Giảm khó chịu bị đau ngực trước ngày ‘đèn đỏ’
Đau ngực là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt. Dù hiện tượng này chỉ kéo dài vài ngày nhưng nó có thể gây ra cảm giác vô cùng khó chịu.
Các thay đổi cơ thể trước kỳ “đèn đỏ” biểu hiện khác nhau ở mỗi phụ nữ, nhưng phổ biến là đau nhức ở ngực, nặng, sưng và nhạy cảm ở núm vú. Một số người thậm chí còn cảm thấy đau ở vùng dưới cánh tay.
Đau ngực là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân đau ngực trước kỳ kinh
Hàm lượng hormone estrogen và progesterone của bạn thường dao động trong chu kỳ kinh nguyệt. Những hormone quan trọng này chuẩn bị cho ngực và hệ thống sinh sản của bạn sẵn sàng mang thai.
Các mô ở ngực của bạn phản ứng với những hormone này và được cho là nguyên nhân gây ra chứng đau ngực theo chu kỳ.
Nguyên nhân chính gây đau ngực trước kỳ kinh ở chị em là do tăng tiết tố estrogen, hormone nữ, khiến cứng các mô ở ngực do đó làm ngực cương lên. Tình trạng này thường diễn ra vào ngày thứ 21 của chu kỳ kinh, đây là tình trạng bình thường và không có gì đáng báo động, trừ khi ngực đau dữ dội.
Sau khi kết hôn, một số phụ nữ thường sử dụng thuốc tránh thai. Khi dừng thuốc, các hormone thay đổi đột ngột, những phụ nữ này cũng sẽ bị đau ngực trước kỳ kinh. Đây cũng là triệu chứng bình thường do thời gian dùng thuốc tránh thai thường xuyên và dừng lại đột ngột.
Ngoài ra, một số nguyên nhân gây triệu chứng đau ngực trước kỳ kinh như: thừa cân, lối sống không hợp lý, bê vác vật nặng, lao động quá sức. Tuy nhiên, dạng đau này không gây những ảnh hưởng lớn.
Video đang HOT
Đau ngực theo chu kỳ thường không phải là triệu chứng của ung thư vú, đặc biệt nếu bạn không có triệu chứng liên quan nào khác.
Một nghiên cứu lớn trên toàn cầu cho thấy trong số những phụ nữ tìm đến trung tâm y tế vì triệu chứng đau ngực, chỉ có 0,2% bị ung thư vú.
Nếu bạn lo lắng về tình trạng đau ngực hàng tháng và không chắc liệu nó có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của mình hay không, hãy thử ghi lại bằng một biểu đồ. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau, cũng như thời điểm nó bắt đầu và kết thúc. Điều này giúp làm rõ liệu cơn đau của bạn có mang tính chu kỳ hay không, đồng thời thu hẹp các nguyên nhân tiềm ẩn.
Đau ngực có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bạn. Gặp bác sĩ sản phụ khoa là một ý tưởng tốt để chẩn đoán chính xác và tìm hiểu thêm về cách kiểm soát sự khó chịu.
Bác sĩ có thể tiến hành khám lâm sàng, chụp quang tuyến vú, nghiên cứu siêu âm hoặc MRI (nếu bạn có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn).
Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú cũng làm tăng nguy cơ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là hầu hết phụ nữ mắc bệnh ung thư vú đều không có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Nếu bạn lo lắng về tình trạng đau ngực hàng tháng và không chắc liệu nó có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của mình hay không, hãy thử ghi lại bằng một biểu đồ.
Các mẹo giúp giảm khó chịu đau ngực khi “đèn đỏ”
Nếu bạn bị đau ngực đến kỳ “đèn đỏ” thì dưới đây là một số mẹo giúp bạn giảm cảm giác khó chịu.
Thay đổi loại áo nâng ngực. Thay vì mặc áo ngực có gọng, bạn nên chọn loại áo lót thoải mái và hỗ trợ tốt để giảm đau ngực.Thay đổi chế độ ăn uống. Hạn chế muối, caffeine và rượu trước ngày sắp bị vì dễ dẫn đến tình trạng giữ nước có thể gây viêm ở ngực. Bạn nên xây dựng chế độ ăn ít chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Điều này sẽ giúp làm giảm nồng độ estrogen và cải thiện tình trạng căng tức ngực trước kỳ kinh.Chườm lạnh. Chườm lạnh hoặc chườm đá có thể khá hiệu quả trong việc kiểm soát chấn thương. Chườm túi nước đá lên ngực trong thời gian ngắn cũng làm giảm viêm và đau.Tắm nước ấm. Đang là mùa đông nên việc ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp thư giãn cơ bắp và giảm bớt cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nước quá nóng vì nó khiến da bạn bị khô.Massage nhẹ nhàng. Tự xoa bóp sẽ giúp ích rất nhiều có thể cải thiện lưu lượng máu và giảm căng thẳng ở ngực.Tập thể dục, bạn nên tập những bài tập ít tác động như đi bộ để giảm đau và cải thiện tâm trạng. Tập yoga hay hít thở sâu sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng như căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, đau đớn… Thói quen đi bộ cũng giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm và tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn khỏe mạnh.Hạn chế lo âu, stress. Căng thẳng có thể gây viêm tăng cao và sau đó làm tăng cảm giác đau và khó chịu ở ngực. Vì vậy, hãy thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền hoặc thở sâu để giúp giảm đau.
