Giám đốc Sở GTVT Cần Thơ: Cấm phà chạy trong vòng 15 ngày!
ĐBSCL với đặc thù là sông nước, nhiều nơi còn phải chịu cảnh “lụy đò” do chưa có cầu nối liền đôi bờ, vì vậy, việc một số nơi ban hành thông báo tạm dừng tất cả đò ngang làm ảnh hưởng nhiều đến người dân.
Mới đây, nhiều sở GTVT nhiều tỉnh, thành miền Tây ban hành văn bản tạm dừng tất các các bến đò ngang khiến việc đi lại của người dân gặp khó.
Muốn qua sông nhưng đò không chạy
Ngày 1-4, sở GTVT TP Cần Thơ ban hành thông báo tạm dừng tất cả tất cả phương tiện vận tải hành khách tuyến cố định, xe buýt, xe hợp đồng, xe du lịch, xe trung chuyển, xe taxi và các bến đò khách ngang sông, bến du lịch, bến tàu khách, các tuyến vận tải hành khách cố định trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1-4.
Với đặc thù sông nước, người dân một số nơi ở miền Tây vẫn còn phải lụy đò, phà. Ảnh: CHÂU ANH
Văn bản của cơ quan chức năng đã được các DN thực hiện nghiêm túc và từ đó, việc đi lại của bà con gặp trở ngại.
Cụ thể, theo phản ánh của nhiều công nhân ngụ Tân Quới, Tân Lược (phía bờ Vĩnh Long) nhưng làm việc tại khu công nghiệp Trà Nóc, do đò ngang không hoạt động nên buộc lòng phải chạy vòng đường cầu Cần Thơ.
Đoạn đường này xa hơn hàng chục cây số, làm mất nhiều thời gian hơn. “Ngày đầu tiên tạm dừng đò ngang tôi chưa hay, khi đến bến đò thì mới biết, tôi phải chạy vòng cầu Cần Thơ, đến công ty thì trễ giờ làm” – một người ngụ Tân Quới (huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) kể.
Một người dân ngụ cồn Sơn (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ), bày tỏ thông báo tạm dừng đò ngang của nhà nước là muốn tốt cho bà con trong phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, tạm dừng toàn bộ đò ngang trong khi đó lại là con đường duy nhất để qua cồn nên bà con địa phương gặp chút khó khăn.
“Chấp hành chỉ thị cách ly của Thủ tướng là hạn chế đi lại, hàng ngày tôi vẫn qua bên kia sông đi chợ mua đồ dùng, nay không có đò ngang rất bất tiện” – một người dân cồn Sơn cho biết thêm.
Trước tình hình đó, khi có nhu cầu qua sông, người dân cồn Sơn phải sử dụng các phương tiện ghe, võ lãi cá nhân. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là các phương tiện này thường chỉ sử dụng đi lại quanh cồn nên nhỏ. Dùng các phương tiện này qua sông lớn như sông Hậu thì rất khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
“Hiện giờ chỉ biết sử dụng ghe nhà vào bờ đi chợ mua đồ, biết là sẽ nguy hiểm, nhưng không còn cách khác. Mong ngành chức năng cho đò ngang hoạt động, có thể quy định hai, ba chuyến/ngày, như vậy cũng đỡ cho bà con hơn” – một người dân cho hay.
Trước bất tiện của người dân khi đò ngang tạm dừng hoạt động, ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc sở GTVT TP Cần Thơ, khẳng định nếu cho đò ngang chở công nhân đi lại thì làm sao cách ly theo tinh thần của Thủ tướng Chính phủ. “Cấm phà chạy tuyệt đối trong vòng 15 ngày, trừ các trường hợp đặc biệt như trong thông báo số 720, sau đó mới tính tiếp” – ông Dũng khẳng định.
