Giám đốc điều hành marketing lý giải lý do Vinamilk có thể đáp ứng mọi nhu cầu thị trường
Theo ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing Vinamilk, doanh nghiệp dẫn đầu vị thế thị trường nhờ chiến lược linh hoạt trong đầu tư và phát triển sản phẩm.
Vinamilk sở hữu năng lực sản xuất – cung ứng lớn, đội ngũ R&D chuyên nghiệp và đặc biệt là sự thấu hiểu người tiêu dùng và thị trường Việt Nam qua 45 năm. Vì vậy, doanh nghiệp tự tin có thể đáp ứng tất cả nhu cầu của người tiêu dùng.
- Đâu là dấu ấn trong hoạt động kinh doanh của Vinamilk năm qua, thưa ông?
- Kết thúc năm 2021, trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng và chuỗi cung ứng tại Việt Nam cũng như toàn cầu ảnh hưởng bởi COVID-19, Vinamilk vẫn đạt mức doanh thu hợp nhất kỷ lục là 61.012 tỷ đồng. Song chúng tôi không chỉ đánh giá thành tựu qua những con số doanh thu, lợi nhuận. Trong suốt 45 năm kể từ khi thành lập, điều Vinamilk thực sự trân trọng là sự tin tưởng, tình cảm của người dùng Việt Nam lẫn thế giới.
Năm 2021, Vinamilk dẫn đầu bảng xếp hạng “Thương hiệu được chọn mua nhiều nhất” của ngành Sữa và Sản phẩm từ Sữa (theo báo cáo Brand Footprint – Kantar WordPanel). Đây cũng là năm thứ 10 liên tiếp chúng tôi được vinh danh tại vị trí này. 10 năm với một doanh nghiệp không quá dài, nhưng để giữ vững vị trí số một trong lòng người tiêu dùng suốt thập kỷ không phải là chuyện đơn giản.
Có thể nói, cứ 10 gia đình Việt thì có 9 nhà sử dụng ít nhất một sản phẩm Vinamilk. Nhiều dòng sản phẩm đã quen thuộc với bao nhiều thế hệ người Việt như sữa đặc Ông Thọ, sữa chua, sữa tươi Vinamilk. Đó là những thành công, niềm tự hào lớn nhất của chúng tôi.
Ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc điều hành Marketing Vinamilk. Ảnh: Tiến Quyết
- Tại sao doanh nghiệp có những sản phẩm tuổi đời hàng chục năm, song cũng có những thương hiệu liên tục thay đổi?
- Việc thay đổi sản phẩm phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của người tiêu dùng. Ví dụ hương vị của sữa đặc Ông Thọ khá đặc trưng và được yêu thích nên chúng tôi trung thành với công thức vốn có. Quen thuộc nhưng vẫn đổi mới, sản phẩm ngày nay có bao bì hiện đại hơn, ra mắt thêm dòng mới đáp ứng nhu cầu pha chế, làm bánh…
Đối với những sản phẩm như sữa chua, kem, nước trái cây… đặc trưng là tệp khách hàng trẻ hơn nên nhu cầu thay đổi luôn hiện hữu. Để thành công, nhà sản xuất buộc phải đón dòng chảy của nhu cầu, làm mới sản phẩm. Đây là lý do chúng tôi dành nhiều ngân sách cho hoạt động R&D nhằm phát triển thêm nhiều công thức, công nghệ tiên tiến, phát hiện nhu cầu mới của người tiêu dùng để chủ động cho ra mắt sản phẩm mới.
Video đang HOT
Có một câu chuyện tôi cũng muốn chia sẻ thêm. Cách đây hơn 10 năm, người Việt hầu hết ưa chuộng sử dụng các sản phẩm sữa bột công thức nước ngoài, ngoại nhập. Lúc này, bài toán của chúng tôi là: làm ra sản phẩm đạt chuẩn quốc tế, phù hợp thể trạng trẻ em Việt, giá thành hợp lý.
Hiện nay, Vinamilk đã có gần như đầy đủ các dòng sản phẩm và ứng dụng nhiều công thức, thành tựu khoa học tiên tiến nhất của thế giới. Những nỗ lực này của chúng tôi được người dùng đón nhận khi nhiều năm qua, sữa bột trẻ em Vinamilk luôn dẫn đầu thị trường Việt Nam về mặt sản lượng.
- Định hướng chung của Vinamilk trong việc phát triển sản phẩm là gì?
- Đặc trưng của ngành hàng tiêu dùng nhanh là liên tục thay đổi. Cách làm của chúng tôi cũng như vậy: sản phẩm phát triển, cải tiến liên tục để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; còn bản sắc thương hiệu giữ vững nhờ giá trị cốt lõi xoay quanh chất lượng, uy tín.
Đón đầu và tạo nên xu hướng cũng chính là tiêu chí mà chúng tôi trung thành.Vinamilk không bỏ qua bất kỳ nhu cầu nào của người tiêu dùng. Vì sao chỉ chọn một khi chúng ta có thể làm tốt tất cả? Vinamilk có năng lực đáp ứng cho các phân khúc, nhu cầu, xu hướng dinh dưỡng tiên tiến nhất để mang đến sản phẩm chăm sóc sức khỏe người Việt.
