Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo điều tra vụ nhập thiết bị y tế kém chất lượng
Ngày 30-7, thiếu tướng Nguyễn Đức Chung – giám đốc Công an TP Hà Nội – cho biết cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra vụ việc thiết bị y tế “dỏm” được nhập khẩu và sử dụng tại một số bệnh viện ở Hà Nội.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung khẳng định một số đơn vị làm giả giấy tờ để nhập khẩu những trang thiết bị “cấm nhập khẩu” vào Việt Nam.
Nhập khẩu khi chưa có giấy phép
Gói thầu số 4 “ Mua sắm trang thiết bị hồi sức và xét nghiệm” thuộc dự án đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho Bệnh viện Sơn Tây, Bệnh viện Đa khoa Vân Đình và các bệnh viện huyện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Gói thầu này có giá trị khoảng 30 tỉ đồng, trang bị cho 10 bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Hà Tây cũ. Đơn vị trúng thầu là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản (trụ sở tại Hà Nội), đơn vị tư vấn giám sát lắp đặt là Viện Trang thiết bị và công trình y tế.
Bệnh viện Đa khoa Vân Đình là một trong sáu bệnh viện tuyến huyện được cấp máy xét nghiệm sinh hóa Greiner GA240. Trong vòng hai năm qua, chiếc máy này phải sửa tới 35 lần – Ảnh: Nguyễn Khánh
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho hay cơ quan này đề nghị chuyển vụ việc qua công an để điều tra. Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, nói UBND TP đã giao Sở Y tế trực tiếp vào cuộc thanh tra. “Trước mắt chúng tôi giao cho thanh tra ngành thực hiện việc kiểm tra, thanh tra làm rõ vấn đề. Tùy theo mức độ, nếu Sở Y tế báo cáo có vi phạm lớn vượt ngoài thẩm quyền của sở xử lý, hoặc vượt ngoài thẩm quyền thanh tra của sở, khi đó UBND TP sẽ giao thanh tra TP vào cuộc” – bà Ngọc cho hay.
X.LONG
Theo tìm hiểu, trong số các trang thiết bị được Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản cung cấp có sáu máy phân tích sinh hóa tự động trả trên 180 kết quả/giờ (model GA240, hãng sản xuất Greiner Diagnostic GbmH của Đức) có giá trúng thầu 648 triệu đồng/máy. Lô hàng này do Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản mua lại từ công ty khác, đơn vị nhập khẩu là Công ty TNHH Bình Mai (trụ sở tại Hà Nội). Ngày 1-6-2010, Công ty Bình Mai mở tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, nhập khẩu lô hàng gồm sáu chiếc máy trên với giá nhập khẩu tổng cộng 2,147 tỉ đồng (tương đương gần 360 triệu đồng/chiếc).
Video đang HOT
Sau khi nhập khẩu máy Greiner GA240 vào VN, Công ty TNHH Bình Mai bán cho Công ty Tâm Long (trụ sở ở Hà Nội), Tâm Long lại bán cho Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản, đơn vị trúng thầu gói thầu số 4. Chính việc mua bán lòng vòng này khiến giá trúng thầu đội lên đến 648 triệu đồng/chiếc, gần gấp đôi giá nhập khẩu trên giấy tờ.
Theo quy định của Bộ Y tế, mặt hàng nhập khẩu thiết bị y tế này phải được bộ cấp giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, đến ngày 2-8-2010, Bộ Y tế mới cấp giấy phép 5087 (do bà Nguyễn Thị Kim Tiến, khi đó là thứ trưởng, ký) cho phép nhập khẩu các thiết bị mới 100%. Như vậy, từ trước đó hai tháng, Công ty Bình Mai đã nhập khẩu lô hàng thiết bị y tế khi chưa được cấp giấy phép và lô máy này được trang bị cho tất cả bệnh viện được thụ hưởng dự án.
Đáng chú ý, trong hồ sơ hải quan của lô hàng nhập khẩu này xuất hiện một tờ giấy phép nhập khẩu cũng mang số 5087, vẫn do bà Nguyễn Thị Kim Tiến ký nhưng lại đề ngày cấp là 1-6-2010. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, việc xuất hiện hai tờ giấy phép mang cùng một số 5087 mà chỉ khác ngày cấp cho thấy có dấu hiệu làm giả tài liệu của cơ quan nhà nước.
