Giám đốc Sở Giáo dục Sơn La nói gì về các khoản thu tự nguyện, xã hội hóa
Nhà trường chỉ thu những khoản đã có quy định, những khoản ngoài quy định nhà trường không được phép thu
Ảnh minh họa
Thời gian qua, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được phản ánh của một số phụ huynh học sinh trên địa bàn tỉnh Sơn La về các khoản thu mà họ cho rằng khó hiểu.
Trong đó có nhiều khoản thu tự nguyện như quỹ cha mẹ học sinh, quỹ xã hội hóa giáo dục cũng được nhà trường thu với tiếng là tự nguyện nhưng lại có xu hướng như “bắt buộc”.
Gần nhất, phụ huynh trường Mầm non Thị trấn (Sông Mã) đã có phản ánh về các khoản thu khiến họ than trời là khó hiểu.
Sau khi tòa soạn có bài phản ánh, phụ huynh học sinh đã phản hồi họ được nhà trường trả lại 2 khoản thu là xã hội hóa và quỹ cha mẹ học sinh.
Tổng số tiền mà phụ huynh được trả lại là 635.000 đồng trên tổng số 1.853.000 đồng đã đóng.
Tuy nhiên, sau khi phóng viên liên lạc xác minh lại thông tin phụ huynh được nhà trường trả lại tiền có đúng hay không, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thị trấn nhắn lại cho phóng viên, nguyên văn tin nhắn: “đó chỉ là thông tin”.
Các khoản thu của trường Mầm non Thị Trấn (Sông Mã, Sơn La) khiến phụ huynh học sinh thắc mắc.
Ngày 15/10, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có trao đổi nhanh với thầy Nguyễn Huy Hoàng – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La về việc đóng góp đầu năm ở các trường học trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Video đang HOT
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La cho biết, việc đóng góp ở các trường trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay được thực hiện theo thông tư 15, thông tư 55 và thông tư 16… của Bộ.
Những việc này đều có những chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Năm học 2020 – 2021 Sở Giáo dục và Đào tạo đã choTrưởng phòng Giáo dục và Đào tạo đến Hiệu trưởng các trường ký cam kết.
Nói về quỹ xã hội hóa giáo dục, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La cho biết, theo thông tư 55, quỹ hội cha mẹ học sinh do hội cha mẹ học sinh thống nhất kinh phí quản lý và sử dụng.
Quỹ này sẽ không liên quan gì đến nhà trường, nhà trường chỉ phối hợp và đề xuất. Nội dung nào được phép chi thì chi, nội dung nào không được phép chi đều có những quy định rõ ràng.
Ví dụ như mua sắm cơ sở vật chất thì không được phép dùng kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh.
“Tuy nhiên, theo thông tư 16 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc vận động thì việc gì cũng được hết nhưng phải có 2 ban. Một ban vận động và một ban quản lý sử dụng. Những việc này đều tách rời khỏi nhà trường. Nhà trường chỉ tham gia vào thành phần.
Ví dụ như năm nay Trường có muốn làm thêm cái gì, xây dựng, mua sắm cái gì thì đề xuất, cấp trên người ta sẽ phê duyệt kế hoạch đó và cho thành lập 2 ban đó và 2 ban này sẽ độc lập với nhà trường. Hai ban vận động và ban quản lý sử dụng sẽ đáp ứng mục tiêu, đề nghị của nhà trường”. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết.
Nói về sự việc cụ thể xảy ra như ở trường Mầm non Thị trấn (huyện Sông Mã), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La cho rằng: “Có thể anh em và phụ huynh đang hiểu nhầm thông tư 16.
Tinh thần của thông tư 16 là nhà trường có kế hoạch gì đó thì đề xuất để vận động, tài trợ. Trên cơ sở vận động giáo dục đó thì phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với các trường từ Mầm non đến Trung học cơ sở ) họ thấy nhất trí và phê duyệt kết hoạch đó thì cho thành lập các ban đó.
Nhà trường sẽ không can thiệp vào việc này. Việc ở trường Mầm non Thị trấn Sông Mã có thể đã không tường minh giữa bên cung cấp thông tin và bên xác định thông tin nên có sự hiểu nhầm cho phụ huynh học sinh. Chính vì vậy bây giờ phải tường minh rõ ra.
Cái gì của thông tư 55, cái gì của vận động tài trợ theo thông tư 16, cái gì là thu dạy thêm, học thêm theo quy định… đây là những thứ được quy định rõ ràng nên phải các trường phải tường minh hóa ra. Sau đó phải có sự phân tích cụ thể xem các khoản thu đó đúng hay sai như thế nào, bên nào thu.
Không thể đóng gộp vào 1 thứ như vậy sẽ rất khó đánh giá đúng hay sai”.
Phụ huynh thu tiền trái Thông tư 55, Hiệu trưởng cấp 2 Lê Hồng Phong nói gì?
Bất cứ khoản thu nào trong nhà trường đều phải có sự đồng ý của hiệu trưởng, tuyệt đối không đặt ra khoản thu trái quy định hiện hành.
