Giảm phí bank: Cần sự chung tay của nhà mạng và tổ chức thẻ quốc tế
Trước những tác động tiêu cực từ dịch COVID-19, các ngân hàng rất cần sự chung tay chia sẻ từ nhà mạng thông qua giảm phí tin nhắn SMS.
Giao dịch tại Vietcombank. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Từ đầu năm đến nay, trước sự tác động tiêu cực của dịch COVID-19, nhiều ngân hàng đã chủ động giảm phí để chia sẻ với khách hàng.
Tuy nhiên theo thống kê thì phí nhà mạng viễn thông dành cho các tin nhắn SMS của ngân hàng đang cao gấp 3 lần so với tin nhắn thông thường. Bên cạnh đó, các ngân hàng đang phải dồn lực để thực hiện kế hoạch chuyển đổi từ thẻ công nghệ từ sang thẻ công nghệ chip nên ngoài chi phí như hiện nay thì các họ sẽ phải tăng thêm gánh nặng chi phí để thực hiện kế hoạch này.
Chính vì vậy, ngành ngân hàng đang rất cần sự chung tay của Tổ chức thẻ quốc tế và các nhà mạng viễn thông có chính sách hỗ trợ về phí và giảm phí SMS để hỗ trợ ngân hàng đối phó với tác động từ dịch COVID-19.
Tiên phong giảm phí
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được ghi nhận là ngân hàng tiên phong và chủ động nhất trong việc triển khai các kế hoạch để hỗ trợ khách hàng trên các phương diện từ gia hạn nợ, miễn, giảm lãi suất, cho vay mới với lãi suất ưu đãi đến giảm phí.
Đối với lĩnh vực ngân hàng điện tử và thanh toán thẻ, Vietcombank đã triển khai các biện pháp giảm phí cùng các hình thức hỗ trợ khác nhằm chia sẻ với khách hàng và hỗ trợ khách hàng phòng, chống tác động tiêu từ của dịch COVID-19 gồm có: Miễn phí chuyển tiền ủng hộ phòng, chống COVID-19 và xâm nhập mặn; giảm phí chuyển tiền liên ngân hàng với giao dịch có giá trị từ 500.000 đồng trở xuống, áp dụng từ 25/2 cho khách hàng cá nhân thực hiện chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 qua tài khoản và qua thẻ.
Bên cạnh đó, Vietcombank cũng giảm phí chuyển tiền liên ngân hàng đối với giao dịch có giá trị từ 500.001 đồng đến 2 triệu đồng, áp dụng từ 23 giờ ngày 25/3, áp dụng cho khách hàng cá nhân thực hiện chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 qua tài khoản và qua thẻ.
Video đang HOT
Giảm phí chuyển tiền liên ngân hàng cho cả khách hàng cá nhân (thực hiện chuyển tiền liên ngân hàng qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng-IBPS) và tổ chức (thực hiện chuyển tiền đi khác hệ thống) từ ngày 1/4. Giảm phí thanh toán Ecom thẻ nội địa cho 3 hãng hàng không và đường sắt Việt Nam, áp dụng từ 10/4-31/12.
Ngoài ra, gửi thẻ tín dụng trực tiếp cho khách hàng tại các địa chỉ trên lãnh thổ Việt Nam và kích hoạt thẻ qua các kênh ngân hàng điện tử, áp dụng từ 20/4.
Tiếng nói của người trong cuộc
Theo tìm hiểu, để triển khai được dịch vụ của mình, ngoài chi phí đổi mới và đầu tư nâng cấp dành cho công nghệ, các ngân hàng vẫn đang phải chi trả các khoản chi phí cho đối tác hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng như: Phí chuyển tiền trả trung gian thanh toán đối với các giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng; chi phí tin nhắn phát sinh trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng và ngân hàng phải trả cho nhà mạng/công ty cung cấp dịch vụ đầu số: tin nhắn biến động số dư tài khoản, chi tiêu thẻ, xác thực giao dịch, tin nhắn thông báo lịch trả tiền vay/ sao kê thẻ.
Ngoài ra, còn các chi phí để duy trì vận hành hệ thống của ngân hàng.
Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19, khi ngân hàng liên tục giảm và mở rộng đối tượng giảm phí dịch vụ thì chỉ có một số ít đối tác có chính sách cùng chia sẻ với ngân hàng thông qua việc giảm phí còn phần lớn các đối tác khác giữ nguyên chính sách phí hoặc thậm chí có xu hướng tăng phí như chi phí tin nhắn SMS.