Có nên trì hoãn ngày 'đèn đỏ' trong dịp Tết?
Kỳ nghỉ Tết không chỉ là dịp đoàn viên hay thăm thú họ hàng, nhiều chị em cũng tranh thủ đợt nghỉ dài để đi du lịch.
Tuy nhiên, một số người lại có chu kỳ trong thời điểm này. Vậy có nên trì hoãn ngày 'đèn đỏ' và bằng cách nào, có gây hại cho sức khỏe không?
Một số chị em có thể muốn lùi ngày kinh nguyệt vì nhiều lý do - từ các sự kiện và ngày lễ đặc biệt như lễ tết hoặc trong một số tình huống ví dụ như đúng ngày tổ chức hôn lễ hoặc chuẩn bị cho chuyến du lịch xa. Các phương pháp tự nhiên để trì hoãn kinh nguyệt như ăn chanh, uống giấm táo... không được khoa học chứng minh. Trường hợp cần thiết, có thể sử dụng phương pháp nội tiết tố cụ thể để trì hoãn hoặc ngừng chu kỳ kinh nguyệt nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này. Dưới đây là một số thông tin tham khảo để chị em đưa ra quyết định của chính mình.
1. Dùng thuốc trì hoãn kinh nguyệt có tác dụng phụ không?
Khi thực sự cần thiết có thể thực hiện phương pháp lùi ngày kinh nguyệt.
Nếu bạn muốn trì hoãn thời gian này của mình, có một số lựa chọn bạn có thể tìm hiểu như uống thuốc tránh thai liên tiếp hoặc sử dụng thuốc trì hoãn kinh nguyệt.
Điều quan trọng cần lưu ý là không phải ai cũng có thể uống thuốc trì hoãn kinh nguyệt. Việc điều trị không phù hợp với những người đang dùng một số loại thuốc nhất định hoặc mắc một số tình trạng bệnh lý nhất định. Ví dụ, nếu bạn dùng thuốc này khi đang cho con bú, lượng sữa có thể bị giảm tạm thời. Tốt nhất là gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ để được tư vấn.
Về việc liệu có bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng thuốc trì hoãn kinh nguyệt hay không thì như bất kỳ loại thuốc nào khác, một số người có thể gặp tác dụng phụ trong khi những người khác lại không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
Tác dụng phụ của việc dùng thuốc trì hoãn kinh nguyệt có thể bao gồm:
Rong kinh.Chảy máu bất thường.Đau vú.Ham muốn tình dục thấp hơn.Đau bụng.
Cũng như thuốc trì hoãn kinh nguyệt, uống thuốc tránh thai kết hợp liên tục (và uống bất kỳ loại thuốc tránh thai nào nói chung) có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm:
Cảm thấy ốm (buồn nôn).Nhức đầu.Tâm trạng lâng lâng.Đau vú.
Việc cố ý trì hoãn kinh nguyệt có thể là một chủ đề gây tranh cãi. Không nên tự ý uống thuốc để trì hoãn kỳ kinh mà phải được sự tư vấn cụ thể, kỹ càng của bác sĩ chuyên khoa. Lưu ý dùng thuốc càng lâu thì càng có nhiều khả năng gặp phải tác dụng phụ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy nói chuyện với dược sĩ, bác sĩ chuyên khoa.
Kinh nguyệt là một phần tự nhiên của sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
2. Lùi ngày kinh có an toàn không?
Kinh nguyệt xảy ra do sự thay đổi nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi này kích hoạt sự rụng trứng (giải phóng trứng vào tử cung) và hình thành lớp niêm mạc tử cung. Nếu trứng này không được thụ tinh bởi tinh trùng thì niêm mạc tử cung sẽ bong ra và rời khỏi cơ thể dưới dạng máu kinh nguyệt.
Thực tế, sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, việc trì hoãn hoặc ngừng kinh nguyệt không phải là một giải pháp khoa học hoàn hảo. Cơ thể của mỗi người phản ứng khác nhau trước sự thay đổi nội tiết tố và các yếu tố khác (như căng thẳng, thay đổi cân nặng và một số bệnh) có thể gây ra sự thay đổi nồng độ hormone, từ đó có thể gây ra những thay đổi trong chu kỳ.
Kinh nguyệt là một phần tự nhiên của sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Việc làm chậm kinh không nên được thực hiện thường xuyên hoặc dài hạn, vì nó có thể gây rối loạn trong chu kỳ kinh và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Trì hoãn kinh nguyệt thường xuyên có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên của cơ thể, điều này được coi là không bình thường và làm phát sinh các vấn đề khác như kinh nguyệt không đều. Do đó, trước khi có ý định trì hoãn kinh nguyệt, hãy cân nhắc thật kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Một tháng có 'đèn đỏ' 3 lần, cô gái cầu cứu bác sĩ thì phát hiện nguyên nhân do thói quen của mình sau mỗi lần 'quan hệ' Cô gái không thể ngờ thói quen dùng thuốc tránh thai của mình lại dẫn đến tình trạng tai hại như vậy. Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp liên tục, cô gái xuất hiện "đèn đỏ" 1 tháng 3 lần ThS.BS Lâm Quang Tùng (chuyên Sản phụ khoa, làm việc tại TP.HCM) cho biết, phòng khám của mình mới tiếp nhận một trường...