Giảm lãi suất huy động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay
Trước việc lãi suất huy động trên thị trường đang có xu hướng giảm, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 4/9, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, diễn biến này giúp lãi suất cho vay có điều kiện giảm thêm.
Nhiều ngân hàng đã giảm mạnh lãi suất huy động. Ảnh: Internet
Theo Phó Thống đốc NHNN, điều hành lãi suất là công cụ của chính sách tiền tệ, nên trong quá trình điều hành, NHNN luôn theo hướng đảm bảo mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích người gửi tiền, tổ chức tín dụng và người vay.
Dịch Covid-19 xảy ra đã gây nhiều tác động, gây khó khăn với dòng tiền và nguồn thu, nên bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN đã triển khai, phối hợp với các bộ, ngành để quyết liệt thực hiện rất nhiều giải pháp.
Đối với điều hành lãi suất, đại diện lãnh đạo NHNN cho biết, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, giảm trần lãi suất cho vay, giảm trần lãi suất huy động để có điều kiện hỗ trợ về chi phí vay vốn với doanh nghiệp và người dân. NHNN đã ban hành Thông tư 01, cho phép tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khó khăn trả nợ có thể có điều kiện tiếp cận vốn vay.
Đặc biệt, NHNN cũng đã chỉ đạo tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay. Với dư nợ cho vay cũ, NHNN cũng chỉ đạo tổ chức tín dụng bằng nguồn lực của mình, tiết kiệm chi phí, giảm lợi nhuận, kể cả chia cổ tức bằng cổ phiếu… để có nguồn lực giảm lãi suất cho vay. Với các khoản vay mới, doanh nghiệp, người dân cũng được vay với lãi suất thấp hơn.
Video đang HOT
Vì thế, Phó Thống đốc NHNN cho biết, diễn biến gần đây, lãi suất tháng 7 năm 2020 đã giảm hơn so với cuối năm 2019, lãi suất tiền gửi bình quân giảm 0,6%/năm. Điều này đã tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay.
Trên thị trường hiện nay, từ khoảng giữa tháng 8, nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động từ 0,1-0,5%/năm ở tất cả các kỳ hạn, trong đó, lãi suất tại các kỳ hạn ngắn còn thấp hơn nhiều so với trần quy định của NHNN.
Hiện lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1 – 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,7 – 4,25%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4 – 6,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,0 – 7,3%/năm.
Họp báo Chính phủ: Phát triển kinh tế trên nền tảng an toàn dịch
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, trong những tháng cuối năm, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh kinh tế xã hội nhưng đồng thời cũng rất quan tâm tới phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người Phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi họp báo. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 tổ chức chiều 4/9 tại Hà Nội, Chủ nhiệm, Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, theo đánh giá một số tổ chức tài chính thế giới, nếu tiếp tục duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định trong 4 tháng cuối năm thì GDP cả năm của Việt Nam vẫn có khả năng đạt tăng trưởng dương từ 2-3%.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, trong những tháng cuối năm, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh kinh tế xã hội nhưng đồng thời cũng rất quan tâm tới phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Dự kiến 15/9 mở chuyến bay thương mại quốc tế để tạo điều kiện cho các chuyên gia sang khảo sát, thu hút đầu tư. Đây cũng là vấn đề cần giải quyết tốt.
"Hiện không thể khẳng định được thời điểm hết dịch nên phải có giải pháp tình thế phù hợp với tình hình mới," Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Theo đó, các bộ, ngành tập trung hoàn thành nhiều mục tiêu ở mức cao nhất, đẩy mạnh thương mại dịch vụ, sản xuất kinh doanh. Củng cố trạng thái "bình thường mới," nền tảng an toàn dịch là rất quan trọng với phát triển kinh tế xã hội.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, trong điều kiện khó khăn nhưng kinh tế Việt Nam trong 8 tháng vẫn có nhiều điểm sáng. Với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam tiếp tục hỗ trợ các nước trong phòng chống dịch COVID-19 và được nhiều nước ghi nhận.
Trong tháng 8, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam tiếp tục duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát. CPI tháng 8 tăng 0,07% so với tháng trước, giảm 0,12% so với tháng 12/2019 - mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.
Các bộ, ngành địa phương đã thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công; giải ngân tháng 8 tăng 45,4%; 8 tháng năm 2020 tăng 30,4%, cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.
Sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển ổn định, bảo đảm an ninh lương thực. Nông sản xuất siêu khoảng 6,2 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ. Tăng trưởng nông nghiệp năm 2020 dự kiến từ khoảng 2,6-2,7%, xuất khẩu khoảng 41 tỷ USD, là quyết tâm lớn của ngành nông nghiệp.
Xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 8 tháng đạt trên 337 tỷ USD, tăng 0,03%; xuất khẩu đạt trên 174 tỷ USD, tăng 1,6%; xuất khẩu khu vực trong nước đạt gần 61 tỷ USD, tăng 15,3%). Có 27 mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên 1 tỷ USD, xuất siêu trên 11,9 tỷ USD.
Sản xuất công nghiệp vẫn tăng trưởng, nhưng ở mức thấp 2,2%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 8 sụt giảm do thực hiện giãn cách xã hội tại một số địa phương.
Sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (tính chung 8 tháng có gần 89 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 2%).
Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 27,9%; doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể giảm 5,9% và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể giảm 1,9%./.
Sai phạm trong thực hiện gói hỗ trợ Covid-19: Những cán bộ nào đã bị xử lý? Thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH cho biết, một số cán bộ đã bị xử lý vì sai phạm khi thực hiện gói hỗ trợ dịch Covid-19. Ảnh minh họa Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra vào chiều 2/6, trước câu hỏi về việc chi trả hỗ trợ an sinh xã hội trong gói 62.000 tỷ đồng có xảy ra sai...