“Mông má” thiết bị cũ?
Theo báo cáo của một số bệnh viện được thụ hưởng dự án của Sở Y tế Hà Nội, phần lớn máy xét nghiệm sinh hóa sau khi trang bị được khoảng hai năm đều xảy ra hỏng hóc. Công bố của Sở Y tế Hà Nội cho thấy qua kiểm tra sơ bộ tại Bệnh viện Đa khoa Thường Tín và Hoài Đức, các máy này đều có một phần ruột là thiết bị Trung Quốc, thậm chí cả của Việt Nam.
Theo tìm hiểu, Hãng Greiner của Đức không sản xuất thiết bị nào mang model GA240. Chiếc máy xét nghiệm sinh hóa Greiner GA240 có dấu hiệu được sản xuất từ Trung Quốc. Một số chuyên gia về thiết bị y tế cho rằng chiếc máy này được “phù phép” từ nước ngoài, đóng nhãn mác của nhà sản xuất Greiner và đưa về Việt Nam, nhập khẩu dưới dạng máy mới 100%.
Theo Tổng cục Hải quan, trong thời gian từ cuối năm 2013 đến nay, Cục Chống buôn lậu phát hiện nhiều vụ việc nhập khẩu thiết bị y tế cũ, thuộc diện cấm nhập khẩu. Những thiết bị y tế này đều được “mông má” thành hàng mới nhằm qua mặt cơ quan chức năng quản lý xuất nhập khẩu. Điển hình, ngày 12-12-2013, Công ty TNHH ANNA (trụ sở tại đường Trần Duy Hưng, Hà Nội) mở tờ khai hải quan với nội dung nhập khẩu một máy sinh hóa tự động Hitachi 917 mới 100% xuất xứ từ Nhật Bản, mua từ Công ty Fameco của Pháp. Qua kiểm tra, cơ quan hải quan phát hiện chiếc máy này đã qua sử dụng và ở Nhật Bản ngừng sản xuất model này từ năm 2006.
Ngay với lô máy GA240 kể trên, cấu hình máy theo hợp đồng là trả được trên 180 kết quả/giờ, nhưng thực tế thì chỉ trả được 38 kết quả trong 2 giờ 30 phút. Ông Bùi Việt Hùng, trưởng phòng vật tư trang thiết bị (Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội), cho hay hệ thống máy xét nghiệm của Xanh Pôn cũng được đưa vào sử dụng năm 2010, cùng năm với các thiết bị xét nghiệm trong gói thầu số 4, nhưng đến nay chỉ phải bảo trì vì thỉnh thoảng “hắt hơi sổ mũi”, trong khi các máy xét nghiệm sinh hóa trong gói thầu số 4 đều không ổn định hoặc hỏng từ lâu.
Ngày 30-7, PV Tuổi Trẻ có đến Công ty TNHH Bình Mai và Công ty Tâm Long để tìm hiểu vụ việc nhưng không nhận được bất cứ câu trả lời nào. Một nguồn tin cho biết Công ty Tâm Long có cử người tới Bệnh viện Đa khoa Thường Tín để sửa chữa máy xét nghiệm Greiner GA240 bị hỏng. Ông Nguyễn Quốc Hưng, đại diện Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản, cho biết đang yêu cầu Công ty Tâm Long giải trình việc vỏ máy ghi xuất xứ Đức, ruột Trung Quốc.
Theo Vietbao
Diễn biến mới nhất vụ dân tố trung tá công an đạp phụ nữ ngã xe
Chiều 18.7, bà Hồ Công Ái Lan (Đà Nẵng) tiếp tục khẳng định không vu cáo trung tá công an, tái khẳng khẳng định bà bị công an đạp ngã xe.
Chiều 18.7, Thượng tá Trần Phước Hương, Chánh văn phòng Công an TP Đà Nẵng thông báo kết luận của Công an quận Liên Chiểu về vụ một phụ nữ tố cáo bị trung tá công an đạp ngã xe.
