Giám đốc Grab Việt Nam nhắn Go-Viet, FastGo: ‘Vốn đầu tư không phải là yếu tố quan trọng nhất!’
Ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam cho rằng yếu tố quan trọng nhất để cạnh tranh không phải vốn đầu tư mà là những cam kết về sự an toàn trên nền tảng dịch vụ đồng thời tự tin rằng việc có thêm cạnh tranh sẽ tạo động lực cho Grab.
Đây là chia sẻ của ông Jerry Lim khi được báo giới đặt câu hỏi về các đối thủ cạnh tranh mới nổi trong thị trường gọi xe như FastGo đã gọi được vốn đầu tư.
Ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam bày tỏ: “Thực ra yếu tố quan trọng nhất không phải vốn đầu tư mà là những cam kết về sự an toàn trên nền tảng. Grab biết có những đối thủ cạnh tranh trong quá trình theo đuổi sự tăng tưởng bằng mọi giá đã bỏ qua những đảm bảo về an toàn. Chúng tôi cam kết an toàn là điều chúng tôi quan tâm nhất không chỉ đối với thị trường Việt Nam mà còn đối với tất cả các thị trường khác trong khu vực.”
Điều đáng quan tâm nhất không phải là cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh. Điều chúng tôi quan tâm và tập trung nhất vào khách hàng, làm sao để giải quyết đc các vấn đề khách hàng gặp hàng ngày để đảm bảo đưa đến được các giải pháp giải quyết vấn đề của riêng họ, đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Ông Jerry Lim đồng thời cũng tỏ ra tự tin khi nói về các đối thủ cạnh tranh mới và cho rằng, việc có thêm cạnh tranh sẽ giúp Grab liên tục phải phát triển để hiểu khách hàng hơn, làm sao để tăng cường dịch vụ và chất lượng dịch vụ để khách hàng thấy Grab là đơn vị cung cấp dịch vụ đáng tin cậy nhất.
Ông Jerry Lim
Hiện ở thị trường Việt Nam, hai đối thủ trực tiếp trong mảng dịch vụ gọi xe của Grab là Go-Viet và FastGo. Grab vẫn là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất nhưng sự cạnh tranh của Go-Viet và FastGo cũng tạo ra những áp lực không nhỏ cho Grab. Nhất là khi cả hai ứng dụng mới này đều có những chỗ dựa về tài chính.
Go-Viet có sự hậu thuẫn về tài chính và công nghệ của Go – Jek (Indonesia), đối thủ lớn nhất ở thời điểm hiện tại của Grab ở Đông Nam Á.
Trong khi đó, FastGo, một ứng dụng hoàn toàn của Việt Nam cũng vừa nhận được vốn đầu tư từ Quỹ Vinacapital Ventures. Một số nguồn tin cho hay, số tiền đầu tư này rơi vào khoảng 3 triệu USD. Ngay sau khi gọi vốn thành công, FastGo mở rộng hoạt động và chính thức ra mắt tại Đà Nẵng vào giữa tháng 9. Ứng dụng này cũng tuyên bố đã có hơn 30.000 xe taxi và xe kinh doanh đăng ký tham gia hệ thống FastGo. Hệ thống này ghi nhận 100.000 cuộc gọi xe được thực hiện, gần 150.000 khách hàng đăng ký và cài ứng dụng FastGo, 40.000 khách hàng đã có ít nhất một chuyến đi với FastGo.
Video đang HOT
Cũng trong một chia sẻ mới đây, đại diện FastGo cho hay công ty này hiện đang chuẩn bị cho vòng gọi vốn 50 triệu USD. Vòng gọi vốn series B dự kiến sẽ hoàn tất vào đầu năm 2019.
Vòng gọi vốn mới này sẽ giúp FastGo củng cố nguồn lực tài chính để chiếm lĩnh thị phần và mở rộng hoạt động. Trong đó phải kể đến kế hoạch mở rộng hoạt động sang hai thị trường đầu tiên trong khu vực là Indonesia và Myanmar.