Theo thống kê thì phí nhà mạng viễn thông dành cho các tin nhắn SMS của ngân hàng đang cao gấp 3 lần so với tin nhắn thông thường. Dù vậy, các tin nhắn SMS vẫn là một trong các cấu phần quan trọng để các ngân hàng triển khai các hoạt động thanh toán điện tử nói chung và thanh toán thẻ nói riêng.
Bà Nguyễn Hồng Vân, Giám đốc Trung tâm thẻ của Vietcombank cho biết 2020-2021 là giai đoạn mà Vietcombank và các ngân hàng đang phải dồn lực để thực hiện kế hoạch chuyển đổi thẻ từ công nghệ từ sang chip nên ngoài chi phí như hiện nay thì các ngân hàng sẽ phải tăng thêm gánh nặng chi phí để thực hiện kế hoạch này.
“Thực tế đối với mảng dịch vụ thẻ, các ngân hàng đều phải đầu tư rất nhiều, với chi phí rất lớn cho các hạng mục đầu tư hạ tầng hệ thống xử lý giao dịch thẻ, hệ thống máy ATM/máy thanh toán thẻ (EDC), bảo trì bảo dưỡng hệ thống ATM/EDC… Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay các ngân hàng còn phải đầu tư thêm chi phí nâng cấp hệ thống ATM/EDC/hệ thống xử lý/hệ thống bảo mật nhiều lớp để tuân thủ các yêu cầu từ cơ quan quản lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ và an toàn cho giao dịch thanh toán thẻ và để đảm bảo phù hợp với xu thế thanh toán mới, công nghệ cao,” bà Vân chia sẻ.
Cũng theo bà Vân, bên cạnh các chi phí trên, kế hoạch chuyển đổi thẻ theo chuẩn kiểm tra tính đáp ứng tiêu chuẩn thẻ chip nội địa VCCS theo quy định của Ngân hàng Nhà nước cho toàn bộ thị trường cũng khiến Vietcombank và các ngân hàng tại Việt Nam phải bỏ ra chi phí rất lớn để mua về phôi thẻ chip, nâng cấp hệ thống và chi phí thực hiện chuyển đổi cho khách hàng. Tuy nhiên, với mục tiêu đem đến sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, an toàn, tiện lợi, đáp ứng như cầu cao của khách hàng, Vietcombank hiện vẫn đang hỗ trợ chuyển đổi miễn phí cho khách hàng.
Ngoài ra, ngân hàng phải chi trả chi phí xử lý giao dịch, phí bản quyền cho các Tổ chức thẻ quốc tế, Công ty chuyển mạch quốc gia Việt Nam ( NAPAS), đối tác viễn thông (đường truyền, tin nhắn) và các đối tác khác (thuê mặt bằng đặt ATM)…
Hiệp hội ngân hàng lên tiếng
Hiệp hội Ngân hàng cũng đã có công văn chính thức yêu cầu các Tổ chức thẻ quốc tế có chính sách hỗ trợ các ngân hàng về phí (như giảm phí xử lý giao dịch, phí interchange…) đồng thời cũng có công văn đề nghị các nhà mạng viễn thông giảm phí SMS để hỗ trợ ngân hàng đối phó với tác động từ dịch COVID-19.
Các ngân hàng đánh giá cao vai trò và trách nhiệm của Hiệp hội ngân hàng với các hội viên. Thực tế các ngân hàng đang duy trì, sử dụng tin nhắn SMS là một nhu cầu thiết yếu để đảm bảo an toàn và sự yên tâm cho khách hàng khi sử dụng ngân hàng trực tuyến, thanh toán thẻ. Tuy nhiên, trước những tác động tiêu cực từ dịch COVID-19, các ngân hàng cũng rất cần sự chung tay chia sẻ từ nhà mạng thông qua giảm phí tin nhắn SMS. Điều này không chỉ giúp chia sẻ bớt gánh nặng cho các ngân hàng, mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng của hai bên.
Trong thời gian qua, NAPAS đã giảm phí và các ngân hàng cũng đã chia sẻ giảm phí tới người dân. Trong thời gian tới, các ngân hàng cũng chờ những đối tác khác trong chuỗi cung ứng dịch vụ thanh toán như Tổ chức thẻ quốc tế, nhà mạng… có hành động tương tự.
Việc giảm phí cũng nhằm thực hiện tốt quyết định số 283/QĐ-TTg về Đề án “Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.”
Đề án đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 6,6-7,1%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP khoảng 41,5%-42% vào năm 2020. Giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khoảng 7%-7,5%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP khoảng 43%-44% vào năm 2025.