Video đang HOT
Người dân ở vùng nông thôn, nơi chưa có cầu nối nhịp đôi bờ thì đò ngang vẫn là phương tiện chủ yếu để di chuyển liên vùng. Ảnh: CHÂU ANH
Ban hành rồi sửa đổi, DN trở tay không kịp
Trong khi đó, tại Sóc Trăng, sau khi ban hành thông báo tạm dừng tất cả đò ngang, sở GTVT tỉnh này nhanh chóng ban hàng thông báo mới cho hoạt động lại, nhưng yêu cầu hạn chế vận chuyển hành khách. Theo ông H.V.L (một chủ DN kinh doanh phà), Sóc Trăng là tỉnh có nhiều địa phương nằm ở cù lao, như xã Phong Nẫm, cồn Mỹ Phước (thuộc huyện Kế Sách) và bảy xã, thị trấn của huyện Cù Lao Dung hoàn toàn chưa có cầu nối liền hai bờ. Do vậy nếu tạm dừng các phương tiện đưa khách sang sông sẽ gây khó cho sinh hoạt của người dân địa phương.
“Đáng lẽ ra, khi ban hành thông báo trước đó, sở GTVT phải xem xét kỹ thực tế của các địa phương này, không thể dừng hoạt động một cách triệt để như các địa phương khác được” – ông L. bộc bạch.
Cũng theo người này, mặc dù sở có động thái thu hồi và ban hành văn bản mới khá nhanh, tuy nhiên, DN cũng trở tay không kịp, vì khi nhận thông báo đầu tiên, DN đã thu hồi phương tiện tập kết về nơi tập trung, cho công nhân nghỉ về nhà.
“Chấp hành thông báo trước đó, chúng tôi đã đưa phương tiện về vị trí neo đậu, cho công nhân nghỉ về nhà. Sau đó, có thông báo mới, chúng tôi rất bất ngờ, bị động, không thể hoạt động lại liền để phục vụ kịp thời cho bà con” – ông L. cho biết thêm.
Hậu Giang chỉ tạm dừng đò dọc.
Trong thông báo tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, sở GTVT Hậu Giang đề nghị tạm dừng tất cả các phương tiện đò dọc, riêng các phương tiện đò ngang trên địa bàn tỉnh chỉ hoạt động phục vụ công vụ và nhu cầu thiết yếu, dân sinh. Đồng thời, không được vận chuyển quá 50% theo giấy đăng ký phương tiện, bố trí người ngồi xen kẽ giữa các hàng ghế và giữ khoảng cách hai mét.
CHÂU ANH
Mát lòng giữa hạn, mặn!
Những ngày cuối tháng 3, nắng hạn ở Tây Nam Bộ gay gắt khiến tình trạng xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt phục vụ trong sản xuất lẫn sinh hoạt của người dân càng nghiêm trọng hơn
Thấu hiểu nỗi khó khăn của người dân vùng hạn mặn, nhóm từ thiện Chia sẻ - Sharing của bà Mai Thị Hạnh, phu nhân nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Ban Từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM đã cấp tốc vận động các cá nhân, doanh nghiệp và mạnh thường quân đóng góp 840 bồn chứa nước (loại 1.000 lít, trị giá 1,4 triệu đồng/bồn), 200 giếng nước khoan (5 triệu đồng/giếng) để phối hợp Hội Nhà báo TP HCM đến trao tặng cho người dân và đồn biên phòng tại 8 tỉnh đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán và xâm nhập mặn, gồm: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang và Bến Tre.
Bà Mai Thị Hạnh (bìa trái) và ông Trần Trọng Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo TP HCM, tặng quà cho một hộ dân ở Cà Mau. Ảnh: VÂN DU
Sẻ chia dòng nước ngọt
Điểm đầu tiên đoàn dừng chân là xã vùng biên Nam Thái A (huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang).
Trong cái nắng như thiêu như đốt, sau khi được cán bộ y tế hướng dẫn dùng dung dịch sát khuẩn và cách thức đeo khẩu trang để phòng dịch Covid-19, 100 người dân đại diện cho 100 hộ nghèo của xã cảm thấy mát lòng bên những bồn chứa nước ngọt vừa được bà Mai Thị Hạnh và các thành viên trong đoàn trao tặng.
Tiếng nói, tiếng cười, tiếng gọi nhau í ới cứ vang lên cả một đoạn sông trước UBND xã Nam Thái A khi 100 hộ dân vận chuyển bồn chứa nước xuống ghe, xuồng chở về nhà.
Nắm vội từng cánh tay của người dân, bà Hạnh vẫy tay nhắn nhủ trong niềm xúc động: "Khi nào có thêm nguồn vận động mới, đoàn sẽ tiếp tục đến với bà con".
