Giảm giá, nợ xấu vẫn ế
Các khoản nợ xấu liên quan đến các chủ đầu tư bất động sản được đem ra bán, nhưng người có tiền cũng không dám tham gia.
Saigon One Tower là dự án đầu tiên VAMC thu hồi theo Nghị quyết 42
ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Không có người tham gia
Theo số liệu của NHNN tại báo cáo tổng kết năm 2018, tính đến tháng 12.2018, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 183.000 trên 568.000 tỉ đồng nợ xấu, đạt trên 32,22% tổng nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng VN. Ngoài ra, các đơn vị đã sử dụng 83.600 tỉ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng
Trong năm 2018, sau khi Ngân hàng (NH) BIDV công bố bán khoản nợ hơn 232 tỉ đồng của Công ty địa ốc Gia Phú (chủ đầu tư chung cư Gia Phú, Q.Thủ Đức, TP.HCM), người dân sống trong chung cư này đã phản ứng khá mạnh. Để trấn an người dân, đại diện BIDV cho biết NH không xử lý theo phương thức “bán tài sản chung cư” mà đang tiến hành các thủ tục để bán đấu giá toàn bộ khoản nợ của Công ty Gia Phú.
Một số khoản nợ xấu thời gian qua giảm giá khá mạnh nhưng vẫn ế. Khoản nợ xấu của Công ty CP Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân liên quan (gọi chung là Công ty Thuận Thảo) liên tục được đem ra đấu giá tới 10 lần, mức giá giảm gần 37% so với giá ban đầu nhưng vẫn ế.
Video đang HOT
Sau 2 lần hoãn đấu giá, số phận của khoản nợ xấu đầu tiên mà Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng VN (VAMC) thu hồi là dự án Saigon One Tower tại TP.HCM đến nay trên thị trường khá “yên ắng”. Cụ thể, tháng 7.2017, VAMC thực hiện thu giữ tài sản khoản nợ đầu tiên là dự án Saigon One Tower. Hai NH Maritime Bank và DongA Bank cho chủ dự án này vay với vốn gốc lẫn lãi đến thời điểm bị VAMC thu hồi là trên 7.000 tỉ đồng. Giá khởi điểm trong phiên đầu tiên được đưa ra cho khoản nợ là 6.110 tỉ đồng. Trao đổi với chúng tôi chiều 10.4, ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC, cho biết VAMC đã bàn giao lại tài sản khoản nợ cho phía NH xử lý.
Thế là sau nhiều lần ồn ào bán đấu giá, dự án Saigon One Tower, khoản nợ xấu đầu tiên VAMC thu hồi đã được hoàn chủ và khối nợ này lại vẫn đóng vai “cục máu đông” trong các nhà băng.
Mua nợ xong phải đi đòi hoặc kiện ra tòa
Ông Nguyễn Chí Hiếu, Giám đốc Công ty CP bán đấu giá Lam Sơn (đơn vị thực hiện tổ chức đấu giá khoản nợ Công ty Thuận Thảo), cho biết có những khoản nợ dù tổ chức đấu giá nhiều lần nhưng không có khách hàng đăng ký tham gia, đây là loại hình khá kén khách. Đấu giá bán khoản nợ xấu khá đặc thù, không giống bán đấu giá tài sản. Người mua khoản nợ được chuyển quyền đòi nợ từ NH và phải đi đòi khoản nợ dưới hình thức thỏa thuận với “con nợ”, nếu không đòi được thì kiện ra tòa.
Chưa kể, giá khoản nợ được xem là tốt hay không ngoài việc dựa trên tài sản đảm bảo cho khoản nợ, người mua nợ còn phải xem xét có đòi được hay không. Vì bỏ ra cả trăm tỉ, ngàn tỉ đồng mà không có quyền quyết định tài sản, còn phải kéo nhau ra tòa đòi nợ mất thêm nhiều năm thì người mua không mấy mặn mà. Đó là lý do dù đã được tháo bằng cơ chế, dù liên tục bán đấu giá, thậm chí liên tục giảm giá nhưng nhiều khoản nợ xấu vẫn ế. Ông Nguyễn Chí Hiếu cho rằng quyền lợi của người mua cần được làm rõ và được hỗ trợ thì họ mới tham gia tích cực hơn.