Nhiều phụ huynh có con em đang theo học tại Trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong (thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam) bức xúc phản ánh đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về việc Ban đại diện cha mẹ học sinh thu nhiều khoản tiền không đúng quy định.
Thu tiền trái với Thông tư 55
Theo đó, trong đầu năm học 2021-2022, Ban đại diện cha mẹ học sinh đã tiến hành thu tiền vệ sinh lớp học và vệ sinh trường học.
Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong thu tiền trái với Thông tư 55. Ảnh: AN
Trong đó, có khoản thu 1,7 triệu đồng mỗi lớp học (nhà trường có 20 lớp x 1,7 triệu đồng/lớp = 34 triệu đồng) tiền vệ sinh trường.
Cá biệt có Ban đại diện cha mẹ học sinh của một lớp trong trường thông báo thu thêm mỗi học sinh 35.000 đồng/học sinh tiền vệ sinh lớp ). Tuy nhiên, hiện lớp này chỉ mới thu của một vài phụ huynh.
"Đầu năm học, ngoài các khoản tiền phải nộp cho nhà trường thì chúng tôi có đóng một số khoản cho Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Do không nắm rõ các quy định nên phụ huynh chúng tôi cũng không hiểu là các khoản thu này có được thu đúng quy định hay không?
Dịch dã đã khó khăn, nếu đẻ ra thêm nhiều khoản thu trái quy định nữa thì lấy đâu ra tiền để nộp, để nuôi con", chị Trần Thị H. (một phụ huynh) chia sẻ.
Trao đổi với Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam , ông Ca Văn Bê - Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong cho hay, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã thực hiện theo Thông tư 55 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều lệ trường trung học nên trường không thu bất kỳ khoản nào ngoài học phí và bảo hiểm y tế của học sinh.
Ông Bê thừa nhận việc Ban đại diện cha mẹ học sinh có thu khoản tiền vệ sinh trường học với số tiền 34 triệu đồng/20 lớp để phục vụ việc dọn dẹp các phòng vệ sinh và phòng học.
"Ban đầu, khi Ban đại diện cha mẹ học sinh có trao đổi với nhà trường thì chúng tôi nhận thấy đây là sự chia sẻ. Nhưng sau khi xem xét lại thì việc này không đúng với Thông tư 55 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Do đó, hiện chúng tôi đã yêu cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh dừng thu khoản tiền này, đồng thời hoàn trả cho những phụ huynh đã thu trước đó. Còn việc vệ sinh trường học, dọn dẹp các nhà vệ sinh trong trường thì nhà trường sẽ lo", ông Bê nói.
Ngoài khoản tiền trên thì đối với việc thu 35.000 đồng/học sinh để vệ sinh lớp đối với một số ít phụ huynh (chỉ mới ở quy mô một lớp) thì ông Bê nói có thể Ban phụ huynh lớp đã nắm thông tin chưa chính xác nên thu thêm số tiền này.
"Hiện khoản tiền này cũng đã được hoàn trả lại cho các phụ huynh", ông Bê thông tin thêm.
Xử lý nghiêm nếu để xảy ra lạm thu
Ngày 24/9, trao đổi Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 24/9, ông Nguyễn Văn Lộc - Trưởng phòng giáo dục và Đào tạo thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) cho biết, đã nhận được báo cáo sơ bộ của trường về những phản ánh nói trên.
"Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh thì Phòng giáo dục sẽ tiến hành xác minh, kiểm tra. Trường hợp phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm. Bởi trước đó, chúng tôi đã có văn bản gửi Hiệu trưởng các trường trực thuộc về việc chấn chỉnh lạm thu trong năm học mới.
Trong đó có yêu cầu Hiệu trưởng các trường tổ chức kiểm tra, rà soát các khoản thu từ học sinh và phụ huynh trong phạm vi quản lý.
Bất cứ khoản thu nào trong nhà trường đều phải có sự đồng ý của hiệu trưởng, tuyệt đối không đặt ra khoản thu trái quy định hiện hành. Hiệu trưởng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các sai phạm về lạm thu trong nhà trường đang trực tiếp quản lý", ông Lộc nói.
Liên quan đến vấn nạn lạm thu ở các trường học khi năm học mới bắt đầu, ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam cho hay, ngay trước thềm năm học mới thì Sở cũng đã có công văn gửi các Phòng giáo dục và các cơ sở đào tạo trực thuộc về việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu.
"Ngoài các văn bản hướng dẫn về các khoản thu thì Sở cũng yêu cầu các trường phải thực hiện nghiêm các quy định, không để xảy ra tình trạng lạm thu. Trường nào có phản ánh của phụ huynh, có để xảy ra lạm thu thì kiên quyết xử lý nghiêm.
Trong đó, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục trực thuộc sở, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu đặt ra các khoản thu trái quy định", ông Quốc nói.
Câu chuyện giáo dục: Họp phụ huynh như tiếp đối tác? Nên thay đổi cách họp phụ huynh như hiện nay để có một cái nhìn thoáng hơn về mối quan hệ giữa các bậc cha mẹ học sinh và nhà trường. Mọi sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên chủ nhiệm là tiền đề tạo nên sự thành công của buổi họp phụ huynh - BẢO CHÂU Phụ huynh phải được xem...