Theo đó, vào khoảng 6h20 ngày 16.7, xe ô-tô BKS 43S-7356 (chạy tuyến Đà Nẵng-Huế) của bà do bà Hồ Công Ái Lan (trú đường Phan Thanh, TP.Đà Nẵng) xuất phát từ Bến xe trung tâm Đà Nẵng ra Huế.
Khi xe ra đến cây xăng dầu Hòa Mỹ (trước bến xe), Trung tá Nguyễn Tuấn điều khiển xe mô-tô BKS 43B-701.74, chở sau Trung tá Võ Tỉnh (thuộc lực lượng Cảnh sát trật tự (PC64B), làm việc tại Trạm gác an ninh trật tự trước bến xe trung tâm) tiến hành làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát.
Lực lượng công an quận Liên Chiểu lập biên bản hiện trường, xác minh đây là vụ va chạm giao thông. Ảnh: Nguyễn Huy
Bà Lan từ phía cây xăng, điều khiển xe máy BKS 43S-7356 về phía xe tuần tra PC64B. Khi chạy gần sát, bà Lan nói: "Các ông làm gì mà trù dập xe tui, tui sẽ quay phim và gửi về Giám đốc Công an thành phố". Nghe vậy, Trung tá Tuấn điều khiển xe chạy vượt qua đầu xe ô-tô 43S-7356.
Bà Lan tiếp tục đuổi theo. Khi 2 xe cùng chạy song song, bà Lan tay phải điều khiển và tay trái sử dụng điện thoại di động hướng về Trung tá Tuấn để quay phim, đồng thời có lời qua tiếng lại.
Kết luận Công an quận Liên Chiểu cho thấy, khi đến trước số nhà 402 đường Tôn Đức Thắng (trước trụ sở công an phường Hòa Minh), Trung tá Tuấn điều khiển xe mô-tô di chuyển bất ngờ về bên trái, làm bà Lan thắng gấp, không làm chủ tay lái và tự ngã xuống đường. Sau khi bị ngã bà Lan đã to tiếng và vu khống Trung tá Tuấn ép và đạp xe bà làm bà ngã xuống đường.
Công an Liên Chiểu đang hoàn thiện hồ sơ để xử lý vụ va chạm giao thông trên theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, bà Lan tái khẳng định đây là hành vi đạp người ngã xe, và tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, cơ quan chức năng với nhiều bằng chứng mới. Ảnh: Nguyễn Huy
Chiều 18.7, bà Lan khẳng định vụ mình không vu khống cán bộ PC64B. Bà Lan cho rằng, xe ô tô của mình những tháng gần đây liên tục bị lực lượng cảnh sát trật tự "làm khó", theo kèm mỗi khi xe xuất bến khiến hành khách hoang mang nên dùng điện thoại di động để ghi hình làm bằng chứng và xảy ra sự việc bị đạp người trên.
Theo bà Lan, việc các tổ Cảnh sát trật tự "làm căng" xe bà thời gian qua xuất phát từ việc bà Lan làm đơn tố cáo việc xe bà phải thường xuyên chung chi cho lực lượng chức năng khi rời bến.
Bà Lan đang hoàn chỉnh đơn khiếu nại, bổ sung thêm các file ghi âm, video làm bằng chứng tố cáo nội dung trên gửi các cấp có thẩm quyền.
Theo Thượng tá Trần Phước Hương, nếu bà Lan không đồng ý với kết luận trên thì gửi đơn lên Giám đốc Công an thành phố. Giám đốc sẽ yêu cầu các phòng, ban chức năng kiểm tra, trả lời cho bà Lan.
Theo Dân Việt
Giám đốc Công an Hà Nội: Cái gì cũng làm giả được! Nếu nói làm thẻ căn cước để tránh giả giấy tờ chưa thuyết phục. Như giấy phép lái xe đầu tư công nghệ cả triệu đô cuối cùng vẫn có giấy giả. Trao đổi với PV, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội thừa nhận một thực trạng: cái gì cũng có thể làm giả được hết. Chính vì thế...