Đại diện FastGo cũng không giấu diếm tham vọng: “FastGo đang triển khai tại Myanmar và Indonesia. Do mỗi thị trường đều có đặc điểm riêng nên FastGo chọn cách hợp tác với các đối tác chứ không “chiến đấu” một mình. Hiện, FastGo đã có đối tác rất mạnh ở cả hai thị trường trên. Dự kiến, FastGo sẽ ra mắt ở Indonesia và Myanmar vào tháng 11 hoặc 12 tới đây”.
Mặc dù Myanmar, đặc biệt là Indonesia đều là các thị trường cạnh tranh rất khốc liệt nhưng đại diện FastGo tỏ ra tự tin khi chinh chiến tại 2 thị trường đầu tiên trong khu vực. Ông Nguyễn Hữu Tuất cũng cho biết: “FastGo đặt tham vọng sẽ nhanh chóng chiếm 30% thị phần xe ngay sau khi ra mắt, Myanmar FastGo sẽ đứng thứ 2 sau Grab.”
Theo ICTNews
Cuộc chiến App gọi xe: Go-Viet tuyên bố chiếm 35% thị phần xe 2 bánh tại TPHCM, FastGo nói chiếm 20% xe 4 bánh, vậy thị phần của Grab còn bao nhiêu?
Tất cả các số liệu thị phần đều do các hãng tự công bố, chưa có thống kê từ một đơn vị độc lập nào. Sếp Go-Jek cũng từng tuyên bố đã đánh bại Grab, Uber, chiếm hơn 50% thị phần xe 2 bánh tại Indonesia.
Tuy nhiên một báo cáo gần đây cho biết Grab mới là "bá chủ" thị trường quê nhà của Go-Jek, khi chiếm tới 62% thị phần...
Số liệu thị phần các DN tự công bố chính xác tới đâu?
Mới ra mắt thị trường Việt Nam chừng 2 tháng, các sếp của Go-Jek đã 3 lần công bố số liệu thị phần của Go-Jek dưới tên Go-Viet tại thị trường TPHCM.
Lần thứ 1, Chủ tịch Go-Jek - ông Andre Soelistyo tuyên bố trên LinkedIn rằng Go-Viet đã chiếm 10% thị phần sau 3 ngày ra mắt.
Sau đó 2 tuần, CEO kiêm sáng lập Go-Jek Nadiem Makarim công bố trên Nikkei rằng Go-Viet đã chiếm tới 15% thị phần tại TPHCM.
Trong lễ ra mắt chính thức vào 12/9 vừa qua, ông Nadiem cho hay thị phần của Go-Viet tại thành phố năng động bậc nhất Việt Nam đã tăng lên 35%.
Cũng theo ông Nadiem, Go-Viet hiện có 1,5 triệu lượt tải và 35.000 đối tác tài xế đã đăng ký. Số cuốc xe thực hiện trung bình một ngày không được phía Go-Viet công bố.
Sếp Go-Jek tuyên bố Go-Viet đã chiếm 35% thị phần xe 2 bánh tại TPHCM.
Không rầm rộ công bố số liệu thị phần, nhưng trong lần gặp gỡ báo chí tại Hà Nội vào giữa tháng 09/2018, bà Tan Hooi Ling - Đồng sáng lập của Grab đã chia sẻ doanh nghiệp này hiện có hơn 175.000 đối tác tài xế trên toàn quốc, trong đó đa phần tập trung ở TPHCM và Hà Nội, và con số này vẫn tiếp tục tăng trưởng khá tốt.
Một ứng dụng gọi xe hiếm hoi công bố số liệu thị phần khác là FastGo. Trả lời phỏng vấn hồi cuối tháng 8, CEO FastGo Nguyễn Hữu Tuất cho biết sau 3 tháng thành lập, ứng dụng này hiện đã chiếm 20% thị phần xe 4 bánh, đứng thứ 2 thị trường ứng dụng gọi xe.
Số liệu thị phần nói trên của FastGo được biết tính toán dựa trên số lượng đối tác tài xế, hiện là 25.000 người.
Việc tính toán thị phần dựa trên số lượng tài xế, một chuyên gia trong ngành cho biết, là không chuẩn xác. Thực tế, một tài xế dù 2 bánh hay 4 bánh có xu hướng cài 2 Apps gọi xe trở lên. Trong trường hợp họ vừa cài Go-Viet, vừa chạy cho Grab chẳng hạn, nếu dùng tài xế để tính toán thị phần thì tài xế này sẽ được đưa vào bảng tính thị phần của cả Grab lẫn Go-Viet.
Vì sao nhiều Startup hay "nổ" về số liệu thị phần?
Còn nhớ trong một bài trả lời phỏng vấn Tech In Asia hồi năm 2017, CEO Go-Jek Nadiem tuyên bố đã đánh bại cả Uber lẫn Grab tại thị trường Indonesia, với số liệu thị phần lên tới 50% (thời điểm đó Uber chưa rút khỏi thị trường Đông Nam Á).
CEO kiêm sáng lập Go-Jek Nadiem Makarim
"Nếu bạn nhìn vào App Annie, chúng tôi có khoảng 10 triệu người dùng hoạt động hàng tuần, không phải hàng tháng. Chúng tôi có khoảng 40 triệu lượt download tại quốc gia này", CEO Nadiem Makarim cho biết tại hội nghị D.Live Asia của do tờ The Wall Street Journal tổ chức tại Hồng Kông.
Tuy nhiên, nhà báo Nadine Freischlad của Tech In Asia cho biết theo dữ liệu truy xuất từ App Annie, Grab có 42,7 triệu lượt download ở Đông Nam Á trên nền tảng iOS và Android tính đến cuối tháng 4/2017, hai đối thủ gần nhất chỉ có số lượt download ở mức 24,9 triệu và 20,2 triệu lượt.
Trước việc số liệu thực tế ghi nhận của Nadine chỉ bằng phân nửa số liệu phía Go-Jek công bố, sếp Go-Jek đã từ chối bình luận về câu chuyện này.
Báo cáo của hãng nghiên cứu ABI Research công bố hồi đầu tháng 9 cho biết Grab đã đánh bại Go-Jek tại quê nhà. Theo đó, Grab đã dẫn đầu thị trường Indonesia với 62% thị phần gọi xe tính đến tháng 6/2018.
Báo cáo của App Annie cũng cho thấy năm 2017, Top 10 ứng dụng được download nhiều nhất trên cả nền tảng iOS và Google Play tại thị trường Indonesia không còn tên của Go-Jek.
Nguồn: Báo cáo năm 2017 của App Annie.
Nếu tính lượng download theo công ty, Go-Jek là công ty thứ 10 có tổng lượt download các ứng dụng nhiều nhất. Trong danh sách này, Grab đứng thứ 9.
Bàn về câu chuyện số liệu thị phần của các Startup , một chuyên gia cho biết, việc nâng số liệu thị phần sẽ giúp Startup thu hút vốn đầu tư tốt hơn, với profile "đẹp" hơn và Startup có giá hơn khi gọi vốn. Điều này cũng có lợi cho các nhà đầu tư khi họ có thể exit với mức giá cao hơn.
"Nếu vậy, cứ công bố chúng tôi đã chiếm 99% thị phần", một founder cũng làm ứng dụng gọi xe bông đùa.
Theo Tri Thuc Tre
Go-Viet dừng khuyến mãi 9.000 đồng/cuốc vào giờ cao điểm, nhiều khách hàng chuyển sang Grab Go-Viet đang có động thái giảm dần khuyến mãi sau 1 tháng ra mắt rầm rộ. Một bộ phận tài xế tỏ ra nản lòng vì số cuốc ít và thưa dần đi, trong khi nhiều người khác cho rằng việc Go-Viet giảm khuyến mãi và số khách hàng giảm đi là điều "bình thường", bởi không có công việc nào là dễ...