Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cảnh báo dấu hiệu đáng lo về dịch COVID-19
Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết số ca mắc COVID-19 tiến triển nặng phải thở máy, lọc máu, chạy ECMO đang tăng lên là dấu hiệu đáng lo.
Theo bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, những ngày qua, số ca mắc COVID-19 tại thành phố tiến triển nặng phải thở máy, lọc máu, thậm chí ECMO đang tăng lên. Con số này chiếm đến 5% tổng số ca mắc COVID-19 đang điều trị.
Cụ thể, tính từ ngày 10/7 ngày 8/8, Đà Nẵng ghi nhận 1.283 bệnh nhận COVID-19. Hiện các bệnh viện tại Đà Nẵng đang điều trị cho 1.002 bệnh nhân, trong đó có 45 bệnh nhân nặng. Cộng dồn từ đầu năm, Đà Nẵng có 12 bệnh nhân tử vọng, điều trị khỏi 539 bệnh nhân.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân trong các khu phong tỏa tại quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Theo bà Yến, đây là dấu hiệu đáng lo, vì vậy người dân cần chủ động thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Liên quan tình hình dịch, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cuối ngày 8/8, bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng cho biết, phường Nại Hiện Đông phong tỏa từ ngày 1/8, đến nay lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ít nhất 3 lần nhưng vẫn còn xuất hiện ca mắc mới.
Video đang HOT
Đáng chú ý, chỉ riêng trên tuyến đường Nại Hiên Đông 18 thuộc phường Nại Hiên Đông xuất hiện cùng lúc 12 ca mắc COVID-19.
Theo bác sĩ Thạnh, khi thực hiện cách ly, số ca mắc mới sẽ giảm dần trong các lần xét nghiệm. Tuy nhiên, phường Nại Hiên Đông vẫn liên tục xuất hiện nhiều ca mắc mới trong khu dân cư và khu chung cư. Điều này cho thấy, người dân vẫn còn qua lại giao lưu, gặp gỡ nên xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo.
Từ thực tế trên, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu lãnh đạo 5 phường đang thiết lập cách ly y tế trên địa bàn quận Sơn Trà, đặc biệt phường Nại Hiên Đông và Thọ Quang phải thiết lập các chốt nhỏ tại khu dân cư nhằm ngăn chặn người dân ra ngoài, tăng cường kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm.
” Song song việc thiết lập chốt nhỏ trong khu dân cư, các địa phương phải đóng tất cả các đường ngang, ngõ tắt ra đường chính, cấm tuyệt đối những người không có thẩm quyền vào khu cách ly y tế “, ông Quảng nhấn mạnh.
Bí thư Đà Nẵng yêu cầu Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp rà soát lại việc cấp giấy đi đường cho doanh nghiệp trên tinh thần không được quá 50% tổng số lao động.
” Nếu cả hệ thống chính trị không quyết tâm, không chung tay thì chúng ta sẽ trả cái giá rất đắt. Vì vậy, phải xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân nếu tiếp tục để tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp “, ông Quảng nói và yêu cầu Sở Y tế, CDC thành phố đánh giá nghiêm túc chiến lược, biện pháp phòng chống dịch để triển khai chiến lược phù hợp tiếp theo.
Ông Lê Trung Chinhh, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban phòng chống dịch COVID-19 Đà Nẵng cho rằng, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca mắc trong khu vực cách ly, khu phong tỏa vẫn xuất hiện nhiều.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu lập chốt, phong tỏa tất cả đường ngang, ngõ tắt trên địa bàn Sơn Trà, tuyệt đối cấm người không phận sự vào các khu cách ly y tế.
Ông Chinh yêu cầu quận Sơn Trà huy động tối đa lực lượng tham gia phòng chống dịch, nhất là tập trung giám sát tại khu dân cư. Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố ưu tiên hỗ trợ quận Sơn Trà để sớm khống chế dịch bệnh.
Chủ tịch UBND Đà Nẵng cũng đề nghị ngành y tế đánh giá từng khu vực cụ thể để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm đại diện hộ gia đình, tránh tình trạng tập trung đông người, sớm xây dựng chiến dịch tiêm caccine.
Đồng Nai: Ngày có ca nhiễm cao nhất từ đầu dịch, không ra đường sau 18h
Trong 24h giờ qua, Đồng Nai ghi nhận 346 ca dương tính với SARS-CoV-2. Đây là ngày có số ca nhiễm cao nhất trong đợt dịch thứ 4 tại tỉnh này.
Ngày 28/7, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh này tiếp tục ghi nhận 346 ca dương tính mới với SARS-CoV-2, đây là ngày có số ca nhiễm cao nhất trong đợt dịch thứ 4. Trong đó, TP Biên Hòa có nhiều trường hợp nhiễm mới nhất, với 146 ca dương tính.
Lực lượng y tế tỉnh Đồng Nai lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân trên địa bàn (ảnh: CDC Đồng Nai)
Như vậy, tính đến ngày hôm nay, toàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 3.237 ca dương tính với SARS-CoV-2.
Sở Y tế tỉnh Đồng Nai nhận định phần lớn ca dương mới ghi nhận tại các ổ dịch cũ, ở khu vực đã phong tỏa, cho thấy mức độ lây nhiễm tại các ổ dịch này khá cao, cần thực hiện lấy mẫu xét nghiệm diện rộng và nhiều lần, để làm sạch nguồn lây.
Đáng nói là địa phương tiếp tục ghi nhận nhiều ca mới tại các doanh nghiệp ở TP Biên Hòa và huyện Nhơn Trạch, mặc dù các doanh nghiệp đã thực hiện xét nghiệm sàng lọc và "3 tại chỗ", nhưng việc xét nghiệm bằng test nhanh, xét nghiệm tỷ lệ ngẫu nhiên nguy cơ bỏ sót ca dương khá cao. Trong khi đó, tốc độ lây nhiễm nhanh nên chỉ sau một tuần có thể hình thành ổ dịch với quy mô vài chục ca.
Việc nhiều ổ dịch mặc dù đã được quản lý, doanh nghiệp đã thực hiện "3 tại chỗ", nhưng vẫn ghi nhận nhiều ca dương mới cho thấy phải tăng tốc độ xét nghiệm tầm soát diện rộng và sử dụng bằng xét nghiệm PCR. Đặt ra khó khăn về nhân lực lấy mẫu xét nghiệm và năng lực hệ thống xét nghiệm PCR chưa đáp ứng được.
Song song đó, tại một số doanh nghiệp đã thực hiện 3 tại chỗ nhưng nơi ở công nhân đông, không bảo đảm giãn cách đã dẫn đến dần lây nhiễm hàng loạt.
Công an xác minh vụ người đàn ông đạp đổ bàn lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 Mạng xã hội xôn xao clip ghi nhận cảnh người đàn ông đạp đổ bàn làm việc của tổ y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. "Biến!" - người đàn ông chỉ tay, tức giận quát lớn rồi đá phăng bàn làm việc của lực lượng y tế khiến các vật dụng văng tung tóe. Đó là mở đầu của đoạn clip đang...