Giám đốc thuê 22 ôtô mang đi cầm cố trả tiền “tín dụng đen”
Thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải và sử dụng pháp nhân này thuê xe ôtô có trị giá cao rồi đem cầm cố lấy tiền trả nợ.
Ngày 9/8, TAND TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Bá Nhựt (SN 1991, ngụ tại quận 2- nguyên Giám đốc công ty TNHH TMDV Vận tải Lê An, gọi tắt là Công ty Lê An) 12 năm tù về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bị cáo Nguyễn Bá Nhựt sau phiên xử.
Theo cáo trạng, Công ty Lê An, trụ sở tại 27 Đặng Hữu Phổ, phường Thảo Điền, quận 2, TP Hồ Chí Minh, do Nguyễn Bá Nhựt làm Giám đốc đại diện theo pháp luật, ngành nghề kinh doanh cho thuê xe có động cơ.
Nguyễn Bá Nhựt bắt đầu kinh doanh dịch vận tải, cho thuê xe ôtô từ khoảng tháng 8/2017, nguồn xe ô tô cho thuê là do Nhựt đứng tên cá nhân thuê lại của người khác. Do làm ăn thua lỗ, Nhựt nảy sinh ý định tiếp tục thuê xe sau đem đi cầm cố lấy tiền trả cho xe thuê trước và trả tiền vay “tín dụng đen”.
Thực hiện ý đồ lừa đảo, tháng 4/2019, Nhựt thành lập Công ty Lê An, sử dụng pháp nhân này ký hợp đồng thuê 22 xe có giá trị cao của nhiều người sau đó mang xe đi cầm cố, vay tổng số tiền 3,1 tỷ đồng.
Hội đồng định giá kết luận trị giá của 22 xe ô tô vào thời điểm Nguyễn Bá Nhật ký hợp đồng thuê xe của các khách hàng hơn 13,3 tỷ đồng.
Từ 1-9, gửi hàng trên xe khách phải cung cấp 6 thông tin
Từ 1-9, nghị định 47/2022 (sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 10/2020) của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, có hiệu lực. Người gửi hàng trên xe khách phải cung cấp 6 thông tin.
Một bến xe tại TP.HCM - Ảnh: CHÂU TUẤN
Nghị định 47/2022 bổ sung vào điều 11 quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng ôtô.
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi (người gửi hàng hóa không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: Tên hàng hóa, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.
Ngoài ra nghị định này cũng sửa đổi điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô. Theo đó, taxi phải có sức chứa dưới 9 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).
Không sử dụng ôtô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành ôtô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng ôtô kiểu dáng tương tự xe từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi.
Bắt buộc phải lắp camera giám sát hành trình trên xe ô tô kinh doanh Theo Nghị định số 47/2022/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2023, xe ôtô kinh doanh vận tải phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 47 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh...