Giám đốc Sở Lao động Hà Nội: ‘Dân chưa thỏa mãn là đúng’
“Ý kiến qua các lá phiếu tín nhiệm phản ánh đúng. Bản thân tôi sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa”, ông Nguyễn Đình Đức (Giám đốc Sở Lao động Hà Nội), người có nhiều phiếu tín nhiệm thấp nhất chia sẻ với báo chí.
Trao đổi với báo chí chiều 4/7, ông Đức cho rằng, kết quả tín nhiệm đã “phản ánh đúng”. Theo ông, tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay khiến cử tri, người dân chưa thỏa mãn và đòi hỏi cá nhân ông cũng như ngành lao động, thương binh, xã hội cần phải làm nhiều hơn.
“Với vai trò là ủy viên UBND thành phố, tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa, tham mưu nhiều giải pháp để giải quyết việc làm, đào tạo nghề, củng cố nâng cao đời sống an sinh xã hội, nhất là những đối tượng ngành đang quản lý như xóa nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng bảo trợ xã hội”, ông Đức nhìn nhận.
Ông Nguyễn Đình Đức trả lời báo chí sau cuộc họp chiều nay. Ảnh: Nguyễn Hưng
Theo kết quả kiểm phiếu được công bố, ông Nguyễn Đình Đức là người có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất với 23 trên tổng số 93 phiếu, kế tiếp là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Ngô Văn Quý với 22 phiếu tín nhiệm thấp.
Video đang HOT
Trưởng ban Pháp chế Nguyễn Hoài Nam, người không có phiếu tín nhiệm thấp nào, cũng cho rằng, kết quả phiếu tín nhiệm phản ánh đúng tình hình của Hà Nội. Thành phố sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008 có nhiều bộn bề và lãnh đạo UBND thành phố cần sự chia sẻ. Dù khối HĐND nhận ít phiếu tín nhiệm thấp hơn song theo ông Nam, kết quả cho thấy các đại biểu vẫn đòi hỏi các ban của HĐND phải đổi mới hơn.
“Cá nhân tôi không bị sức ép gì khi bỏ phiếu và tôi cũng nghĩ các đại biểu khác cũng như vậy”, vị đại biểu thường xuyên có những phát biểu, câu hỏi chất vấn sắc sảo ở HĐND chia sẻ.
Đánh giá về 2 lãnh đạo Sở Kế hoạch đầu tư và Lao động, Thương binh và Xã hội, ông Nam cho rằng, có thể vừa rồi chỉ số CPI của thành phố bị đánh tụt nên tác động đến suy nghĩ của đại biểu. “Tất nhiên đồng chí đó mới nhận chức song là sở tham mưu của thành phố nên bị ảnh hưởng. Và trong tình hình khó khăn, liên quan đến giải quyết việc làm, các chính sách an sinh thì có khó khăn nhất định nên các đại biểu yêu cao hơn, là lời nhắc nhở các đồng chí cố gắng hơn”, ông nói.
Trưởng ban Pháp chế Nguyễn Hoài Nam. Ảnh: Nguyễn Hưng
Chủ tịch HĐND Ngô Thị Doãn Thanh thì khẳng định, kết quả tín nhiệm là cơ sở đánh giá cán bộ để sắp xếp, phân công cán bộ. Trước đánh giá tín nhiệm thấp nghiêng về các chức chức danh ở lĩnh vực nóng, va chạm nhiều bà cho rằng, kết quả này chỉ phản ánh một phần chứ không phải tất cả. “Tôi nghĩ các đồng chí ở UBND thành phố đã hết sức cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ của mình. Còn kết quả thực hiện đến đâu, ghi nhận tới đâu thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố”, bà nói.
Qua lần lấy phiếu đầu tiên này, nữ Chủ tịch HĐND cho rằng, Quốc hội cần có điều chỉnh, bổ sung bởi đây sẽ là hoạt động thường xuyên của HĐND các cấp. Theo đó, cần có hướng dẫn cụ thể hơn của trung ương trong nội dung báo cáo của các chức danh. “18 báo cáo của Hà Nội không có sự thống nhất mà mỗi người theo cách hiểu của mình. Một số báo cáo có đề xuất phương hướng khắc phục nhưng có báo cáo không nêu”, bà Thanh cho hay.
Riêng về đối tượng lấy phiếu, các đại biểu Hà Nội cũng phân ra 2 loại ý kiến. Có ý kiến cho rằng nên mở rộng thành phần đến nhóm đối tượng khác là giám đốc các sở, thủ trưởng ngành thuộc UBND. Loại ý kiến còn lại đề nghị thu hẹp, không lấy phiếu tín nhiệm chức danh trưởng ban HĐND.
Là người đứng đầu UBND Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo gửi lời cảm ơn vì sự tín nhiệm của đại biểu HĐND với bản thân ông và các thành viên của UBND thành phố. Theo ông, trên cơ sở phiếu tín nhiệm, các cá nhân UBND thành phố sẽ tự xem xét bản thân và công tác quản lý điều hành trong thời gian qua để đáp ứng mong muốn của đại biểu và của cử tri.
Theo VNE
Vay 740 triệu, bị bắt trả 2,1 tỷ đồng
Bắt được anh Cương, nhóm của Nam đánh đập, ép anh Cương bán nhà trả nợ. Với số tiền vay là 740 triệu đồng, Nam tính lãi lên tới 2,1 tỷ đồng.
Ngày 24/5, Phòng CSHS - CATP Hà Nội cho biết vừa điều tra, triệt phá ổ nhóm bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản. Cơ quan công an đã bắt 4 đối tượng: Đỗ Ngọc Nam (SN 1987), Nguyễn Hoài Nam (SN 1987), đều ở Âu Cơ, phường Nhật Tân, Tây Hồ; Nguyễn Minh Ngọc (SN 1993, ở Tứ Liên, Tây Hồ) và Bùi Mạnh Hiếu (SN 1981, trú tại Nhật Tân, Tây Hồ).
Theo tài liệu điều tra, trước đó, Đỗ Đức Cương (SN 1981, trú tại xóm 17, Cổ Nhuế, Từ Liêm) có vay của Đỗ Ngọc Nam 740 triệu đồng từ giữa năm 2012 nhưng không có khả năng trả nợ.
Ngày 11/5, các đối tượng trên đã tổ chức bắt Cương đưa về nhà Đỗ Ngọc Nam và đánh đập. Đến 21h cùng ngày, các đối tượng bắt Cương để lại xe máy, cho đi bộ về nhà.
Đến ngày 20/5, các đối tượng tiếp tục hẹn Cương gặp nhau ở Công viên nước Hồ Tây giải quyết việc thanh toán tiền. Sau đó, chúng bắt anh Cương về nhà Đỗ Ngọc Nam, đánh đập và tính số tiền nợ của anh Cương từ 740 triệu đồng cộng cả lãi lên tới 2,1 tỷ đồng, ép anh Cương phải bán nhà để trả nợ.
Ngày 21/5, anh Cương đã được cơ quan công an giải cứu.
CATP Hà Nội đang điều tra mở rộng.
Theo Dantri
Kết quả phòng, chống tham nhũng cũng là tiêu chí xét tín nhiệm cán bộ Đối tượng đưa ra lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo, giải trình trước khi tiến hành lấy phiếu là kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri. Sáng nay, 16.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã thảo...