Giám đốc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai bị “tống tiền”
Theo cáo buộc, chị Trâm (Giám đốc chi nhánh VPĐKĐĐ Đồng Hỷ) và một cán bộ khác bị Nguyễn Thị Tin đe dọa, cưỡng đoạt tiền vì có sai sót khi thực hiện trích lục một thửa đất.
Dự kiến ngày 24/9, TAND huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, mở phiên tòa sơ thẩm vụ án Cưỡng đoạt tài sản, đưa ra xét xử bị cáo Nguyễn Thị Tin (52 tuổi, ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên).
Theo cáo trạng, tháng 2/2019, chị Vũ Thị Hường (32 tuổi, cán bộ chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phú Lương) tiếp nhận hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận mới đối với thửa đất của ông Phạm Văn Đoàn (57 tuổi).
Quá trình thực hiện trích lục bản đồ địa chính trên phần mềm, chị Hường sơ xuất không kiểm tra thực địa, dẫn đến thể hiện sai phần mương nước giáp thửa đất thành đường giao thông và trình chị Đào Thị Quỳnh Trâm (Giám đốc chi nhánh Phú Lương, sau này là Giám đốc chi nhánh huyện Đồng Hỷ) ký xác nhận.
Ngày 4/6/2020, vợ chồng ông Đoàn chuyển nhượng thửa đất cho Tin nhưng giấy tờ chuyển nhượng đứng tên anh Diệp Văn Mạnh (25 tuổi, người quen của Tin), để thế chấp vay vốn ngân hàng. Khi thẩm định hồ sơ, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Phú Lương không thực hiện đầy đủ theo quy định nên không phát hiện sai sót.
(Ảnh minh họa: H.L.).
Video đang HOT
Tháng 8/2023, Tin đến VPĐKĐĐ Phú Lương làm thủ tục chuyển nhượng thửa đất trên thì phát hiện có sự sai lệch giữa giấy chứng nhận và thực địa.
Đầu tháng 11/2023, cáo trạng cáo buộc Tin liên tục nhắn tin, gọi điện, trực tiếp đến chi nhánh VPĐKĐĐ Phú Lương và huyện Đồng Hỷ gặp chị Trâm và yêu cầu các cán bộ thực hiện việc thẩm định và duyệt hồ sơ chuyển nhượng.
Ban đầu, Tin đưa ra số tiền giải chấp ngân hàng với thửa đất là 1,27 tỷ đồng, do sai sót, giá trị chỉ còn 500 triệu đồng, nên bị can yêu cầu các cán bộ phải “bù” số chênh lệnh là 770 triệu đồng.
Tuy nhiên, chị Trâm không đồng ý. Ngày 14/11/2023, Tin đến nơi làm việc của chị Trâm, yêu cầu khắc phục mảnh đất theo đúng bản đồ trong sổ đỏ và tìm người mua lại với giá 1,1 tỷ đồng.
Nếu không được đáp ứng, Tin dọa sẽ gửi đơn đến Thanh tra tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh để tố cáo sai phạm. Tin cũng đe dọa sẽ công khai nội dung sai phạm lên mạng xã hội Facebook.
Sau đó, chị Trâm giới thiệu cho Tin anh Nguyễn Hồng Hà (49 tuổi) nhưng anh Hà chỉ trả 800 triệu đồng cho mảnh đất của Tin.
Vì vậy, từ ngày 14/11/2023 đến ngày 27/11/2023, Tin đe dọa, yêu cầu chị Trâm và chị Hương “khắc phục” 300 triệu đồng.
Ngày 27/11/2023, Tin yêu cầu chị Hường chuyển trước 70 triệu đồng để Tin trả nợ nhưng chị không thực hiện. Một ngày sau, Tin lại đe dọa và được chị Hường giải thích là vẫn lo sợ Tin làm đơn kiện nên đề nghị chuyển trước 50 triệu đồng.
Tin chấp nhận và đồng ý sẽ không kiện. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền, chị Hường lo ngại Tin không giữ lời hứa nên trình báo Công an huyện Phú Lương. Ngày 29/11/2023, Tin đến công an huyện nộp 50 triệu đồng.
Theo cáo trạng, quá trình điều tra, Nguyễn Thị Tin không thừa nhận hành vi cưỡng đoạt tài sản như cáo buộc.
Rút kinh nghiệm cách giải quyết vụ án có vi phạm tố tụng nghiêm trọng
Đất tranh chấp có ngôi chùa đang hoạt động tôn giáo hợp pháp nhưng tòa không đưa chùa, Giáo hội Phật giáo địa phương, Ban Tôn giáo...
vào tham gia tố tụng là vi phạm nghiêm trọng tố tụng.
Vừa qua, VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng ban hành thông báo rút kinh nghiệm cách giải quyết một vụ án khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Theo hồ sơ, năm 1997, hộ bà C được cấp giấy chứng nhận 1 thửa đất tại tỉnh K. Năm 2008, bà C lập di chúc với nội dung để lại phần đất thuộc quyền sử dụng của bà cho bà H. sau khi bà qua đời...
Sau khi bà C chết, ngày 24-4-2021, bà H lập văn bản nhận di sản thừa kế theo di chúc tại văn phòng công chứng. Ngày 4-5-2021, hồ sơ đăng ký biến động của bà H được nộp vào bộ phận tiếp nhận. Tuy nhiên sau đó, chi nhánh VPĐKĐĐ huyện C ban hành công văn trả lời trường hợp của bà H không đủ điều kiện thực hiện đăng ký biến động...
Bà H khởi kiện yêu cầu hủy công văn của Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện C, tỉnh K và buộc VPĐKĐĐ tỉnh K thực hiện chỉnh lý biến động quyền sử dụng đất từ bà C thừa kế sang bà H theo đúng quy định pháp luật.
Xử sơ thẩm tháng 9-2023, TAND tỉnh K chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của bà H. VPĐKĐĐ tỉnh K kháng cáo đề nghị bác yêu cầu khởi kiện của bà H, sửa bản án sơ thẩm.
Xử phúc thẩm tháng 5-2024, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng tuyên hủy án sơ thẩm để TAND tỉnh K để xét xử lại theo trình tự sơ thẩm.
VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng đã chỉ ra những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong việc giải quyết vụ án này. Đó là: Đất tranh chấp có chùa TL hoạt động tôn giáo hợp pháp từ năm 1978 đến nay nhưng quá trình giải quyết vụ án, tòa không đưa Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh K, Giáo hội Phật giáo huyện C, Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ tỉnh K, UBND huyện C, UBND tỉnh K và chùa TL vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
Cảnh giác với chiêu trò lừa bán đồ giả cổ Thời gian qua, trên địa bàn TP Pleiku (Gia Lai) xuất hiện nhóm đối tượng giả dạng là công nhân công trình vô tình đào được đồ cổ (đồ thờ cúng) nên giấu giếm đem bán với giá rẻ. Bằng những phương thức thủ đoạn tinh vi, các đối tượng câu kết, dàn dựng kịch bản 'kẻ tung, người hứng' để lừa bán...