỉ số VN30 đã thu hẹp đà tăng vào cuối phiên sau khi tiệm cận kháng cự 820 điểm và cũng là vùng đỉnh tháng 7. Khối lượng giao dịch nhóm VN30 cũng không nhiều biến động chỉ tăng nhẹ.
Theo SSI Research, vùng hỗ trợ gần nhất trên chỉ số VN30 đang nằm tại vùng 805-810 điểm, nhiều khả năng cung chốt lời cũng sẽ tăng theo quán tính khiến chỉ số sẽ có đợt điều chỉnh về vùng hỗ trợ 805 - 810 điểm trước khi đi lên trở lại./.
Phái sinh: Thanh khoản giảm mạnh, nhưng khối lượng mở lại lập đỉnh mới Các hợp đồng tương lai và chỉ số cơ sở đều giữ được sắc xanh, nhưng mức tăng không lớn. Thanh khoản phái sinh bất ngờ giảm mạnh, trong khi đó, khối lượng hợp đồng mở lại tạo đỉnh mới, phá vỡ mốc cao nhất thiết lập ngày 5/8/2020. Trên thị trường phái sinh phiên 10/8, các hợp đồng tương lai tiếp tục...