- Từ nhóm phổ thông tiến đến khách hàng cao cấp, doanh nghiệp làm gì để hài hòa các nhu cầu khác nhau này?
- Với mô hình kinh tế chữ K trong và sau đại dịch, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phân hoá sâu sắc. Bên cạnh một bộ phận đáng kể với thu nhập không ổn định và sức mua giảm sút, thì cũng có tập không nhỏ những người tiêu dùng với thu nhập cao, đòi hỏi sản phẩm và dịch vụ mang nhiều giá trị cao hơn, dẫn tới việc xu hướng cao cấp hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Danh mục sản phẩm phong phú với 250 chủng loại là thế mạnh của Vinamilk. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu phát triển để mang lại cho người tiêu dùng những giải pháp dinh dưỡng theo hướng toàn diện, cải thiện sức khoẻ cả thể chất lẫn tinh thần, ứng dụng các thành tựu khoa học thế giới.
Tôi cũng nhấn mạnh thông điệp đã nêu ở trên, Vinamilk mở rộng phân khúc cao cấp không có nghĩa là tung ra sản phẩm đắt đỏ hay hướng đến lợi nhuận. Thay vào đó, chúng tôi muốn đưa nhiều “giá trị cộng thêm” vào mỗi sản phẩm.
Trang trại Vinamilk Green Farm – mô hình trang trại công nghệ cao đi đôi với phát triển bền vững được Vinamilk giới thiệu vào năm 2021 (Hình: Duy Nhất)
Những sản phẩm cao cấp của Vinamilk đã có mặt trên thị trường gần đây được người tiêu dùng đón nhận tích cực. Nhóm sản phẩm này gồm sữa tươi trang trại Green Farm, sữa tươi và sữa bột Organic, sữa tươi chứa tổ yến, sữa chua ăn Love Yogurt, sữa bột trẻ em Yoko và thức uống dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ, sản phẩm dinh dưỡng y học dành cho người lớn tuổi và người cần phục hồi sức khoẻ Kenko Haru…
- Chiếm thị phần lớn tại Việt Nam được Vinamilk đánh giá là lợi thế hay trở ngại?
- Chúng tôi nhận thức rõ thực tế là các doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn. Nếu đứng yên, không chuyển động thì nguy cơ tụt hậu, bị mất thị phần là không tránh khỏi. Đổi mới, sáng tạo là những nỗ lực không ngừng nghỉ giúp chúng tôi tăng trưởng vượt bậc, không những giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành sữa mà còn góp phần phát triển ngành sữa Việt Nam theo hướng hiện đại, mang lại giá trị ngày càng cao hơn cho người tiêu dùng. Việc liên tiếp giới thiệu hàng loạt sản phẩm mới là kết quả của những nỗ lực đó.
- Việc đổi mới sáng tạo này thực hiện trên những nền tảng nào?
- Vinamilk hiện đang sở hữu năng lực sản xuất và cung ứng vô cùng lớn. Từ nhiều năm trước Vinamilk đã đi theo định hướng chuẩn quốc tế, cho trang trại, nhà máy và ở tất cả các khâu liên quan đến chất lượng sản phẩm. Đơn cử năm 2007, chúng tôi có trang trại đạt chuẩn Global G.A.P đầu tiên, hay vào năm 2017 Vinamilk mở trang trại Organic châu Âu đầu tiên của Việt Nam. Vinamilk cũng đã xây dựng hệ thống 13 trang trại bò sữa, 13 nhà máy trên cả nước đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất của thế giới… Song song, chúng tôi đầu tư cho hoạt động R&D, hợp tác với các nhà khoa học, viện nghiên cứu dinh dưỡng hàng đầu thế giới nhằm đưa ra những sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển toàn diện và phù hợp với khẩu vị và thể trạng của người Việt Nam.
Một lợi thế khác của chúng tôi là sự thấu hiểu người tiêu dùng Việt Nam với hơn 45 năm gắn bó, đây là một “tài sản vô giá” của Vinamilk.
- Dự báo của ông về nhu cầu của thị trường sữa trong thời gian tới là gì ?
- Tốc độ tăng trưởng của thị trường sữa những năm gần đây tuy có chững lại do một số yếu tố khách quan, nhưng sẽ phát triển bền vững trở lại. Thị trường sữa Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng khi tiêu thụ bình quân đầu người vẫn còn khoảng cách khá xa với các nước lân cận (23,2 kg mỗi người hàng năm so với 31,7 kg ở Thái Lan và 43,7 kg ở Hàn Quốc).
Mỗi năm vẫn có xấp xỉ một triệu trẻ em chào đời. Thêm vào đó, nhận thức về việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ ngày càng cao, đặc biệt ở lứa tuổi từ trung niên trở lên – đối tượng ổn định hơn về kinh tế cũng là một động lực tăng trưởng lớn cho ngành sữa.