Được con cháu đưa xuống chiếc vỏ lãi cùng với bồn chứa nước để trở về nhà, một cụ bà cười móm mém, rồi nói: "Hạn mặn mấy ngày nay khiến bà con ăn ngủ không yên vì đồng ruộng nứt nẻ, kênh rạch khô cạn, nước sông mặn chát. Bây giờ có bồn chứa nước rồi, cảm ơn các mạnh thường quân đến giúp đỡ chúng tôi. Nhờ các mạnh thường quân nên lần đầu tiên già này mới có dịp tiếp xúc trực tiếp với phu nhân của nguyên Chủ tịch nước. Tấm lòng của bà ấy thật cao đẹp, bà con chúng tôi vui lắm, mát lòng lắm!".
Rời xã biên giới, đoàn khẩn trương vượt cả trăm km để đến với bà con xã nghèo Khánh Lâm (huyện U Minh, tỉnh Cà Mau). Tại đây, đoàn trao 104 bồn chứa nước cho 100 hộ dân nghèo và đồn biên phòng; đồng thời bàn giao 200 giếng nước ngọt tặng hộ nghèo thuộc 4 huyện U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Cái Nước (tỉnh Cà Mau).
Lấy tay hứng dòng nước ngọt được bơm lên từ giếng khoan mới bàn giao, nhiều bà con vỡ òa trong niềm vui khôn tả. Trẻ con thấy có nước ngọt liền ùa tới xin tắm như muốn xua đi cái nắng khủng khiếp khiến làn da mỏng manh của các em trở nên đen sạm, khét lẹt.
Nhận 15 giếng khoan, ông Lê Thanh Mãi, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Lâm, cho biết xã hiện có hơn 200 hộ dân gặp rất nhiều khó khăn về nước sinh hoạt do hạn, mặn gay gắt. Nếu tình trạng này kéo dài thêm vài tuần, số hộ thiếu nước ngọt sẽ tăng gấp đôi. "Với mỗi giếng khoan mới nhận, 15 hộ sẽ cùng chia sẻ sử dụng để vượt qua năm hạn kỷ lục này" - ông Mãi phấn khởi.
Huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) là điểm đoàn dừng chân nghỉ đêm sau hơn nửa ngày băng rừng, vượt qua từng cánh đồng nứt nẻ của 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Do là xứ cù lao giáp biển nên Cù Lao Dung bị mặn tấn công từ rất sớm, khiến gần 8.000 ha mía và cây ăn trái thiệt hại, hàng ngàn hộ dân thiếu nước sạch sinh hoạt.
Trong hành trình của ngày thứ hai tại huyện Cù Lao Dung, đoàn trao 104 bồn chứa nước cho 100 hộ nghèo và đồn biên phòng. Đứng bên bồn chứa 1.000 lít nước vừa nhận, ông Nguyễn Văn Minh (ngụ xã An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung) xúc động: "Chúng tôi không nghĩ đến một ngày nào đó mình được tặng bồn chứa nước lớn như vầy. Có rồi, giờ sẽ tranh thủ tìm nước ngọt mang về để dành sử dụng cả tháng trời".
Cùng ngày, đoàn đã mang niềm vui đến với 200 hộ nghèo ở huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) và TP Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) với việc tặng 200 bồn chứa nước.
Người dân Kiên Giang mang bồn chứa nước xuống vỏ lãi chở về nhà. Ảnh: CÔNG TUẤN
Cảm nhận rõ hơn những khó khăn
Ông Trần Bé Tư, Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung, cho rằng giữa lúc người dân đang gặp muôn vàn khó khăn vì hạn, mặn thì việc hỗ trợ kịp thời, quý báu của các mạnh thường quân là rất trân quý. Huyện sẽ ghi nhớ tình cảm cao đẹp này của phu nhân nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các thành viên trong đoàn.
Ngày thứ ba, nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc hạn chế tụ tập đông người nhằm phòng chống dịch Covid-19, đoàn đã bàn giao 328 bồn chứa nước còn lại cho chính quyền địa phương để cấp cho 312 hộ nghèo và đồn biên phòng của huyện Châu Thành (tỉnh Trà Vinh), Ba Tri (tỉnh Bến Tre) và Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang).