Về tài chính-ngân hàng, đến năm 2025 tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng/tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại 16%-17%; tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%; ít nhất 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á.
Trong giai đoạn 2015-2020, nhiều ngân hàng đã có những đầu tư lớn cho công nghệ, gia tăng các sản phẩm dịch vụ mang hàm lượng tri thức và công nghệ cao nhằm triển khai chiến lược ngân hàng số để tăng thu nhập từ phí dịch vụ, giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng./.
Bất chấp thông tin tiêu cực về ngành dịch vụ, Phố Wall khởi sắc 2 phiên liên tiếp, Dow Jones có lúc tăng hơn 400 điểm
Kết thúc phiên 5/5, chứng khoán Mỹ tiếp nối đà tăng của ngày hôm trước, khi nhà đầu tư kỳ vọng lớn vào việc nền kinh tế Mỹ sẽ sớm mở cửa trở lại và giá dầu tăng 5 ngày liên tiếp.
Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 133,33 điểm, tương đương 0,6%, đóng cửa ở mức 23.883,09 điểm. S&P 500 tăng 0,9% và chốt phiên với 2.868,44 điểm. Trong khi đó, Nasdaq Composite tăng 1,1% lên 8.809,12 điểm.
Đà tăng mạnh ở đầu phiên của các chỉ số chính đã "đứt quãng" sau khi Phó Chủ tịch Fed Richard Clarida chia sẻ với CNBC rằng nền kinh tế Mỹ có thể cần đến hỗ trợ tài chính và tiền tệ nhiều hơn. Trước đó trong phiên, Dow Jones đã tăng hơn 400 điểm.
Cổ phiếu Pfizer dẫn đầu đà khởi sắc của Dow Jones, ghi nhận mức tăng 2,4%. Chăm sóc sức khỏe và công nghệ là những lĩnh vực có diễn biến tốt nhất trong S&P 500 khi mỗi lĩnh vực tăng hơn 1%.Cổ phiếu Pfizer đã tăng sau khi "gã khổng lồ" ngành dược phẩm cho biết họ bắt đầu thử nghiệm vắc-xin virus SARS-CoV-2 ở người. Theo đó, nhóm chăm sóc sức khoẻ trong S&P 500 tăng 2,2%.
Ngoài ra, giá dầu cũng tăng vọt từ kỳ vọng rằng đà sụt giảm của nền kinh tế đã chạm đáy, tăng vọt 20%, ghi nhận phiên tăng giá thứ 5 liên tiếp. Kể từ đầu tháng 5, giá dầu thô đã tăng 30%. Sự khởi sắc của Phố Wall ở phiên này diễn ra bất chấp thông tin ảm đạm về lĩnh vực dịch vụ, chỉ số ISM phi sản xuất đã giảm vào tháng trước xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2009.
Hiện tại, nhà đầu tư đang đánh giá về mối lo ngại làn sóc dịch bệnh thứ 2 sẽ bùng phát, ảnh hưởng đễn nỗ lực mở cửa lại các doanh nghiệp và nới lỏng lệnh hạn chế. Thống đốc bang California, ông Gavin Newsom cho biết hôm thứ Hai, một số nhà bán lẻ của bang sẽ được phép khởi động dịch vụ đón khách bắt đầu từ thứ Sáu. Trong khi đó, Thống đốc bang New York - Andrew Cuomo, nói rằng số ca nhập viện hàng ngày và tử vong mới đang giảm dần, cho thấy bang này đã đi qua đỉnh dịch. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng các họ không thấy sự sụt giảm mạnh như mong đợi.
Đà khởi sắc ở phiên này diễn ra sau khi ghi nhận mức tăng khiêm tốn trong ngày 4/5, với cổ phiếu các big tech - Microsoft, Apple, Amazon và Netflix, đã đưa Phố Wall ra khỏi "lãnh thổ" tiêu cực. Cuộc biểu tình thứ ba theo sau mức tăng khiêm tốn vào thứ Hai. Một số trong những cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn đã tăng trở lại ở phiên này, Facebook tăng gần 1% trong khi Alphabet và Apple tăng lần lượt 2% và 1,5%.
Cần mở rộng cơ chế, tiếp thêm động lực cho hoạt động mua bán nợ Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, trong những năm qua, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đã khẳng định vai trò, vị thế của mình trên thị trường mâu bán nợ. Tuy nhiên, trước yêu cầu thực tiễn của thị trường, đòi hỏi cần mở rộng hơn về cơ chế, chính sách mua bán, xử lý nợ cho DATC......