Giảm mua từ Trung Quốc, Mỹ mạnh tay chi 9,1 tỷ USD mua một sản phẩm thế mạnh của Việt Nam
Trong 5 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn nhất sang Mỹ, gồm Việt Nam, Trung Quốc, Mexico, Malaysia, Canada, Mỹ chỉ tăng tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam và Mexico.
Mỹ mua nhiều nhất đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam tiếp tục lập kỷ lục mới trong năm 2021 khi kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 15,6 tỷ USD, trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ sang Mỹ dự kiến đạt 9,1 tỷ USD
Theo Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC), 10 tháng năm 2021, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ đạt 20,4 tỷ USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, Việt Nam duy trì là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Mỹ, đạt 7,9 tỷ USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm 2020; tiếp theo là Trung Quốc đạt 4,3 tỷ USD.
Đáng chú ý, trong 5 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn nhất sang Mỹ, gồm Việt Nam, Trung Quốc, Mexico, Malaysia, Canada, Mỹ chỉ tăng tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam và Mexico.
Nhờ sức mua lớn từ thị trường Mỹ, trị giá xuất khẩu ghế khung gỗ của Việt Nam trong 11 tháng năm 2021 ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Cục Xuất nhập khẩu ( Bộ Công Thương) đánh giá, tốc độ tăng trưởng mạnh của mặt hàng ghế khung gỗ góp phần lớn vào tốc độ tăng trưởng của ngành gỗ, bởi đây là mặt hàng xuất khẩu có trị giá chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong năm 2021.
Ước tính, trị giá xuất khẩu ghế khung gỗ trong năm 2021 đạt 3,5 tỷ USD, tăng 30,6% so với năm 2020.
Ghế khung gỗ xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Mỹ trong 10 tháng năm 2021, đạt 2,9 tỷ USD, tăng 43,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 81,7% tổng trị giá xuất khẩu ghế khung gỗ.
Video đang HOT
Trong 5 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn nhất sang Mỹ, gồm Việt Nam, Trung Quốc, Mexico, Malaysia, Canada, Mỹ chỉ tăng tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam và Mexico. Ảnh: Dây chuyền sản xuất của Công ty Lâm Việt. Ảnh: T.L
“Sản xuất gỗ có không ít thử thách về công nghệ. Do vậy, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp kiểm soát nhanh chóng, chính xác nhất về nguyên vật liệu, đồng thời kiểm soát chi phí trong sản xuất”.
Công bố báo cáo đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam tại hội thảo “Chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành gỗ: Thực trạng, mức độ sẵn sàng và giải pháp” mới đây, ông Amit Shama – Trưởng nhóm chuyên gia nghiên cứu mức độ sẵn sàng chuyển đổi số ngành gỗ Việt Nam, cho biết: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu tiếp tục là 5 thị trường quan trọng nhất của đồ gỗ Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 9,3 tỷ USD, chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Lâm sản là một trong số các mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng cả về sản lượng và trị giá do Covid-19 ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, về lâu dài, ảnh hưởng của dịch sẽ khó tránh khỏi nên ngành gỗ sẽ phải tìm hướng đi mới.
Là một trong những doanh nghiệp khá tiên phong trong việc số hóa, ông Nguyễn Hoài Bảo – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Scansia Pacific cho biết, ngoài khâu kho bãi, hiện nay doanh nghiệp đang số hóa các phòng ban khác. “Dịch Covid-19 cũng chính là động lực và bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi” – ông Bảo nói.
Ông Nguyễn Chánh Phương – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, Tổng Giám đốc Công ty Aka Furniture đánh giá, thành công của ngành gỗ là Việt Nam giữ được an toàn trong suốt 1,5 năm qua, có những thời điểm Việt Nam tăng trưởng 60% doanh số.
Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, cộng với sự tăng trưởng về nhu cầu ở một số thị trường như Mỹ, Hàn Quốc, sức mua vẫn rất tốt. Trong suốt đợt dịch cao điểm lần thứ 4, 50% các nhà máy vẫn duy trì sản xuất “3 tại chỗ” giúp thích ứng nhanh.
Ông Nguyễn Trọng Hiếu – Tổng Giám đốc Công ty gỗ Trường Thành cho rằng, chuyển đổi số vẫn còn khá mới mẻ với doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp cần biết mình đang ở đâu, cần làm gì trước làm gì sau để tránh “lạc đường”.
Ông Amit Shama – Trưởng nhóm chuyên gia nghiên cứu mức độ sẵn sàng chuyển đổi số ngành gỗ Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp có 3 lĩnh vực để bắt đầu điểm khởi đầu cho quá trình chuyển đổi số.
Ví dụ tự động hóa, nếu nhìn vào nâng cao hiệu suất nội bộ, sử dụng dữ liệu trong quá trình sản xuất có thể biết nhu cầu doanh nghiệp thế nào, nhu cầu các kênh khác nhau như thế nào, bán hàng trên kênh online hay vật lý…
Dựa trên vấn đề đó có thể quyết định xem doanh nghiệp đủ nguồn nhân lực hay không, khả năng giao hàng, vận chuyển như thế nào?