Một xu hướng đang thịnh hành hiện nay là sự tiện lợi. Ngoài sự phát triển của các kênh mua sắm tiện lợi như siêu thị, trang bán hàng trực tuyến, định dạng sản phẩm cũng phải tiện lợi hơn cho người dùng. Ví dụ như việc tăng trưởng đột phá của sữa công thức pha sẵn dành cho trẻ nhỏ ngày càng lấn dần sữa bột công thức là một ví dụ điển hình cho xu hướng tiện lợi trong ngành sữa.
Sản phẩm sữa tươi Vinamilk Green Farm được ra mắt năm 2021. Ảnh: Vinamilk
Một góc nhìn khác vào thế hệ trẻ (Gen Z), đối tượng đang quyết định xu hướng tiêu dùng tương lai với đặc điểm được giáo dục bài bản, đề cao lối sống xanh, tích cực tương tác xã hội trên các nền tảng công nghệ cao… Phục vụ đối tượng này đòi hỏi doanh nghiệp ngành sữa phải năng động, tinh tế và chân thành hơn khi đưa ra thị trường các giải pháp dinh dưỡng thật sự tốt cho sức khoẻ, nguồn gốc từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường và có những hoạt động truyền thông mang tính tương tác cao.
Giới chuyên gia đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế của Việt Nam
Trang Asian Investor đăng bài viết đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế của Việt Nam.
Bài viết dẫn ý kiến của các chuyên gia cho biết nhờ quá trình công nghiệp hóa tốc độ cao và tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh, Việt Nam sẵn sàng vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 và từng bước trở thành điểm đến được quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Hàng hóa được thông qua Cảng quốc tế Hải Phòng. Ảnh minh họa: An Đăng/TTXVN
Theo bài viết được đăng tải ngày 14/3, đánh giá lạc quan được đưa ra dựa trên nền tảng kinh tế vững chắc nhờ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng ổn định, trung bình 6% mỗi năm cho đến năm 2019. Bất chấp những thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra trong hai năm qua và các mối đe dọa mới từ cuộc khủng hoảng và lạm phát ở Ukraine, các chuyên gia vẫn tin tưởng triển vọng là tích cực. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% vào năm 2022, trong khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra con số cao hơn là 6,6%, so với mức tăng trưởng 2,6% của năm 2021.
Ông Jason Ng, Giám đốc điều hành VCG Partners (công ty con tại Singapore của VinaCapital, một trong những công ty quản lý đầu tư hàng đầu tại Việt Nam), dự báo GDP của Việt Nam tăng hơn 7% trong năm nay với các yếu tố gồm sự phục hồi của tiêu dùng, khả năng mở cửa trở lại hoàn toàn để đón khách du lịch nước ngoài và gói kích cầu trị giá 15,3 tỷ USD vừa được thông qua vào tháng 1/2022 để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng đại dịch.
Bài viết nhấn mạnh một trong những động lực kinh tế quan trọng là công nghiệp hóa với sự hỗ trợ của các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). FDI không sụt giảm nhiều dù bị ảnh hưởng của đại dịch. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), khoảng 15,8 tỷ USD vốn nước ngoài đã đổ vào Việt Nam trong năm 2020, giảm nhẹ so với 16,1 tỷ USD của năm 2019. Con số chính thức cho năm 2021 dự kiến duy trì ở mức này do sức hấp dẫn của lao động giá rẻ, lực lượng lao động trẻ và có trình độ của Việt Nam, đồng tiền ổn định và các ưu đãi cho doanh nghiệp. Bài viết lưu ý Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN, giúp Việt Nam nâng cao vị thế như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu.
Cũng theo bài viết, một động lực chính khác là tiêu dùng gia tăng trong nước. Đầu tư nước ngoài gia tăng trong những năm gần đây đã tạo ra việc làm và tầng lớp trung lưu đông đảo cũng như "nuôi dưỡng" nhiều chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương trở thành nhà cung cấp cho các nhà sản xuất lớn. Sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu - những người kiếm được 700 USD/tháng - sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Ông Jason Ng cho biết tầng lớp trung lưu trẻ tuổi hiểu biết về kỹ thuật số, do vậy thương mại điện tử và các lĩnh vực phân phối cũng như logistics dự kiến được hưởng lợi. Dịch vụ tài chính, bất động sản nhà ở, công nghệ kỹ thuật số và các sản phẩm "xanh" là những cơ hội đầu tư tiềm năng.
Tuy nhiên, ông Jason Ng nêu nhận định rủi ro lớn nhất hiện nay đối với các nhà đầu tư nước ngoài là lạm phát bùng phát trở lại và đồng Việt Nam có thể mất giá so với USD. Mặc dù vậy, theo ông, với dự trữ ngoại hối hơn 100 tỷ USD và thặng dư thương mại tốt, Việt Nam vẫn có thể trụ vững.
"Không được để thiếu xăng dầu phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân" Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Công thương cần chủ động hơn trong điều hành, tuyệt đối không được để thiếu xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Chiều nay, 8/2, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước. Báo...