Nói về lý do mang niềm vui đến với bà con 8 tỉnh vùng hạn mặn, bà Nguyễn Thị Tranh, Trưởng nhóm từ thiện Chia sẻ - Sharing, cho biết khi nghe tin miền Tây bị hạn, mặn nhiều khiến bà con lâm vào hoàn cảnh khó khăn do không có nước để dùng, đặc biệt là nước ngọt và thiếu tiền nên không mua được bồn chứa nước, nhóm đã cấp tốc vận động các mạnh thường quân với mong muốn nhanh chóng đến tiếp sức cho bà con vượt qua thời điểm khó khăn nhất.
"Qua chuyến đi này, chúng tôi cảm nhận rõ hơn về những khó khăn mà người dân vùng hạn, mặn đang gặp. Chính quyền địa phương và Hội Nhà báo TP HCM đã chọn đúng đối tượng cần hỗ trợ nên chúng tôi cũng cảm thấy rất mát lòng cùng với người dân" - bà Tranh tỏ lòng.
Ông Trần Trọng Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo TP HCM, bày tỏ vinh dự khi cùng nhóm từ thiện của bà Mai Thị Hạnh và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM, Trung ương Hội Chữ thập đỏ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM tổ chức trao tặng các bồn nước, giếng nước cho các hộ nghèo và lực lượng biên phòng các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thiếu nước để sử dụng.
Kêu gọi sự chung tay
Dịp này, Trung ương Hội Chữ thập đỏ và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM còn trao tặng hơn 6.500 khẩu trang vải và dung dịch sát khuẩn nhằm góp phần phòng chống dịch Covid-19 cho người dân những nơi đoàn đến. Hội Nhà báo TP HCM cũng phát động các báo, các chi hội trực thuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong việc phòng chống thiên tai, đặc biệt cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Qua đó, rất nhiều bài viết trên báo, đài của TP đã được lan tỏa, kêu gọi sự chung tay góp sức của người dân TP HCM giúp đồng bào các tỉnh miền Tây Nam Bộ vượt qua khó khăn. Trong chuyến đi này, Hội Nhà báo TP HCM cũng đã vận động được 50 bồn nước, góp phần cùng đoàn công tác tặng cho bà con.
Mệnh lệnh của trái tim
Những ngày qua, Vùng 2 Hải quân cũng luôn hướng về Tây Nam Bộ thông qua việc mang nước ngọt và dụng cụ chứa nước đến với người dân. Thượng tá Đỗ Hồng Duyên, Chủ nhiệm Chính trị Vùng 2 Hải quân, cho rằng trước diễn biến phức tạp của hạn, mặn ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, Bộ Tư lệnh Vùng 2 đã chủ động liên hệ với địa phương và đề xuất Bộ Tư lệnh Hải quân hỗ trợ cấp nước ngọt cho vùng hạn, mặn. Đến nay, Vùng 2 đã chở hàng ngàn khối nước sạch cung cấp cho người dân của tỉnh Bến Tre và tiếp tục thực hiện nhiều chuyến nữa đến các vùng bị hạn của các tỉnh Tây Nam Bộ.
Cùng với việc cung cấp nước ngọt, Vùng 2 Hải quân đã tặng 20 bồn chứa nước loại 500 lít cho gia đình chính sách, hộ nghèo tại các địa phương nơi cấp nước để bà con có dụng cụ dự trữ nước ngọt.
Đang tất bật cung cấp nước ngọt cho bà con tại xã Tân Trung (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre), binh nhất Phạm Vũ Thế Vinh (chiến sĩ hải quân của Lữ đoàn 125, Vùng 2) tâm sự: "Là người lính hải quân, chúng tôi được giúp nhân dân trong lúc họ gặp khó khăn là nhiệm vụ, là mệnh lệnh của trái tim. Tôi rất tự hào khi được phục vụ bà con; luôn xác định đây là tình cảm, là trách nhiệm của bản thân cũng như của cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân nói chung đối với nhân dân các vùng bị hạn, mặn".
ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH
QUANG TRƯỜNG - CÔNG TUẤN - VÂN DU
Thầy giáo Thể dục 22 lần hiến máu Một trong những tấm gương hiến máu nhân đạo tiêu biểu của ngành Giáo dục Sóc Trăng là thầy giáo Diệp Thanh Hiền (huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) khi đã tham gia hiến máu 22 lần. Sau khi tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Giáo dục thể chất, thầy giáo Diệp Thanh Hiền (37 tuổi) về nhận công tác tại trường...