Một trong những vấn đề vướng mắc khi thực hiện xử lý nợ xấu được đề cập tại đề cương kiểm toán chuyên đề việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42 của Kiểm toán Nhà nước vừa công bố, đó là việc thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý và nộp thuế chuyển nhượng tài sản đảm bảo. Bộ Tài chính chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản đảm bảo và nghĩa vụ nộp thuế khi chuyển nhượng tài sản đảm bảo. Do đó không thực hiện được thủ tục sang tên cho người mua tài sản nếu chưa nộp đủ các loại thuế. Trường hợp cá nhân không hoàn thành nghĩa vụ thuế thì bên nhận chuyển nhượng bất động sản cũng không thực hiện được việc sang tên, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu bất động sản
Theo Thanhnien.vn
Thu hồi nợ xấu: Phát mãi tài sản vẫn là rào cản
Ngành ngân hàng không tránh khỏi khó khăn khi cục "máu đông" nợ xấu chưa thể đánh tan. Trong đó, nợ xấu của ngành chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bất động sản, nhưng quá trình xử lý nợ hiện gặp nhiều khó khăn và mất thời gian dài để phát mãi được tài sản thế chấp.
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), năm 2018, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 149,22 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và 1,99% cuối năm 2017. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2012 đến nay và đã nằm dưới ngưỡng 2% - ngưỡng mục tiêu trong Nghị quyết số 01 vừa được ban hành đầu năm 2019.
Nhờ hoạt động xử lý nợ xấu được đẩy nhanh hơn, giá trị nợ xấu xử lý trong năm 2018 tăng gần 30% so với năm 2017. Dù vậy, đây chỉ là kết quả ban đầu và các chuyên gia kinh tế cho rằng, nợ xấu còn tiềm ẩn ở các khoản mục nợ cơ cấu, trái phiếu doanh nghiệp cơ cấu nợ, các khoản ủy thác, phải thu khó đòi... của các tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, nợ xấu ở nhóm ngân hàng mua bắt buộc, ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, nhà băng yếu kém chậm cải thiện.
Thực tế cho thấy, dù Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho các nhà băng, nhưng việc thu hồi nợ xấu chưa phải đã được gỡ rối. Trong đó, phát mãi tài sản vẫn là rào cản lớn trong xử lý nợ. Đơn cử trường hợp Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) đã "nổ phát súng" đầu tiên thu giữ khối tài sản giá trị 7.000 tỷ đồng của Sài Gòn One Tower theo Nghị quyết 42 từ tháng 8/2017, nhưng đến nay khối tài sản này vẫn chưa bán được vì nhiều lý do. Trong đó, có lý do chưa có sự đồng thuận giữa các cổ đông của bên bán.
Ads by AdAsia
Sacombank cho biết, Ngân hàng đang nỗ lực thanh lý hàng loạt bất động sản để xử lý nợ xấu. Trong đó, có 3 lô đất được nhà băng này rao bán "đại hạ giá" gần 3.000 tỷ đồng. Cụ thể, dự án bất động sản nghìn tỷ lớn đầu tiên mà Sacombank đang rao bán tại quận Bình Tân, TP.HCM là toàn bộ Dự án khu nhà ở cao tầng và khu vui chơi thể dục thể thao tiểu khu 3 - Khu dân cư Bình Trị Đông và 1 phần thửa đất số 122 cũng tại phường Bình Trị Đông B. Khối bất động sản được rao bán với giá khởi điểm 6.029 tỷ đồng, giảm hơn 600 tỷ đồng so với cách đây nửa năm.
Khối bất động sản tiếp theo là Dự án khu dân cư phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Giá khởi điểm mà Sacombank đưa ra là 3.424 tỷ đồng, giảm hơn 1.100 tỷ đồng so với nửa năm trước. Trước đó, vào tháng 10/2018, Ngân hàng đã rao bán Dự án Khu công nghiệp Phong Phú ở quận Bình Chánh với giá chào bán là 6.650 tỷ đồng, giảm 1.000 tỷ đồng so với mức giá chào bán ban đầu.
Như vậy, 3 lô đất này đã được Sacombank rao bán nhiều lần trong thời gian qua, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được chủ và hiện chỉ chào giá hơn 16.100 tỷ đồng, tức giảm tới gần 3.000 tỷ đồng so với cách đây nửa năm.
Tương tự, tại BIDV, đối với khoản nợ của Công ty Địa ốc Gia Phú - thuộc đối tượng xử lý theo quy định của Nghị quyết 42, Ngân hàng đã tiến hành bán đấu giá toàn bộ khoản nợ của công ty này (thay vì bán tài sản), nhưng đến nay vẫn chưa thu hồi được nợ.
Theo lãnh đạo một nhà băng, có nhiều bất hợp lý trong quá trình phát mãi tài sản đảm bảo bằng bất động sản hiện nay. Thứ nhất, dù đã có quy định cho phép ngân hàng được giữ nguyên hiện trạng tài sản khi phát mãi, nhưng các cơ quan chức năng lại buộc nhà băng chuyển tình hình sử dụng đất từ đất ở sang đất dự án đầu tư mới đồng ý cho phát mãi. Điều này rất khó và bất hợp lý đối với ngân hàng.
Ngoài ra, dù nhà băng đã chấp nhận thủ tục thế chấp rõ ràng với khách hàng, nhưng xuất hiện tình trạng có thêm đối tượng thứ ba xen vào tranh chấp tài sản và cho biết, đã mua tài sản thế chấp mà khách hàng đem thế chấp cho ngân hàng bằng giấy tờ viết tay. Sau đó, tài sản thế chấp được chuyển sang tình huống là tài sản có tranh chấp, khiến các ngân hàng rất khó khăn trong việc phát mãi tài sản đảm bảo khi khoản vay trở thành nợ xấu. Đây là kẻ hở cho nhiều đối tượng xấu lợi dụng.
Trong khi đó, nợ xấu của ngành ngân hàng tiếp tục diễn biến phức tạp theo chiều hướng tăng khi sức mua thị trường và tồn kho chưa cải thiện, nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe doanh nghiệp. Ngành ngân hàng cũng không tránh khỏi khó khăn khi cục "máu đông" nợ xấu chưa thể đánh tan. Trong đó, nợ xấu của ngành chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bất động sản, nhưng quá trình xử lý nợ hiện gặp nhiều khó khăn và mất thời gian dài để phát mãi được tài sản thế chấp.
Mục tiêu của ngành ngân hàng năm 2019 là điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, năm 2019, toàn ngành ngân hàng sẽ triển khai Nghị quyết số 42; đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, kiểm soát nợ xấu mới phát sinh và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu; phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; tỷ lệ nợ xấu và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu dưới 5%.
Đặc biệt, tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, hỗ trợ công tác cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu... Đây là hướng mới của toàn ngành trong việc ngăn chặn, xử lý nợ xấu trong giai đoạn tiếp theo 2019 - 2020.
Vì vậy, NHNN đang lấy ý kiến rộng rãi cho dự thảo Thông tư quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC để thay thế cho Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 6/9/2013. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu; phát hành, quản lý và thanh toán trái phiếu đặc biệt, trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của VAMC.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, ngân hàng cho rằng, Nghị quyết 42 quy định phải thành lập thị trường mua - bán nợ, đến thời điểm hiện tại, thị trường này đã có nhưng thành phần thu hẹp chỉ bao gồm ngân hàng thương mại, VAMC, Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC). Để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ, đòi hỏi phải hình thành được thị trường mua - bán nợ với sự tham gia của các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.
Vân Linh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nợ xấu dềnh lên, ngân hàng tăng chi phí dự phòng Trong khi tỷ lệ nợ xấu chung toàn ngành giảm, thì nợ xấu của nhiều ngân hàng lại có dấu hiệu tăng lên do các khoản nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) quay về. Mục tiêu của ngành ngân hàng năm 2019 là đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ...