Giám đốc điều hành COVAX Aurélia Nguyễn: Việt Nam sẽ sớm nhận thêm nhiều vắc xin
Giữ cương vị điều hành COVAX – cơ chế giúp đảm bảo việc tiếp cận vắc xin COVID-19 công bằng trên thế giới, những ngày này bà Aurélia Nguyễn luôn tất bật với rất nhiều trách nhiệm.
Bà Aurélia Nguyen tại cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều 20-9 – Ảnh: Chinhphu.vn
Trả lời riêng Tuổi Trẻ , bà Aurélia Nguyễn – giám đốc điều hành Chương trình COVAX – chia sẻ về những thách thức mà COVAX phải đối mặt trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu cuối năm nay có thể phân phối đủ lượng vắc xin COVID-19 để bảo vệ cho ít nhất 20% dân số tại 91 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Làm việc khẩn trương với đội ngũ tuyệt vời
* Là giám đốc điều hành Chương trình COVAX, chúng tôi hiểu bà chịu trách nhiệm về nhiều vấn đề liên quan vắc xin COVID-19. Nhưng theo bà, đâu là trách nhiệm khó khăn nhất?
- Vâng, đúng là có nhiều thách thức. Chúng tôi phải làm việc rất khẩn trương, trong khi vẫn phải duy trì liên lạc chặt chẽ với các nước và đối tác để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của họ.
Mỗi ngày tôi vui vì được bắt tay vào việc với một đội ngũ tuyệt vời – những người đều hết lòng vì mục tiêu mang lại cơ hội tiếp cận toàn cầu, bình đẳng với vắc xin COVID-19.
Đã rất nhiều đêm chúng tôi làm việc đến khuya, cố gắng tìm ra giải pháp để có thể hiện thực hóa tầm nhìn của mình. Dù thế nào, tôi vẫn nỗ lực hết sức và thấy được truyền cảm hứng từ công việc chúng tôi đang làm.
Bà Aurélia Nguyễn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2021 do tạp chí Time bình chọn – Ảnh: TIME
* COVAX đã phân phối được hàng trăm triệu liều vắc xin COVID-19 tới hơn 140 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhưng chừng đó vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu của COVAX là phân phối được ít nhất 2 tỉ liều trước cuối năm nay. Xin bà chia sẻ thêm về những khó khăn COVAX gặp phải trong nỗ lực đạt mục tiêu đó và đâu là trở ngại lớn nhất?
- Tính tới hôm 28-9, chúng tôi đã phân bổ được hơn 300 triệu liều vắc xin tới 142 nước trên thế giới. Chúng tôi chứng minh được rằng cơ chế của mình đã phát huy tác dụng ở một mức độ nhất định, tuy nhiên, rõ ràng còn cần thêm rất nhiều liều vắc xin nữa để thế giới có thể chấm dứt giai đoạn nguy cấp của đại dịch.
Video đang HOT
Có một số lý do khiến vẫn chưa có đủ số liều vắc xin cho các nước thu nhập thấp, một trong số đó là vào thời điểm COVAX có thể bắt đầu gây quỹ trong năm 2020, hầu hết nguồn cung vắc xin COVID-19 của năm 2021 đã bị chính phủ các nước giàu đặt mua hết.
Chúng tôi cũng đã phải đối mặt với những thách thức khác, chẳng hạn lệnh cấm xuất khẩu vắc xin của Ấn Độ, một việc đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn cung vắc xin ban đầu cho chúng tôi.
Tới nay việc sản xuất vắc xin toàn cầu đã tăng lên đáng kể, số các loại vắc xin an toàn và hiệu quả có thể sử dụng cũng đã tăng thêm, do đó việc COVAX có thể nhận được số liều vắc xin cần để phân phối theo mục tiêu của cơ chế là rất thiết yếu.
Dữ liệu: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 – Tổng hợp: X.MAI – Đồ họa: N.K.
Mở cửa trở lại để hợp tác chống dịch
* Theo bà, bên cạnh việc nhận sự hỗ trợ từ Cơ chế COVAX, Việt Nam nên áp dụng những biện pháp nào khác để có thể nhận đủ lượng vắc xin COVID-19 cần thiết phục vụ chương trình tiêm chủng đại trà?