Sản phẩm được cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua nhiều mang về cho Việt Nam 14,3 tỷ USD, là thứ gì?
Xuất khẩu gỗ tăng trưởng tốt nhờ sức mua tăng đáng kể từ thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,..
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam cần kiểm soát tốt rủi ro từ nguồn gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc.
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua lượng lớn, xuất khẩu gỗ có thể đạt 15 tỷ USD
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu gỗ vẫn tăng trưởng tốt, nhờ sức mua tăng đáng kể từ thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,..
Theo ước tính, xuất khẩu gỗ va sản phẩm từ gỗ trong tháng 11/2021 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 20,9% so tháng 10/2021.
Tính chung 11 tháng năm 2021, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 13,2 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 9,9 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Bộ NNPTNT dự báo, với đà tăng hiện tại, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có thể lập kỷ lục mới, đạt 14,3 - 15 tỷ USD trong năm 2021.
Đáng chú ý, theo Cục Xuất nhập khẩu, tình hình sản xuất đã trở lại mức bình thường và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ đang tăng tốc sản xuất để kịp đơn hàng xuất khẩu đã ký kết cho tháng cuối năm và nửa đầu năm 2022.
Tính chung 11 tháng năm 2021, ngành gỗ vẫn tăng trưởng tốt, nhờ sự nỗ lực duy trì sản xuất của doanh nghiệp trong khi dịch bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và sản xuất phục hồi nhanh sau khi nới lỏng giãn cách xã hội.
Động lực tăng trưởng của ngành gỗ tập trung lớn vào nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ. Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này chiếm 67,6% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 11 tháng năm 2021, đạt 8,2 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam hiện dù là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ.
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua lượng lớn, xuất khẩu gỗ có thể đạt 15 tỷ USD; nhưng Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều ván bóc từ Trung Quốc. Trong ảnh: Một nhà máy chế biến ván bóc ở Hạ Hòa (Phú Thọ). Ảnh: Cao Cẩm.
Nỗ lực hạn chế rủi ro xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc
Ngoài Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn của Việt Nam, ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu lượng lớn ván bóc, ván sàn từ Trung Quốc. Theo đánh giá của các nhà quản lý, điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tại một hội thảo về kiểm soát rủi ro nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức mới đây, bà Nguyễn Phạm Như Hà, Phó phòng Giám quản 4, Cục Giám sát quản lý (Tổng cục Hải quan) cho biết, cơ quan Hải quan đã nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn từ gia tăng kim ngạch NK gỗ từ Trung Quốc, đồng thời gia tăng XK đi Mỹ từ những năm 2018.
Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc bắt đầu, Tổng cục Hải quan không chỉ đánh giá với mặt hàng gỗ mà còn đánh giá với mặt hàng khác nhưng gỗ là mặt hàng rất đáng lo ngại.
Tình trạng này thể hiện cụ thể trên các mặt hàng gồm nguyên liệu gỗ, trong đó có gỗ dán và gỗ ván bóc.
"Có 2 hình thức gian lận chính mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc đang lợi dụng để lấy xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang một số thị trường lớn. Thứ nhất là nhập khẩu gỗ ván bóc, ván dán nhưng sau đó lấy xuất xứ Việt Nam để xuất đi. Hình thức thứ hai hay gặp là rất nhiều doanh nghiệp mua nguyên liệu từ nhà cung cấp vẫn là doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc nhưng mỗi doanh nghiệp chỉ mua một vài sản phẩm, sau đó lắp ráp lại. Hình thức mua bán lòng vòng khiến cơ quan Hải quan khi điều tra, thu thập thông tin rất mất thời gian", bà Hà nói.
Bà Hà thông tin thêm, thời gian qua cơ quan Hải quan có rất nhiều biện pháp "mạnh tay" như ban hành nhiều kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Gỗ là một trong những mặt hàng đưa vào diện kiểm tra theo chuyên đề. Hiện nay, qua quá trình điều tra phát hiện 2 địa phương việc gian lận xảy ra nhiều là Bình Dương, Đồng Nai.
Trong khi đó, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhấn mạnh: "Gian lận thương mại trong các mặt hàng nhập khẩu là vấn đề rất lớn. Các cơ quan quản lý, bao gồm cơ quan Hải quan, Công Thương, nông nghiệp đã và đang có những biện pháp tích cực trong việc giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro các cơ quan quản lý và Hiệp hội cần có những hợp tác chặt chẽ hơn trong tương lai".
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam tăng mạnh, bất chấp đại dịch COVID-19 Mặc dù ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam trong 8 tháng qua vẫn đạt 10,4 tỷ USD. Điều này cho thấy, doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã chống chịu rất tốt và hoàn toàn có thể phục hồi nhanh trước những gián đoạn tạm thời của đợt dịch bệnh...