Giảm mỡ máu nhờ ăn mướp đắng
Mướp đắng có tác dụng trong việc giảm mỡ máu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Mướp đắng rất giàu vitamin B1, vitamin C và nhiều loại khoáng chất.
Thực tế, mướp đắng là một loại thực phẩm cung cấp lượng vitamin C hàng đầu trong các loại rau quả. Theo nghiên cứu cho thấy, nó có chứa gấp 5-20 lần vitamin C so với dưa chuột. Việc sử dụng mướp đắng thường xuyên có thể ngăn ngừa đáng kể được nguy cơ mắc các bệnh như xuất huyết, xơ vữa động mạch, ung thư, tim mạch và cảm lạnh. Ngoài ra, nó cũng rất hữu ích trong việc bảo vệ màng tế bào cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Thực tế, mướp đắng là một loại thực phẩm cung cấp lượng vitamin C hàng đầu trong các loại rau quả
Mặt khác, trong mướp đắng có chứa chất glycoside, đây là một chất có khả năng làm hạ mức đường huyết, do đó có tác dụng hỗ trợ trị liệu cho bệnh tiểu đường loại 2. Bên cạnh đó, việc thường xuyên ăn mướp đắng cũng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại và ức chế các tế bào ung thư và vi rút HIV.
Video đang HOT
Ngoài ra, mướp đắng còn được mệnh danh là “sát thủ của chất béo” vì khả năng tiêu mỡ vô cùng hiệu quả của nó. Với tác dụng giảm béo tuyệt vời này, việc ăn mướp đắng có thể giúp bạn làm giảm tới 60% lượng đường trong cơ thể. Đây cũng chính là lý do vì sao nó được sử dụng khá phổ biến trong Đông Y, vừa có tác dụng giảm cân hiệu quả, vừa điều trị được chứng đau đầu khó chịu.
Ngoài ra, mướp đắng còn có thể kích thích bài tiết insulin, tác dụng trong việc giảm lượng đường trong máu. Nó cũng được biết đến như một vị thuốc dân gian giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vì nó có khả năng làm giảm mức đường trong máu ở những bệnh nhân mắc bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được bằng chứng cụ thể để chứng minh cho điều này.
Một số thử nghiệm lâm sàng khác đã phát hiện ra rằng, mướp đắng có thể cản trở hoạt động và kìm hãm sự phát triển của các loại vi rút, ví dụ như vi rút HIV.
Hơn nữa, kết quả thử nghiệm cũng cho thấy, mướp đắng có khả năng tiêu diệt được các tế bào gây ung thư. Điều này cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa để xác minh chính xác hơn.
Tuy nhiên, khi chế biến mướp đắng, bạn không nên xào chúng ở nhiệt độ quá cao để tránh làm giảm tác dụng phân hủy chất béo của loại quả này. Bạn nên thái mướp đắng thành những lát nhỏ và cho thêm chúng vào các món như salad hoặc nộm. Điều này không chỉ giúp bạn giảm cân giảm mỡ hiệu quả mà còn nhanh chóng sở hữu được một thân hình nhẹ nhàng, thon gọn và khỏe mạnh.
Đồ uống dinh dưỡng giúp giảm triệu chứng sốt xuất huyết
Người bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao, mệt mỏi. Khi bị sốt, cơ thể mất nước nên cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi.
Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Do đó, bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng thật tốt để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể. Việc phát hiện, điều trị sớm và chăm sóc dinh dưỡng rất cần thiết cho người bệnh sốt xuất huyết.
Nước dừa chứa nhiều khoáng chất tốt giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp mất nước do sốt cao
Dưới đây là một số thức uống tốt cho người bệnh sốt xuất huyết:
Nước dừa: Nước dừa chứa nhiều khoáng chất tốt giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp mất nước do sốt cao. Theo nghiên cứu thành phần dinh dưỡng, nước dừa tự nhiên chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C...
Các khoáng chất có trong nước dừa như: Kali, natri, canxi, magie, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ, điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.
Nước ép trái cây: Nước ép trái cây là nguồn cung cấp chất điện giải tốt cho cơ thể, nên cho người bệnh sốt xuất huyết uống thay vì chỉ uống nước lọc. Các loại nước ép cam, chanh, bưởi, kiwi, cà chua chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như kali và natri, đặc biệt là vitamin C tăng cường sức đề kháng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng tính vững bền của thành mạch, từ đó giảm nguy cơ xuất huyết.
Nước ép củ cải đường: Củ cải đường rất giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn tình trạng giảm tiểu cầu do tác động của các gốc tự do. Nó có vitamin A, C, K và các khoáng chất thiết yếu, giúp ngăn ngừa sự suy thoái của mạch máu và sự phát triển của các vấn đề về tuần hoàn. Bằng cách uống nước ép củ cải đường thường xuyên, người bệnh sốt xuất huyết có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Củ cải đường là một phương thuốc tuyệt vời tại nhà để chống mệt mỏi và các triệu chứng tương tự của bệnh sốt xuất huyết. Vì củ cải đường có hàm lượng sắt rất cao nên nó có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sản xuất tế bào máu. Hỗn hợp từ củ cải đường và nước chanh không chỉ cung cấp nước cho cơ thể mà còn tăng cường hấp thu hàm lượng sắt vào cơ thể.
Nước nha đam: Nha đam có đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm canxi, magie, phốt pho, kali, kẽm, natri, đồng và vitamin C, E và B. Vì vậy, nước ép nha đam có ứng dụng y học rất lớn và là trợ thủ đắc lực trong việc chăm sóc sức khỏe tim mạch và thúc đẩy sản xuất tiểu cầu trong máu. Nên bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn của người bệnh sốt xuất huyết.
Sữa: Ngoài đồ uống điện giải nói chung, Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết có thể uống sữa để giảm triệu chứng sốt xuất huyết thay vì chỉ uống nước lọc.
Sữa là thực phẩm giàu protein thường được dùng để bổ sung dưỡng chất hàng ngày hoặc khi bị ốm. Nhiều người khi bị sốt xuất huyết lại không dám uống sữa vì cho rằng sữa gây đầy bụng, khó tiêu và làm tăng nhiệt độ cơ thể.
Sữa là nguồn cung cấp dưỡng chất, chứa chất điện giải natri 42mg/100g, kali 156mg/100g, đồng thời chứa vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin D, vitamin K, phốt pho, magie và kẽm rất cần thiết để thực hiện mọi chức năng của cơ thể giúp người bệnh nhanh hồi phục. Sữa dạng lỏng nên phù hợp với người bệnh đang trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Sữa cũng dễ tiêu hóa và hấp thu nên có thể giúp bổ sung năng lượng nhanh chóng.
Lợi ích của nước ion kiềm trong chế độ ăn uống và cải thiện sức khỏe Cùng khám phá sự cần thiết của nước ion kiềm trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, để xây dựng một lối sống lành mạnh. Những lợi ích của nước ion kiềm đối với cơ thể con người Việc bổ sung nước ion kiềm vào cơ thể hàng ngày đang trở thành một xu hướng chăm sóc sức khỏe mới,...