- Ngay lúc này, chúng tôi cần sự ủng hộ của mọi chính phủ để đảm bảo chúng tôi có thể tiếp cận được số vắc xin đã đặt mua từ các nhà sản xuất. Các nước tham gia Cơ chế COVAX có thể giúp chúng tôi bằng cách ủng hộ để COVAX được ưu tiên trong thứ tự được đáp ứng nguồn cung vắc xin.
Các nước cũng có thể hỗ trợ bằng cách làm mọi điều có thể để đảm bảo việc phân phối vắc xin được thành công. Là một thành viên trong cơ chế Cam kết thị trường mở tiên tiến COVAX, hay AMC, Việt Nam cũng như các nước khác sẽ sớm nhận được thêm nhiều vắc xin COVID-19.
COVAX có thể giúp đỡ điều này, trong khi các tổ chức khác như các ngân hàng phát triển đa phương như Ngân hàng Thế giới giúp các nước tiếp cận các nguồn vốn vay.
* Cùng với vắc xin, từ kinh nghiệm của mình, bà có lời khuyên nào với Việt Nam về chiến lược chuẩn bị các loại thuốc điều trị COVID-19?
- Vắc xin là công cụ mạnh mẽ, nhưng chúng ta cũng không thể xem nhẹ vai trò quan trọng của chẩn đoán và điều trị, những giải pháp có thể giúp kiểm soát đại dịch.
COVAX là một phần của Chương trình ACT (Access to COVID-19 Tools) Accelerator (nền tảng hợp tác đa phương nhằm phát triển nhanh, sản xuất và phân chia công bằng vắc xin ngừa COVID-19, các thuốc điều trị và thiết bị chẩn đoán COVID-19 trên toàn thế giới – PV). Đây là một chương trình hợp tác để sao cho có được những chiến lược tối ưu cho cả ba giải pháp có quan hệ qua lại với nhau đó, tức vắc xin, thuốc điều trị và thiết bị chẩn đoán COVID-19.
Cùng với điều này, chúng ta hiểu rằng bên cạnh vắc xin cứu người thì các biện pháp như giãn cách xã hội, tránh các khu vực đông người, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, đúng cách sẽ là những điều thiết yếu để hạn chế sự lây lan của virus gây bệnh. Nếu cả ba biện pháp này được tuân thủ, chúng ta sẽ được trang bị tốt để đối phó đại dịch.
Bà Aurélia Nguyen – Ảnh: Gavi/Tony Noel
* Là giám đốc điều hành Cơ chế COVAX, đâu là những điều trong khả năng và quyền hạn của bà có thể hỗ trợ Việt Nam về vấn đề vắc xin COVID-19?
- COVAX được thành lập để hỗ trợ tất cả các thành viên tham gia AMC, trong đó có Việt Nam và đảm bảo để vắc xin đến được với những người cần nó nhất. Mặc dù chúng tôi đã đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung, chúng tôi tin sẽ có đủ lượng vắc xin sẵn sàng trước cuối năm nay để bảo vệ ít nhất 20% dân số tại 91 quốc gia tham gia AMC và tới cuối tháng 3-2022 sẽ có đủ để bảo vệ gần 40% dân số này.
* Từ quan điểm của mình, bà cho rằng chiến lược ứng phó đợt bùng dịch COVID-19 thứ 4 của Việt Nam đã hợp lý chưa?
- Thật tuyệt vời khi thấy Việt Nam đang ưu tiên tiêm chủng và đã đạt được các mức độ phủ vắc xin cao vì như chúng ta đều biết, trong vấn đề bảo vệ mọi người trước virus, không ai an toàn cho tới khi tất cả an toàn.
Điều này cũng có nghĩa mọi quốc gia, trong đó có những nước đang tiến nhanh hơn trong các chiến lược tiêm chủng của họ, vẫn luôn cần thận trọng và sẵn sàng áp dụng mọi biện pháp y tế cộng đồng cần thiết để ngăn chặn virus lây lan.
Cách duy nhất giúp chúng ta có thể đánh bại virus này về lâu dài và cho phép các xã hội cũng như các nền kinh tế có thể mở cửa trở lại là hợp tác với nhau chống dịch.
Cha tôi sinh tại Việt Nam
“Cha tôi sinh ra ở TP.HCM, Việt Nam. Ông có rất nhiều ký ức thân thương thời thơ ấu nơi quê nhà và đã truyền lại những điều đó cho tôi khi trưởng thành. Ở độ tuổi 20, lần đầu tiên tôi có cơ hội về thăm Việt Nam và tìm về những kỷ niệm năm tháng tuổi thơ của cha, gặp gỡ bà con họ hàng và viếng mộ tổ tiên.
Đó là chuyến thăm thật nhiều cảm xúc đã kết nối tôi sâu sắc với đất nước nguồn cội của mình. Tôi đã thấy tất cả những gì từng được cha và ông bà nội kể cho nghe một cách sống động: vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, những món ăn ngon, sự hào phóng tuyệt vời và cả khiếu hài hước rất đặc biệt của mọi người” – bà Aurélia Nguyen chia sẻ về mối liên hệ đặc biệt của bà với Việt Nam.
1 trong số 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới 2021
Theo thông tin trên trang web của Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI), tháng 10-2020 bà Aurélia Nguyễn được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành của Cơ chế COVAX.
Trước khi gia nhập GAVI, trong các năm từ 1999 – 2010, bà Aurélia giữ nhiều vị trí khác nhau tại Hãng dược GlaxoSmithKline (GSK, Anh). Đây cũng là nơi bà phụ trách việc phát triển các chính sách của GSK về tiếp cận thuốc, vắc xin tại các nước đang phát triển. Bà cũng là người đảm nhiệm hoạt động nghiên cứu về các chính sách thuốc generic cho Tổ chức Y tế thế giới.
Bà Aurélia là một kế toán viên, có bằng thạc sĩ về chính sách y tế, kế hoạch và tài chính tại Trường Vệ sinh và y học nhiệt đới London và Trường Kinh tế London của Anh.
Bà Aurélia được tạp chí TIME vinh danh trong danh sách TIME100 Next năm 2021 gồm 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2021 theo bình chọn công bố ngày 17-2 năm nay.
Quận Tân Bình đạt tất cả tiêu chí kiểm soát dịch COVID-19
Quận Tân Bình là địa phương tiếp theo của TP.HCM đạt 6/6 tiêu chí theo quyết định số 3979 của Bộ Y tế.
Quận Tân Bình tổ chức khám sàng lọc, tiêm vắc xin COVID-19 tận nhà người dân - Ảnh: KIM ÚT
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận Tân Bình vừa có báo cáo UBND TP.HCM về kết quả xét nghiệm tầm soát trên địa bàn quận từ ngày 22-9 đến ngày 27-9.
Theo đó, trong thời gian trên, quận Tân Bình đã thực hiện 3 đợt xét nghiệm với gần 285.000 mẫu, có 501 ca dương tính. Tỉ lệ mẫu dương tính đợt 1 là 0,3%, đợt 2 là 0,08% và đợt 3 là 0,05%.
Về kết quả kiểm soát dịch, quận Tân Bình cơ bản đã đạt 6/6 tiêu chí.
Cụ thể, về số ca mắc mới, từ ngày 25-8 đến ngày 31-8 có 4.200 ca; từ 1-9 đến 7-9 có 3.225 ca; từ 8-9 đến 14-9 có 2.623 ca; từ 15-9 đến 21-9 có 2.035 ca; từ 22-9 đến 28-9 có 601 ca. Như vậy, tuần qua số ca mắc mới của quận giảm so với 2 tuần liền kề trước đó và đã giảm 85% so với tuần cao nhất.
Trong 5 tuần qua, tỉ lệ mẫu dương tính tại cộng đồng giảm liên tục, từ 3,3% xuống 0,2%. Đồng thời, quận Tân Bình không ghi nhận thêm chuỗi, chùm ca bệnh mới xuất hiện trong vòng 7 ngày.
Tổ dân phố ở mức độ nguy cơ rất cao đã giảm 77%, mức độ nguy cơ cao giảm 56%, tổ dân phố mức độ nguy cơ giảm 33%.
Ngoài ra, theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận Tân Bình, 70% số người trên 18 tuổi của quận Tân Bình đã được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin.
Với kết quả này, quận Tân Bình đạt được 6/6 tiêu chí kiểm soát dịch theo quy định của Bộ Y tế.
Giám đốc Sở Y tế Nghệ An thông tin về ca tử vong sau tiêm vắc xin Moderna Người đàn ông 82 tuổi ở huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) sau khi tiêm vắc xin Moderna mũi 1 bị tai biến, chảy máu não được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong. Sáng nay 21/9, trao đổi với VietNamNet , ông Dương Đình Chỉnh - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nghệ An, cho biết, Sở đã chỉ đạo Trung tâm...